Rụng tóc ở nữ giới: tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục
Một mái tóc dày và chắc khoẻ là tác nhân tăng sức hút cho nhan sắc phái đẹp.
Tình trạng rụng tóc, tóc mỏng ở nữ giới luôn là đề tài được quan tâm từ trước đến nay. Có rất nhiều lý do khiến tóc rụng. Chỉ khi tìm được nguyên nhân chính gây rụng tóc, phái đẹp mới biết cách khắc phục triệt để để có một mái tóc dày, chắc khoẻ hơn.
Trong bài viết này, đã tổng hợp cho bạn những nguyên nhân chính gây nên tình trạng rụng tóc ở nữ giới và một số thói quen, biện pháp khắc phục tình trạng này triệt để hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC
Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố, trong thời gian mang thai hoặc mãn kinh, căng thẳng kéo dài hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rụng tóc, tóc mỏng và thưa thớt. Tuy nhiên, rụng tóc cũng là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn. Hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để biết được đâu là nguyên nhân cần khắc phục.
Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố, trong thời gian mang thai hoặc mãn kinh, căng thẳng kéo dài hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ảnh: Getty Images.
MẤT CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ
Thay đổi nội tiết tố gây nên rụng tóc chẳng hạn như mang thai, sinh nở, mãn kinh. Đặc biệt, lão hoá khiến nội tiết tố estrogen và testosterone – khiến “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt cơ thể bị ảnh hưởng và quyết định rất nhiều tới sự phát triển của tóc. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng dần và chuyển sang màu bạc.
Mất cân bằng nội tiết tố gây nên tình trạng rụng tóc. Ảnh: Pexels.
THIẾU HỤT DINH DƯỠNG
Quá trình nuôi dưỡng tóc phải rất nhiều chất dinh dưỡng để có một mái tóc chắc khoẻ. Tuy nhiên, ở nữ giới lại rất dễ bị thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, sắt, protein do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc ăn uống không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có mái tóc chắc khoẻ. Ảnh: Pexels.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (Axit Pantothenic) là thành phần chính nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ. Tóc chỉ thực sự chắc khoẻ nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ các mạch máu bên trong cơ thể. Vì thế, nếu bạn muốn áp dụng chế độ ăn kiêng, ăn chay thì hãy nhớ bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng trên.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TÂY
Video đang HOT
Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị chữa các bệnh như ung thư, viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về bệnh tim, bệnh gút và cao huyết áp. Ảnh hưởng của một số loại thuốc đã lấy đi những dưỡng chất nuôi tóc, làm thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc gây ra tình trạng rụng tóc.
Tác dụng phụ của thuốc làm tóc dễ gãy rụng. Ảnh: Pexels.
DA ĐẦU CHƯA ĐƯỢC CHĂM SÓC ĐÚNG CÁCH
Đa số chung ta đều có thói quen chăm sóc tóc rất kĩ, đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, hấp dầu, dầu dưỡng… Thực tế, da đầu khoẻ mới thực sự là tiền đề của một mái tóc khoẻ. Da đầu không được tẩy tế bào chết thường xuyên, không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nên hiện tượng bí lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không có khả năng mọc tiếp.
TÁC ĐỘNG CỦA HOÁ CHẤT & NHIỆT KHI TẠO KIỂU CHO TÓC
Các tác động như uốn, duỗi, nhuộm, tạo kiểu đã trở thành một phần không thể thiếu giúp phái đẹp có thêm sự tự tin, cá tính cho riêng mình. Tuy nhiên, khi tạo kiểu, tóc chịu rất nhiều áp lực từ các loại hoá chất và tác động nhiệt của máy làm tóc gây ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và các lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc, khiến chúng liên kết không chặt chẽ. Dần dà, lõi tóc trở nên khô, nang tóc bị teo lại và bắt đầu hiện tượng rụng tóc.
Các loại hoá chất, tác động nhiệt của máy làm tóc, ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và các lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc, gây nên tình trạng rụng tóc. Ảnh: Unsplash.
STRESS CÓ THỂ LÀM RỤNG TÓC
Căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra Telogen effluvium ảnh hưởng đến việc mọc tóc. Hơn nữa, Telogen effluvium còn ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, gây mất kiểm soát, khiến các tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng.
Căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra Telogen effluvium ảnh hưởng đến việc mọc tóc. Ảnh: Pexels.
THÓI QUEN HẠN CHẾ RỤNG TÓC
Sau đây là những phương pháp hữu ích cho bạn để khắc phục tình trạng rụng tóc và tăng cường sức đề kháng cho tóc và da đầu ngày càng khoẻ mạnh hơn.
BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG
Phái đẹp có thể kéo dài “tuổi thọ” của mái tóc bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Việc chăm sóc tóc từ bên ngoài bằng các sản phẩm như dầu gội, dầu xả, kem hấp, dầu dưỡng chỉ có tác dụng bên ngoài. Thực tế, 95% dưỡng chất được tóc hấp thu từ máu nuôi dưỡng tóc ở dưới da đầu. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ đóng vai trò lớn trong việc hình thành mái tóc chắc khoẻ, suôn mượt, ít gãy rụng.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ đóng vai trò lớn trong việc hình thành mái tóc chắc khoẻ, suôn mượt, ít gãy rụng. Ảnh: Pexels.
Hãy đến Bác sĩ để được xét nghiệm máu và chẩn đoán về tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất nào để bổ sung đầy đủ và đúng cách hơn. Bạn cũng có thể hỗ trợ quá trình dinh dưỡng của mình tốt hơn nhờ các thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất cho cơ thể, nhưng hãy nhớ đừng lạm dụng quá mức nhé!
KHÔNG CHẢI ĐẦU KHI TÓC ƯỚT
Thói quen này đa số nữ giới hay mắc phải. Khi mới gội đầu xong, lỗ chân lông còn hở, nang lông vẫn còn ướt, tóc rất dễ bị rụng. Bạn nên lau khô tóc và đợi đến khi tóc ráo nước hãy bắt đầu chải đầu. Dùng lược răng thưa để chải, nhẹ nhàng gỡ rối thay vì chải mạnh có thể gây tổn hại tới da đầu.
HẠN CHẾT SỬ DỤNG MÁY SẤY
Máy sấy là một vật dụng tạo kiểu, làm khô tóc sau khi tắm theo thói quen của một số chị em phụ nữ. Thực ra, bạn không nên sử dụng máy sấy để lam khô tóc thường xuyên, vì nhiệt toả ra sẽ làm tóc trở nên yếu, dễ khô và gãy rụng. Tốt nhất là lau khô tóc bằng khăn và để tóc khô tự nhiên. Trước khi sử dụng máy sấy hay bất kì máy tạo kiểu nào cho tóc, hãy sư dụng dầu dưỡng tóc như một lớp mặt nạ bảo vệ tóc trước các tác động của nhiệt.
THAY ĐỔI THÓI QUEN TRONG VIỆC CHĂM SÓC TÓC VÀ DA ĐẦU
Tìm hiểu kĩ và sử dụng các sản phẩm làm sạch và dưỡng tóc có tác dụng chống rụng, phù hợp với da đầu và loại tóc của bạn.Trước khi thay đổi mái tóc như uốn, duỗi hoặc nhuộm, hãy tìm hiểu kĩ và lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường.Tránh sử dụng những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.Hạn chế tạo kiểu tóc thắt bím quá chặt, búi tóc hoặc cột đuôi ngựa.Hạn chế nhuộm, tẩy tóc va sử dụng máy tạo kiểu nhiệt độ cao. Khi gội đầu, nhẹ nhàng massage cho da dầu, kích thích tuần hoàn máu để tóc mọc nhanh.Ưu tiên sử dụng lược răng thưa để chải tóc.Bảo vệ tóc khỏi tia cực tím bằng nón, áo khoác có mũ che để chống lão hoá cho tóc và da đầu.Tẩy tế bào chết cho da đầu.Thường xuyên mát- xa da đầu.
HẠN CHẾ, KIỂM SOÁT CĂNG THẰNG
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái. Cố gắng ngủ sớm trước 11h tối, ngủ đủ giấc. Thức khuya cũng là nguyên nhân khiến tóc mau gãy rụng. Nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ để tinh thần thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Ảnh: Unsplash.
