Rủi ro từ căng thẳng Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông
Việc căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines dâng cao ở Biển Đông trong những ngày qua ẩn chứa nhiều rủi ro đe dọa hòa bình, ổn định khu vực.
Căng thẳng không ngừng
Hôm qua 29.3, tờ South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố nước này không tìm kiếm một cuộc chiến hay rắc rối ở Biển Đông nhưng sẽ không bị buộc phải im lặng, khuất phục.
Trực thăng của Trung Quốc quần thảo bên trên khi các nhà khoa học Philippines thị sát thực thể gần đảo Thị Tứ ngày 23.3. Ảnh AFP
Tuyên bố này cho rằng: “Các tuyên bố gần đây của Trung Quốc cho thấy sự cô lập của họ với phần còn lại của thế giới về “các hoạt động bất hợp pháp và thiếu văn minh” của họ ở Biển Đông. Nó cũng cho thấy sự bất lực của chính phủ Trung Quốc trong việc tiến hành các cuộc đàm phán công khai, minh bạch và hợp pháp. Hành xử của họ chỉ là thái độ kẻ cả và đe dọa các nước nhỏ”.
Đây là động thái đáp trả việc người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa lên tiếng cáo buộc Philippines có “hành động khiêu khích, thông tin sai lệch và phản bội” sau khi Manila cáo buộc Bắc Kinh có hành vi hung hăng trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ngày 28.3, Bắc Kinh cảnh báo Manila phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ quan hệ. Trung Quốc cũng yêu cầu Philippines “chấm dứt hành động xâm phạm và khiêu khích”.
Liên quan căng thẳng hai bên, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 28.3 nhấn mạnh Manila sẽ thực hiện các biện pháp chống lại “các cuộc tấn công bất hợp pháp, cưỡng bức, hung hăng và nguy hiểm” của hải cảnh Trung Quốc.
Căng thẳng giữa hai bên nổ ra sau khi Manila và Bắc Kinh có một loạt cuộc đối đầu gần Bãi Cỏ Mây, ở quần đảo Trường Sa, khi Philippines tiến hành tiếp tế cho một nhóm binh sĩ đang bảo vệ một tàu chiến mục nát bị mắc cạn (một cách cố tình) tại rạn san hô trên từ nhiều năm nay để phục vụ tuyên bố chủ quyền tại khu vực này. Hai bên đều đổ lỗi lẫn nhau trong các cuộc đối đầu gần đây giữa hai bên ở khu vực trên. Trong một cuộc đối đầu mới đây với hải cảnh Trung Quốc, binh sĩ Philippines bị thương và tàu tiếp tế Philippines đã bị hư hại. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã điều động trực thăng gây sức ép khi một nhóm nhà khoa học Philippines thị sát tại một thực thể gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa gần đây.
Rủi ro tăng cao
Trả lời Thanh Niên ngày 29.3, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) lo ngại: “Căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc là mối lo ngại đối với các bên liên quan ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Các chiến thuật vùng xám, như các tàu hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng để ngăn chặn các tàu của Philippines, đang leo thang và có thể khiến quan hệ giữa hai nước leo thang lên mức không thể kiểm soát. Nếu xảy ra xung đột sẽ làm gián đoạn các tuyến đường biển vận chuyển thương mại và năng lượng khắp khu vực. Điều này sẽ gây ra thiệt hại kinh tế to lớn và có thể dẫn đến xung đột khu vực”.
Vị chuyên gia cảnh báo thêm: “Các nước trong khu vực cần cẩn trọng khi ứng phó tình hình, nhất là trước các hành động hung hăng, để đảm bảo việc bảo vệ chủ quyền, đồng thời rơi vào bẫy dẫn đến những hành động sai lầm. Các nước trong khu vực cần hợp tác đa phương với nhiều bên nhằm phối hợp duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific)”.
Tổng thống Philippines đặt điều kiện với Trung Quốc về đàm phán tranh chấp biển
Việt Nam rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 28.3, trước câu hỏi về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cho biết, Việt Nam rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông.
“Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, ông Thắng khẳng định.
Cũng trong cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam về một số hoạt động của Trung Quốc và Philippines ở khu vực Sandy Cay ở quần đảo Trường Sa, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982.
Hai máy bay Trung Quốc 'vây' một máy bay Philippines ở Biển Đông
Philippines tố hai chiến đấu cơ Trung Quốc bay quanh máy bay của họ trong lúc Philippines tuần tra cùng Úc ở Biển Đông.
Hai máy bay FA-50PH của Không quân Philippines tham gia tuần tra chung với lực lượng Mỹ ở Biển Đông, ngày 21-11 - Ảnh: REUTERS
Ông Xerxes Trinidad, người phát ngôn quân đội Philippines, cho biết theo báo cáo nhận được, hai chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay quanh chiếc A-29B Super Tucano ở biển Tây Philippines.
Biển Tây Philippines là thuật ngữ Manila dùng để chỉ các vùng biển ở Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Ông Trinidad nói thêm máy bay Trung Quốc vẫn tiếp tục lộ trình bay và không xảy ra sự cố gì.
Trước lời tố từ Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27-11 nói họ "không nắm tình hình".
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc bị đe dọa hoặc thách thức, Trung Quốc chắc chắn sẽ có phản ứng cứng rắn", văn phòng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi thông điệp bằng fax cho Hãng tin Reuters.
Quân đội Philippines và Úc đang tuần tra chung trên không và trên biển trong ngày 27-11, trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Vài ngày trước, Philippines tuần tra chung với Mỹ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi vận chuyển thương mại bằng tàu biển trị giá hơn 3.000 tỉ USD hằng năm, bao gồm các khu vực được Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 cho rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Trong đó, Philippines đang tăng cường nỗ lực chống lại "các hoạt động hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông. Còn Trung Quốc cáo buộc Philippines tranh thủ "lực lượng nước ngoài" để tuần tra Biển Đông và gây rối.
Tư lệnh Lục quân Philippines Romeo Brawner khẳng định nước này có quyền tuần tra chung với các đồng minh, nhằm thúc đẩy "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".
Tham gia cuộc tập trận chung có 2 tàu hải quân và 5 máy bay trinh sát của Philippines, cùng tàu khu trục HMAS Toowoomba và máy bay trinh sát hàng hải P8-A của Úc.
Lực lượng tuần duyên Mỹ, Nhật Bản, Philippines lần đầu tập trận hải quân chung Lực lượng tuần duyên Mỹ, Nhật Bản và Philippines dự kiến tổ chức tập trận ở ngoài khơi tỉnh Bataan (Philippines) từ 1-7/6. Nhật Bản tham gia tập trận hải quân đa quốc gia tại Hàn Quốc Mỹ và các đồng minh tập trận quy mô lớn tại Romania Hàn - Mỹ - Nhật tập trận phòng thủ tên lửa chung Trực thăng...