Rụng tóc sau sinh do đâu, bao lâu thì hết
Sự thay đổi nội tiết, thiếu dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh. Vậy rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết, cách khắc phục thế nào?
Rụng tóc là bệnh gì?
Rụng tóc được chia làm 2 loại: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo.
- Rụng tóc có sẹo là tình trạng rụng tóc vĩnh viễn, rụng tóc kèm theo sự mất đi tế bào gốc của nang tóc. Do đó với trường hợp rụng tóc có sẹo, rất khó để tóc mọc lại. Các bệnh lý gây ra rụng tóc có sẹo là :
Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Bệnh lichen phẳng ở nang lông
Viêm nang tóc hoại tử do nấm hoặc vi khuẩn
Hoặc một số bệnh lý phức tạp khác- Rụng tóc không sẹo là tình trạng rụng tóc mà nang tóc không bị tổn thương vĩnh viễn nên có khả năng mọc lại được do tự phát hoặc do được điều trị. Các bệnh lý gây ra rụng tóc không sẹo là:
- Rụng tóc kiểu hói hay rụng tóc do hormone androgen gây ra gặp cả ở nam và nữ.
- Rụng tóc mảng, rụng từng vùng do cơ chế miễn dịch
- Rụng tóc do tật nhổ tóc, người bệnh có thói quen nhổ tóc, kéo tóc làm tóc rụng thành từng mảng không đều.
- Rụng tóc sau stress: sau sốt, sau sinh, sau điều trị hóa chất, do nhiễm độc (sau điều trị hóa chất) hoặc dùng một số loại thuốc.
Video đang HOT
Rụng tóc có di truyền hay không? Đối với tình trạng rụng tóc do nội tiết tố là có di truyền.
Tình trạng tóc rụng sau sinh có thể tự hết sau 6-12 tháng.
Rụng tóc sau sinh do đâu?
Rụng tóc sau sinh được xếp vào loại rụng tóc không sẹo nên hoàn toàn có thể phục hồi được. Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh chính là suy giảm đột ngột hormone estrogen làm cho nang tóc bị chuyển đột ngột sang giai đoạn nghỉ ngơi dẫn đến tóc rụng hàng loạt.
Đồng thời trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú, người mẹ phải dồn một lượng lớn vi chất để nuôi em bé cũng như mất máu trong quá trình sinh. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các vi chất như sắt, kẽm, axit béo thiết yếu, vitamin, selen…Từ đó dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều.
Bên cạnh đó, việc sinh nở là biến cố lớn trong cuộc đời người phụ nữ. Do vậy cũng có thể dẫn đến stress, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng.
Rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết
Rụng tóc sau sinh thường gặp ở các bà mẹ sau khi sinh từ 3-4 tháng. Việc rụng tóc sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy bà mẹ đang thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc căng thẳng, stress. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
Tình trạng này là tạm thời và tóc sẽ mọc trở lại sau 6-12 tháng. Nếu tình trạng tóc rụng kéo dài trên 12 tháng phụ nữ cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Việc rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như nguyên nhân. Với trường hợp do thiếu vi chất hoặc chất dinh dưỡng, việc bổ sung dinh dưỡng có thể khiến tình trạng giảm dần. Nếu trường hợp rụng tóc do stress, căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố, việc cải thiện tình trạng tóc rụng cần nhiều thời gian hơn.
Căng thẳng, stress có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.
Để khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh, phụ nữ cần tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số phương pháp như:
- Bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Phụ nữ ngay từ khi mang thai có thể bổ sung các vitamin theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bị thiếu hụt dưỡng chất sau sinh.
- Không tác động hóa chất lên tóc, nhiệt độ quá cao để sấy/gội khiến tóc rụng nhiều hơn.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái. Việc căng thẳng, stress hay lo lắng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.
Vì sao mới 18, đôi mươi đã hói?
Sốt ruột với mái đầu lơ thơ tóc, rụng cả nắm ở hai bên trán, đỉnh đầu, nam thanh niên 18 tuổi ở Hà Nội quyết tâm đi khám mong cứu vãn tình trạng hói.
Anh cho biết 1 năm trước đầu có nhiều gầu, tóc khô mảnh, dễ gãy hoặc bóng mỡ, bết. Tóc rụng 2 bên thái dương, lan tới 2 góc trán, lên đỉnh đầu. Tóc rụng thưa dần, sau thành mảng hói, trong khi tóc vùng chẩm (gáy), 2 bên thành đầu lại mọc dài ra.
"Mỗi lần vuốt nhẹ hay gội đầu, tóc rụng tơi tả nên tôi rất sốt ruột", anh cho biết bố anh cũng bị hói nhưng tuổi 50 mới bị. Vì thế việc bị hói khi mới qua tuổi dậy thì khiến anh rất lo lắng.