YOGA TRỊ RỤNG TÓC
Một điều bất ngờ là yoga có thể khắc phục được tình trạng rụng tóc. Các động tác yoga không chỉ mang lại lợi ích tuyệt vời cho tinh thần, da dẻ và cả tóc. Yoga giúp giảm căng thẳng, lo âu. Một số tư thế yoga giúp tăng cường lưu thông máu trên vùng da đầu, tăng cường ôxy lên não, kể cả quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi tóc. Yoga còn cải thiện hệ tiêu hoá tốt hơn, cân bằng lượng hóoc-môn trong cơ thể của phái đẹp. Hãy thường xuyên tập yoga để có một tinh thần sảng khoái, cơ thể khoẻ mạnh và hơn hết, một mái tóc chắc khoẻ nhé!.
Các động tác yoga mang lại lợi ích tuyệt vời cho tinh thần, da dẻ và cả tóc. Ảnh: Unsplash.
Theo elle.vn
Những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc
Rụng tóc có nhiều nguyên nhân gây ra, phải tìm được nguyên nhân chính thì mới có thể cải thiện và khắc phục được.
Khi ép, duỗi, sấy... thường đi kèm với việc sử dụng nhiệt nóng điều này gây tác động rất lớn tóc - Ảnh: Internet
Các loại hóa chất làm đẹp tóc
Các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm, thuốc ép,.. là một trong những thủ phạm chính gây nên tình trạng rụng tóc. Các hóa chất có trong các loại thuốc này không chỉ làm mất đi màu sắc tự nhiên mà còn triệt tiêu cả dưỡng chất và độ ẩm vốn có của tóc. Vì vậy nếu thường xuyên sử dụng các loại hóa chất này, rất có thể mái tóc vốn chắc khỏe của bạn có thể trở nên khô, xơ, dễ gãy rụng và khó phục hồi.
Mất cân bằng nội tiết tố
Lão hoá cơ thể khiến nội tiết tố estrogen và testosteron - sợi chỉ đỏ xuyên suốt cơ thể, ảnh hưởng và quyết định rất nhiều tới sự phát triển của tóc - cũng theo đó mà suy giảm. Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng rồi chuyển sang màu bạc.
Bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng đồng thời hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Sử dụng nhiệt nóng
Khi ép, duỗi, sấy... thường đi kèm với việc sử dụng nhiệt nóng điều này gây tác động rất lớn tóc. Nhiệt độ tối ưu để định hình lại kết cấu kiểu tóc và bảo vệ an toàn cho các biểu bì là 350 độ F (tương đương 176 độ C). Nếu tóc mỏng, yếu hoặc đã nhuộm màu, sử dụng nhiệt độ thấp dưới 170 độ C để tránh làm cháy và hư tổn cho tóc. Tóc khỏe và xoăn dày thì có thể tăng lên khoảng 200 đến 250 độ C. Tuy nhiên, hầu hết các công cụ máy uốn tóc hay là thẳng tóc đều ở mức nhiệt độ cao hơn thế, dẫn đến làm phá hủy các protein tạo nên tóc và lớp biểu bì bảo vệ, khiến cân bằng độ ẩm bị phá vỡ và mái tóc dễ bị gãy.
Các bệnh về da đầu
Ảnh hưởng của các bệnh về da: nấm, vảy nến, eczema... cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến mái tóc dễ bị tổn thương. Tác động của nó còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không thể mọc lại.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, các loại thuốc bôi ngoài da...
Ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin B5, biotin
Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu. Vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) là hai yếu tốt không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, người ăn chay hay những ai vừa trải qua một trận ốm nặng.. dễ bị rụng tóc hơn.
Để cải thiện, bạn có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho tóc từ thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Quỳnh An (t/h)
Theo motthegioi.vn
5 "không" khi gội đầu để mái tóc luôn khỏe mạnh Dưới đây là 5 điều không nên làm khi gội đầu sẽ gây hại cho tóc, khiến tóc yếu, rụng và xơ rối. 1. Sử dụng dầu gội đầu nhiều lần trong cùng một lần gội Như đã nói ở trên, việc sử dụng dầu gội đầu giúp làm sạch các bụi bẩn và mảng bám trên da đầu. Tuy nhiên, dùng dầu...