S1000 thêm một lần chết?
Italia đã quyết định tạm dừng dự án hợp tác chế tạo tàu ngầm S1000 với Nga.
Italia đã đình hoãn việc hợp tác với Nga phát triển tàu ngầm diesel-điện tiên tiến S1000, ông Igor Vilnit – Tổng giám đốc Viện thiết kế Rubin ở St. Petersburg cho biết.
Theo ông Vilnit, vào nửa đầu năm 2014 lẽ ra đã phải diễn ra phiên họp của nhóm công tác Nga – Italia về dự án S1000, nhưng nó đã bị hoãn vô thời hạn theo yêu cầu của phía Italia.
Đồ họa tàu ngầm S1000
Ông Vilnit nói rằng, việc dự án bị đình hoãn “do tình hình chính trị đã biết”. Mùa thu 2014 sẽ diễn ra phiên họp tiếp theo của ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Italia. Nếu như phiên họp này không bị hoãn thì đó sẽ là dấu hiệu cho thấy “tình hình đang trở lại dòng chảy bình thường và chúng tôi sẽ vui mừng tiếp tục hợp tác với đối tác Italia”.
Video đang HOT
Dự án S1000 bị đình hoãn lần này đã là lần thứ hai. Lần đầu tiên, dự án bị đình chỉ vào năm 2008 khi hai bên không tìm được đủ kinh phí tiến hành. Năm 2012, việc phát triển S1000 được nối lại. Các tàu ngầm diesel-điện S1000 được thiết kế hoàn toàn phục vụ mục đích xuất khẩu và hải quân Nga lẫn Italia đều không có ý định đưa tàu ngầm này vào trang bị.
Theo Vietnam Defence
TQ chế tạo một loạt tàu ngầm tấn công thế hệ mới
Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có số lượng lớn nhưng tính năng lại không ưu việt như tàu ngầm Kilo.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang rất căng thẳng và Nhật Bản vừa mới thay đổi cách giải thích hiến pháp để có thể đưa quân ra nước ngoài thực hiện quyền phòng vệ tập thể, các quan sát viên quốc tế nhận thấy quân đội Trung Quốc đang tăng cường đầu tư cho các loại tàu ngầm hiện đại, trong đó có cả tàu ngầm tấn công sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Chuyên gia phân tích quân sự kỳ cựu Rick Fisher cho biết động thái trên của Trung Quốc được thể hiện qua việc Bắc Kinh khoe khoang về cái mà họ gọi là tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ tiếp theo.
Trong một báo cáo do Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế Mỹ xuất bản, ông Fisher cho hay: "Một loạt mô hình tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới đang được trưng bày tại Học viện Tàu ngầm của hải quân Trung Quốc ở Thanh Đảo."
Mô hình tàu ngầm được trưng bày tại Học viện Tàu ngầm Trung Quốc
Chuyên gia này nhận định: "Những mô hình này có thể chỉ để khích lệ tinh thần của các học viên, tuy nhiên nó chứng tỏ một điều rằng hải quân Trung Quốc đang mạnh tay đầu tư cho tàu ngầm thế hệ mới, và họ có thể cũng đang úp mở về một lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công mới."
Những bức hình về các mô hình tàu ngầm trên xuất hiện lần đầu tiên tại một hội thảo hải quân Trung Quốc hồi tháng Tư, và ông Fisher nhấn mạnh rằng Trung Quốc thường sử dụng những bức ảnh đó để biến các loại vũ khí mới thành một thông điệp chính trị gửi tới trong và ngoài nước.
Mô hình này có thể là hình ảnh đầu tiên của tàu ngầm tấn công lớp Type-095, loại tàu ngầm hạt nhân tấn công thứ hai mà Trung Quốc chế tạo sau lớp Type-093 đầu tiên.
Ngoài tàu ngầm tấn công, Trung Quốc cũng đang chế tạo hai loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới là Type-094 và Type-096.
Trung Quốc đang chế tạo nhiều tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới
Trong báo cáo thường niên mới được công bố gần đây, Lầu Năm Góc Mỹ cho biết quân đội Trung Quốc hiện đang triển khai 2 tàu ngầm Type-093 và 4 tàu ngầm Type-093 cải tiến sẽ được đưa vào phục vụ trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, ông Fisher dẫn lời các nguồn tin quân sự ở châu Á cho biết đến năm 2020, Trung Quốc có thể triển khai thêm 6 tàu ngầm Type-093 và 2 tàu Type-095 mới.
Mặc dù sở hữu một hạm đội tàu ngầm đông đảo, song các chuyên gia quân sự cho biết tàu ngầm do Trung Quốc tự chế có độ ồn rất lớn. Khi hoạt động, chúng giống như đang "khua chiêng gõ mõ" dưới biển và dễ dàng bị các loại tàu ngầm hiện đại của Mỹ hoặc Nhật Bản phát hiện ra. Nếu xét về độ ồn và khả năng cơ động, tàu ngầm Trung Quốc không thể nào sánh được với những tàu ngầm Kilo có biệt danh "hố đen đại dương" mà Việt Nam vừa mới mua của Nga.
Theo Khampha
Hồ sơ 6 tàu ngầm Việt Nam Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga từ năm 2009, và những "hố đen trong đại dương" dần được hình thành kể từ đó. Hợp đồng đóng 6 chiếc tàu ngầm trị giá 2 tỷ USD được công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Nga, ký kết trong chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...