Sách giáo khoa bộ Cánh Diều có nội dung gần gũi, học sinh dễ học, dễ hiểu, thầy dễ dạy
Đó là một trong những nguyên nhân để năm nay nhiều cơ sở giáo dục lại tiếp tục lựa chọn bộ sách này.
Cánh Diều là một trong 5 bộ sách giáo khoa lớp một được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng từ năm học 2020 – 2021. Thực hiện Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhiều sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh đã công bố kết quả lựa chọn.
Đây là bộ sách giáo khoa có 100% bản mẫu được các Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỉ lệ phiếu đồng thuận (Đạt) tuyệt đối. Điều đó chứng tỏ đội ngũ tác giả và của ba đơn vị hợp tác thực hiện biên soạn, xuất bản bộ SGK này đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chất lượng. Đây cũng là bộ sách giáo khoa duy nhất hiện nay đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ sách được biên soạn trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương “thực học, thực nghiệp” và bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với quan điểm biên soạn thống nhất, xuyên suốt: “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”. Tư tưởng cốt lõi đó của bộ sách sẽ giúp cho học sinh có điều kiện tốt hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhận định về bộ sách giáo khoa Cánh Diều, cô Hà Nguyệt (Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Phú, Tân Sơn, Phú Thọ) chia sẻ: “ Bộ sách Cánh Diều gần gũi với thầy trò, có những ưu việt về nội dung, trình bày và phương pháp sư phạm. Học sinh dễ học, dễ hiểu. Thầy dễ dạy”.
Đó là một trong những nguyên nhân để năm nay nhiều cơ sở giáo dục lại tiếp tục lựa chọn bộ sách.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên sách tiếng Việt của bộ sách Cánh diều cho biết, sách kế thừa nhiều của SGK tiếng Việt hiện hành, nên giáo viên cầm sách là có thể dạy ngay, thậm chí không cần tập huấn.
Video đang HOT
Còn GS-TSKH Đỗ Đức Thái – Tổng chủ biên chương trình môn Toán mới, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán – bộ Cánh diều cho hay, các bài học đều gắn với tình huống thực tế, chuyển từ dạy học sinh làm sang học sinh tự làm, để tìm ra được năng lực của bản thân.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
“Nhưng tác giả phải quan tâm đến việc làm sao để học sinh có thể biết và tự làm? Từ đó giúp học sinh tự mình khám phá, tự mình kiến tạo nên tri thức. Đặc biệt phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề của thực tiễn” – ông nhấn mạnh.
Ngoài các bộ sách đã được đưa vào giảng dạy, hiện nay, các bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 Cánh Diều cũng đã hoàn thành công tác dạy thực nghiệm để chỉnh lý, hoàn thiện tốt nhất sách giáo khoa.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD-ĐT chủ trương tăng cường nâng cao chất lượng bản mẫu sách giáo khoa. Các nhà xuất bản cần tiến hành thẩm định thấy phù hợp mới gửi bản mẫu sách giáo khoa lên Hội đồng quốc gia thẩm định. Bộ GD-ĐT cũng đồng hành trong việc đẩy mạnh dạy thực nghiệm tại các nhà trường. Bộ GD-ĐT chỉ đạo các sở GD-ĐT, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để công tác dạy thực nghiệm diễn ra hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra, từ đó, phản ánh trung thực, khách quan chất lượng và tính phù hợp của sách giáo khoa mới.
Năm nay, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản xây dựng kế hoạch thực nghiệm cụ thể, có tên bài, địa chỉ, thời gian, đối tượng các em học sinh ở từng khu vực, đồng thời bảo đảm về mẫu, điều kiện vùng miền, điều kiện về năng lực trình độ học sinh.
Các đoàn thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều đã được thành lập và triển khai kế hoạch thực nghiệm tại các địa phương như Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Bình, Đồng Nai, Hưng Yên.
Việc tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu của Bộ về dạng bài, số lượng tiết học, đối tượng tham gia và vùng miền cần tổ chức thực nghiệm.
Hòa Bình công bố danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6
Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa thông báo danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn từ năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trường học có cấp THCS tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới nhân dân, cán bộ, giáo viên và học sinh danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm học 2021-2022 để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng kế hoạch.
Trước đó, UBND tỉnh Hòa Bình vừa công bố danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm học 2021 - 2022.
Theo đó, trong danh mục được công bố, sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được lựa chọn nhiều nhất với 8/12 cuốn sách lớp 2, và 10/13 cuốn sách lớp 6. Bộ sách Cánh diều không được lựa chọn các môn học của lớp 2 mà chỉ có trong 2 môn Giáo dục Công dân và Công nghệ lớp 6.
Bà Đinh Thị Hường- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết: Để bảo đảm tiến độ, chất lượng nghiên cứu và lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã phối hợp với các nhà xuất bản giới thiệu bộ SGK lớp 2, lớp 6 đến các phòng GD&ĐT, đơn vị, nhà trường theo hình thức trực tuyến.
Sở yêu cầu các đơn vị, trường học phổ biến đến các tổ chuyên môn, giáo viên Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; các văn bản của UBND tỉnh về việc Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn; Quyết định về việc ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Sở GD&ĐT Hòa Bình cũng cung cấp các đường link để giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa (https://sachcanhdieu.com, http://taphuan.nxbgd.vn/trai-nghiem); link tài nguyên tải miễn phí dành cho giáo viên.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình, việc lựa chọn SGK đối với lớp 2, lớp 6 năm nay được thực hiện sớm, chủ động hơn việc lựa chọn SGK lớp 1 năm ngoái. Với sự chủ động thực hiện các quy trình, quy định về lựa chọn SGK, những đầu sách tốt nhất cho từng lớp, từng môn học/hoạt động giáo dục đã được lựa chọn để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục.
Danh mục sách giáo khoa lớp 2
Danh mục sách giáo khoa lớp 6
Viết sách vì học sinh Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết ngay sau tiết học thực nghiệm, GS. TSKH Đỗ Đức Thái- Tổng chủ biên bộ SGK Toán Cánh Diều cho rằng, trong vai trò là nhạc trưởng, nếu để ông trực tiếp đứng lớp tiết học này, kết quả có lẽ cũng không thể tốt hơn được. GS. TSKH Đỗ Đức Thái. Theo ông...