Quốc gia đầu tiên ban hành ‘luật đồ ăn vặt’
Colombia chuẩn bị trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế đối với thực phẩm chế biến sẵn.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
Theo Luật mới sẽ có hiệu lực tại Colombia trong tháng 11 này, thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đối với các sản phẩm siêu chế biến. Ban đầu, thuế sẽ ở mức 10%, sau đó tăng 15% vào năm tới và vào năm 2025 sẽ là 20%.
Video đang HOT
Thực phẩm siêu chế biến bao gồm các bữa ăn chế biến sẵn được sản xuất công nghiệp (ngũ cốc ăn sáng, cốm, sữa chua có phụ gia), cũng như các sản phẩm chứa nhiều muối và chất béo, ví dụ như sôcôla thanh, khoai tây chiên, đồ uống ngọt có ga, đồ ăn nhanh…
Đồng thời, các cơ quan chức năng đã đạt được thỏa thuận với đại diện ngành thực phẩm rằng sẽ loại một số sản phẩm chế biến sẵn như xúc xích salchichon ra khỏi danh sách.
Quyết định áp dụng thuế đối với các sản phẩm được người dân ưa chuộng là do những sản phẩm này gây hại và nguy hiểm cho sức khỏe của người dân. Trung bình hàng ngày người Colombia tiêu thụ 12g muối – mức cao nhất ở Mỹ Latinh và là một trong những mức cao nhất trên thế giới.
Điều này dẫn đến sự phát triển của bệnh cao huyết áp, các bệnh tim mạch, đồng thời làm tăng số ca đột quỵ và suy tim. Colombia ghi nhận 1/3 số ca tử vong do bệnh tiểu đường xảy ra ở những người dưới 70 tuổi.
Theo giáo sư Franco Sassi, chuyên gia về chính sách y tế quốc tế tại Trường Kinh doanh Imperial College London, luật được thông qua ở Colombia sẽ là tấm gương cho các quốc gia khác.
Các nước láng giềng của Colombia là Ecuador và Peru gần đây đã đưa ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất phải ghi thông tin ở mặt trước của bao bì sản phẩm về sự nguy hiểm của thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Bogota cũng đã đưa ra yêu cầu bắt buộc tương tự.
LHQ: Hơn 20 triệu người phải đối mặt với nạn đói trầm trọng ở Sudan
Theo ước tính của Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP), hiện có 20,3 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói trầm trọng và phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo ở Sudan.
Con số này tương đương với 42% tổng dân số Sudan.
Người dân tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Bentiu, Nam Sudan ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, dữ liệu của WFP cho thấy có 6,3 triệu người đang sát bờ vực nạn đói, con số cao nhất từng được ghi nhận ở Sudan. Để ứng phó với tình hình này, WFP đã lên kế hoạch hỗ trợ thực phẩm và dinh dưỡng khẩn cấp cho khoảng 6,5 triệu người, nhưng khả năng tiếp cận nhân đạo hạn chế đã cản trở các kế hoạch này.
WFP đã cung cấp thực phẩm thiết yếu cho hơn 3 triệu người kể từ khi xung đột nổ ra tại Sudan. Trong thông cáo báo chí, WFP nhấn mạnh nếu không có sự hỗ trợ, người dân sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng đói kém hơn và dẫn đến nạn đói.
Giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đối địch đã kéo dài nhiều tháng, khiến hơn 9.000 người thiệt mạng và hơn 5,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) ước tính chỉ trong tuần trước đã có hơn 8.000 người chạy trốn khỏi Sudan sang nước láng giềng Cộng hòa Chad. UNHCR cho rằng con số này có thể thấp hơn thực tế, do vấn đề thống kê người đăng ký người mới đến.
HĐBA LHQ triển khai lực lượng an ninh đa quốc gia tới Haiti Ngày 2/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết cho phép triển khai lực lượng hỗ trợ an ninh đa quốc gia tới Haiti để giúp nước này đối phó với các tổ chức tội phạm có vũ trang. Toàn cảnh phiên họp và bỏ phiếu triển khai lực lượng quốc tế tới Haiti. Ảnh:...