Vì sao nhiều người trẻ xuất hiện hói sớm?
Theo TS.BS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hói là một thể rụng tóc do di truyền và nội tiết, làm tăng hoạt động và tăng số lượng thụ thể của hormone androgen (nội tiết tố sinh dục nam). Người bị hói thường có tiền sử gia đình có người hói.
Mỗi tuần, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận hàng trăm người đến khám vì rụng tóc, hói đầu. Nhiều người trẻ tuổi (khoảng 18 - 30 tuổi) đã xuất hiện tình trạng rụng tóc kiểu hói.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu của rụng tóc kiểu hói ở nam giới có thể xuất hiện từ thời kỳ thanh thiếu niên (14-15 tuổi). Đến 20-25 tuổi, khi hệ nội tiết tố sinh dục nam đạt ngưỡng cao nhất, đàn ông sẽ có các biểu hiện mạnh hơn của rụng tóc, hói đầu.
"Ở giai đoạn dậy thì, các tuyến nội tiết sinh dục tăng cường hoạt động, hormone thuộc nhóm androgen được sản xuất nhiều hơn. Với những người có gene gây hói, hormone càng hoạt động mạnh, làm cho tình trạng rụng tóc xuất hiện nhiều, sớm hơn", BS Huyền cho hay.
Soi nang tóc cho bệnh nhân khám rụng tóc ở Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Võ Thu
Người rụng tóc kiểu hói khi ở giai đoạn này thường kèm theo da nhờn, bóng, nhiều mụn. Nhiều trường hợp, lượng hormone androgen trong máu bình thường nhưng chính yếu tố gene làm nang tóc tăng nhạy cảm với hormone này nên bị teo nhỏ, mất tóc.
BS Huyền cho rằng cuộc sống hiện đại với nhiều stress, căng thẳng, thức khuya, không điều hoà được cảm xúc, tâm lý cá nhân có thể khiến tóc rụng, hói nhiều hơn và xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các bệnh lý toàn thân (sau các đợt sốt xuất huyết, sốt virus, giảm cân nhiều,...) cũng gây rụng tóc.
Mỗi người có mức độ hói và kiểu hói, có người hói nhiều ở vùng đỉnh đầu hoặc trán thái dương. Điểm chung là tóc rụng thưa mỏng đi từ từ, thường tạo thành chữ M ở phía trước, vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh. Nếu rụng tóc nhiều quá, da đầu chỉ còn lại một vành còn tóc ở hai bên và vùng chẩm.
Khó điều trị hói
Người Việt thường có quan niệm "cái răng, cái tóc là góc con người", vì thế khi bị rụng tóc, hói đầu, thường có xu hướng tìm cách điều trị. Ở mức độ nhẹ, họ tự mua các loại tinh dầu được quảng cáo kích thích mọc tóc; cao hơn là tiêm vi chất, vitamin hay cấy ghép tóc.
Bệnh viện Da liễu Trung ương từng ghi nhận nhiều người đến khám vì da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước... do viêm da tiếp xúc dị ứng với thành phần trong sản phẩm trị rụng tóc, hói đầu. Có những trường hợp tốn đến cả chục triệu đồng cho tiêm, cấy tóc ở spa nhưng không cải thiện được rụng tóc, thậm chí sau cấy tóc còn bị nhiễm trùng, gãy rụng nhiều hơn.
"Điều trị rụng tóc do hói rất khó do liên quan đến gene và hormone. Người tới khám cần được tư vấn kỹ về tình trạng, nguyên nhân; được trấn an về tâm lý, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chấp nhận khiếm khuyết của cơ thể", BS Huyền cho hay.
Một số phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân giúp làm chậm quá trình rụng tóc, giúp tóc đỡ rụng, kích thích tóc mọc. Để đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh nên được thăm khám và chỉ định điều trị bởi bác sỹ.
Một số bé sơ sinh, vài tháng tuổi có tình trạng rụng tóc nhiều vùng trán, đỉnh đầu, có thể do tình trạng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ. Ở một số trường hợp gia đình có gene hói, nhìn dáng tóc trẻ có thể dự đoán được khả năng bị hói và kiểu hói trong tương lai. TS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương
11 tác dụng phụ khi hóa trị ung thư Hóa trị vẫn là một phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư, tuy nhiên phương pháp này cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn. BS Hoàng Phan Quỳnh Trang, Khoa Hóa trị (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) chia sẻ một số tác dụng không mong muốn do hóa trị. Mệt mỏi Cảm thấy mệt mỏi là tác dụng...