Rủi ro từ ứng dụng sửa ảnh hoạt hình đang ‘hot’ tại Việt Nam
Chuyên gia bảo mật lo ngại ứng dụng Voilá có thể xâm phạm quyền riêng tư, dữ liệu hình ảnh cá nhân và âm thầm “móc túi” người dùng.
Mấy ngày qua, mạng xã hội ở Việt Nam tràn ngập hình ảnh chuyển đổi gương mặt từ ứng dụng Voilá. Trào lưu này tương tự xu hướng sử dụng FaceApp năm ngoái. “Voilá có nhiều bộ lọc hơn FaceApp, người dùng cũng có thể chọn nhiều hình ảnh dễ thương chứ không chỉ chuyển đổi giới tính hoặc tuổi”, Hoàng Vỹ, một người sử dụng Voilá nhận xét.
Giao diện ứng dụng Voilá đơn giản, dễ dùng. Bản dùng thử bị hạn chế nhiều bộ lọc, chèn nhiều quảng cáo và xử lý hình ảnh chậm.
Không chỉ gây sốt tại Việt Nam, ứng dụng Voilá còn “gây bão” toàn cầu. Theo dữ liệu từ Sensor Tower , ứng dụng đã tăng từ gần 300.000 lượt cài đặt vào tháng 4 lên gần 8 triệu vào tháng 6. Hơn một nửa lượt cài đến từ Brazil và 2,3 triệu đến từ Mỹ.
Tương tự nhiều ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh khác, Voilá miễn phí trên các kho ứng dụng App Store và CH Play. Người dùng chỉ cần tải về mà không cần tạo tài khoản. Ứng dụng có 8 nhóm bộ lọc, chia thành bốn chế độ chính, gồm phim hoạt hình 3D (phong cách Pixar/Disney); vẽ tranh phong cách Phục hưng; phim hoạt hình 2D và biếm họa. Trong mỗi bộ lọc lại có nhiều tuỳ chọn khác nhau. Ví dụ, với bộ lọc phong cách Phục hưng, người dùng có thể chọn phong cách vẽ thế kỷ 15, 18 hoặc 20. Tuy nhiên, ứng dụng không cho phép chỉnh sửa các chi tiết trên khuôn mặt như miệng, tóc, mắt…
Video đang HOT
Thao tác sử dụng Voilá cũng khá đơn giản, người dùng chỉ cần chọn ảnh muốn chỉnh sửa, chọn bộ lọc, chờ kết quả và lưu về máy. Theo giới thiệu của nhà phát triển, các bộ lọc và hình ảnh được xử lý bằng AI. Ứng dụng thậm chí có thêm tính năng tìm kiếm hình ảnh những người nổi tiếng, cho phép người dùng xem thần tượng của mình trông như thế nào khi vào vai công chúa Disney hoặc trong phong cách tranh biếm hoạ.
Mặc dù đang được người dùng khắp thế giới hưởng ứng, các chuyên gia công nghệ vẫn lo ngại về những rủi ro liên quan đến Voilá. Theo Wired , nhà phát hành ứng dụng cho biết họ sẽ xóa dữ liệu người dùng sau 24 đến 48 giờ, nhưng không có cách nào để xác nhận điều đó. Ứng dụng cũng được sử dụng để quảng cáo nhắm mục tiêu.
“Ngoài các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu thông thường, điều quan trọng là phải biết ứng dụng có được dùng như một công cụ thu thập dữ liệu hay không”, Wired lưu ý.
Nếu muốn ứng dụng xử lý ảnh nhanh hơn, không chèn quảng cáo và có thể sử dụng tất cả bộ lọc, người dùng phải trả phí 6,99 USD một tuần.
Ngay khi không có hoạt động thu thập dữ liệu trái phép diễn ra, Voilá cũng là một ứng dụng biết cách “móc túi” người dùng. Ứng dụng cho phép dùng miễn phí ba ngày, nhưng người dùng phải đăng ký tài khoản, hết ba ngày, gói đăng ký này sẽ tự động gia hạn với giá 6,99 USD một tuần. Nếu không, người dùng chỉ có thể dùng một vài bộ lọc đơn giản.
“Tôi vừa bị Voilá trừ tiền dù không hề muốn tiếp tục sử dụng. Ban đầu bạn được mời chào là miễn phí ba ngày đầu tiên. Nhưng trên thực tế, nếu bạn đồng ý dùng thử, hết ba ngày là ứng dụng sẽ tự động gia hạn, tính phí, trừ tiền của bạn chứ không phải hết ba ngày là trở về như ban đầu. Bạn bè tôi nhiều người bị trừ tiền nhưng không thể làm gì được, vì đây là mánh khoé của nhà sản xuất. Tự bạn đồng ý dùng thử và không vào tài khoản cá nhân tắt tính năng tự động gia hạn”, Minh Đức, người dùng ở TP HCM chia sẻ.
Mỗi giờ có thêm 40.000 thiết bị cài Bluezone
Số lượt cài ứng dụng truy vết Bluezone vượt mốc 25 triệu, trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Việt Nam ngày 29/1.
Đến 11h30 hôm nay (29/1), số lượt cài đặt Bluezone đạt 25,3 triệu, tăng 380 nghìn lượt so với 19h30 ngày 28/1, theo số liệu từ Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảy tiếng sau, lúc 18h30, số lượt cài đặt tiếp tục tăng thêm 200 nghìn. Hiện số lượt cài Bluezone đạt 25,5 triệu lượt và đang tiếp tục tăng.
Ông Nguyễn Tử Quảng, đại diện Bkav - đơn vị tham gia phát triển ứng dụng truy vết Việt Nam, cho biết, cứ mỗi tiếng, ứng dụng này có thêm khoảng 40 nghìn lượt cài.
Trên kho ứng dụng App Store cho iOS, Bluezone trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất tại Việt Nam, trong khi hôm qua còn ở top 6. Trên Google Play, ứng dụng này cũng đạt trên 10 triệu lượt tải với hàng trăm nghìn đánh giá. Phiên bản mới nhất của ứng dụng truy vết này được cập nhật một tuần trước, thêm tính năng phản ánh nhập cảnh trái phép.
Một ứng dụng khác hỗ trợ khai báo y tế là NCOVI, cũng đạt mốc 7,65 triệu lượt tải vào tối 29/1, cùng gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế.
Bluezone được tải nhiều trở lại. Ảnh: Lưu Quý
Lượng tải ứng dụng truy vết Bluezone tăng mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu quay trở lại Việt Nam. Trong thống kê gần nhất - hồi tháng 9/2020, ứng dụng này đạt 22,5 triệu lượt tải, sau năm tháng ra mắt. Trong năm 2020, Bluezone cũng được Apple xếp hạng là ứng dụng đứng đầu hạng mục miễn phí năm 2020 trên App Store.
Bluezone là ứng dụng truy vết Covid-19 do Việt Nam phát triển. Ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, để phát hiện tiếp xúc giữa hai người sử dụng smartphone, hạn chế tối đa việc hao pin khi sử dụng. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc được lưu trên điện thoại của người dùng và chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý. Cục Tin học hóa khẳng định Bluezone không lưu vị trí địa điểm, không sử dụng hoặc truy cập đến các thông tin khác trên điện thoại di động của người dùng.
Khi có ca nhiễm Covid-19 bất kỳ, cơ quan y tế sẽ hỏi người đó có cài Bluezone trên điện thoại hay không và có đồng ý chia sẻ mã Bluezone không. Sau đó, nhật ký tiếp xúc trên điện thoại của bệnh nhân mới được đưa lên hệ thống và tự động so sánh với nhật ký tiếp xúc của những người dùng Bluezone khác tại Việt Nam. Nếu xuất hiện các ghi nhận trùng khớp, hệ thống sẽ xác nhận ai đã tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó biết các F1, F2 tương ứng.
Đơn vị phát triển đặt mục tiêu ứng dụng đạt 45 - 50 triệu người dùng. Theo các chuyên gia, Bluezone cần đạt tối thiểu 30 triệu người dùng tại Việt Nam mới phát huy tác dụng. Trong các đợt dịch tại Hà Nội, Đà Nẵng trước đây, Bluezone đã giúp phát hiện thêm hàng trăm F1, F2 so với phương thức truy vết thủ công.
Cần có chính sách phù hợp cho game và ứng dụng Make in Việt Nam? Để tạo sân chơi công bằng cho các tựa game và ứng dụng do người Việt phát triển có thể "ra khơi", việc xây dựng chính sách phù hợp hơn là điều rất cần thiết. Trong những ngày vừa qua, thông tin về 2 cá nhân tại Hà Nội tự nguyện đến Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy để kê khai, nộp các...