Lao động Việt Nam được vinh danh là tấm gương thành công ở Hàn Quốc
Công dân Việt Nam Vũ Văn Giáp được Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc khen thưởng với tư cách là tấm gương thành công sau thời gian làm việc tại Hàn Quốc.
Hôm 22/11, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc cùng Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực Hàn Quốc đã mời 15 lao động nước ngoài từng làm việc tại Hàn Quốc theo Hệ thống giấy phép lao động (EPS) tới chia sẻ kinh nghiệm, và bài học thành công sau khi trở về quê hương. Trong số này có 5 người được trao thưởng bao gồm công dân Việt Nam Vũ Văn Giáp.
EPS là chương trình lao động nhập cư. Theo đó, người lao động từ 16 quốc gia châu Á gồm Philippines, Mông Cổ, Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Uzbekistan, Pakistan, Campuchia, Trung Quốc, Bangladesh, Kyrgyzstan, Nepal, Myanmar, Đông Timor và Lào được phép làm việc tại Hàn Quốc bằng thị thực (visa) lao động phổ thông E9.
Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung-sik. Ảnh: Korea Times
EPS được triển khai từ năm 2004 nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực của các công ty vừa và nhỏ ở Hàn Quốc. Cho đến nay, khoảng 940.000 lao động nước ngoài đã tới Hàn Quốc làm việc theo EPS.
Video đang HOT
Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung-sik cho biết: “Những lao động nhập cư cùng với câu chuyện thành công là tấm gương tốt cho nhiều người đang làm việc tại Hàn Quốc, và những người đang hy vọng khi đến Hàn Quốc”.
Theo tờ Korea Times, tại sự kiện, ông Lee đã trao giải thưởng cao nhất cho công dân Việt Nam Vũ Văn Giáp, người từng làm việc trong ngành thủy sản ở Hàn Quốc từ năm 2006 – 2011, và thành lập doanh nghiệp riêng sau khi trở về quê hương.
Anh Vũ Văn Giáp chia sẻ anh biết đến EPS với mong muốn vượt nghèo. “Tôi đã học tập rất chăm chỉ để vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK), và tới Hàn Quốc với tư cách công nhân đánh cá vào năm 2006″, anh nói.
“Ở nơi làm việc đầu tiên, tôi từng ngồi trên thuyền đánh cá để đánh bắt bạch tuộc. Trời quá lạnh, và tay tôi tê cóng. Mọi chuyện rất khó khăn, nhưng tôi đã vượt qua được khi nghĩ về mẹ và bà ở nhà”, anh Vũ Văn Giáp nói thêm.
Sau 1 năm đi đánh bắt cá, anh được một công ty nuôi hàu thuê làm việc. Tại đây, anh đã phát minh ra máy làm sạch hàu có khả năng thay thế sức làm việc của 3 công nhân. Kể từ đó, anh còn phát minh thêm nhiều máy móc mới. Nỗ lực đã giúp anh được ông chủ tăng lương hàng tháng.
“Bố mẹ tôi có thể xây một ngôi nhà mới, và mua thêm đất ở quê. Cặp vợ chồng người chủ Hàn Quốc xem tôi như con nuôi, và họ còn giúp tôi xin quốc tịch Hàn Quốc. Nhưng tôi đã phải trở về Việt Nam khi chưa có quốc tịch Hàn Quốc, do thời gian lưu trú không đủ lâu. Tôi đã có khoảng thời gian quý giá nhất trong cuộc đời tại Hàn Quốc với sự giúp đỡ nhiệt tình từ sếp và đồng nghiệp”, anh cho hay.
Sau khi trở về Việt Nam, anh được một công ty Hàn Quốc chuyên về máy móc công nghiệp thuê làm việc. Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực Hàn Quốc đã giúp anh tìm được công việc này. Làm việc tại công ty từ năm 2012 – 2019, anh đã tự thành lập công ty riêng vào năm 2019, và chuyên sản xuất băng tải cùng nhiều sản phẩm khác.
“Ban đầu, công ty chỉ có 5 công nhân, và doanh thu hàng năm là 120.000 USD. Tôi chỉ ngủ từ 2 – 3 tiếng/ngày để liên tục cho ra sản xuất mẫu. Sau 4 tháng, đơn đặt hàng đã tăng lên nhanh chóng. Sau 5 năm thành lập, công ty hiện có 30 công nhân và doanh thu hàng năm là 620.000 USD”, anh chia sẻ.
Hiện tại, công ty của anh Vũ Văn Giáp không chỉ là đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn làm ăn với cả các công ty hàng đầu Hàn Quốc như Samsung và LG.
Thái Lan gia hạn lưu trú cho lao động nhập cư từ Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan ngày 14/11 đã công bố 2 thông báo mới liên quan việc cấp phép đặc biệt cho những người lao động nhập cư từ 4 nước Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam để họ có thể kéo dài thời gian lưu trú và tiếp tục làm việc hợp pháp tại Thái Lan.
Người lao động nhập cư làm việc tại một nhà máy chế biến tôm ở Mahachai, ngoại ô Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bà Traisuree Taisaranakul, Thư ký Bộ trưởng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ, cho biết thông báo thứ nhất có hiệu lực từ ngày 1/10 liên quan đến các lao động 4 nước nêu trên đã làm việc ở Thái Lan và trước đó đã được gia hạn lưu trú đến ngày 30/9/2023.
Theo nội dung thông báo mới, nhóm lao động này sẽ tiếp tục được ở lại Thái Lan cho đến ngày 20/1/2024. Trong thời gian đó, người sử dụng lao động phải nộp đơn xin phép hợp pháp để những lao động này có thể tiếp tục sống và làm việc tại Thái Lan cho đến ngày 13/2/2025.
Con của các lao động nhập cư này nếu dưới 18 tuổi sẽ tự động được ở lại cùng bố mẹ, trong khi những người trên 18 tuổi được phép ở lại thêm 60 ngày kể từ sinh nhật tròn 18 tuổi để đăng ký xin giấy phép làm việc hợp pháp tại Thái Lan.
Thông báo thứ hai có hiệu lực từ ngày 14/11 liên quan đến một nhóm đối tượng lao động nhập cư khác đến từ Myanmar, Lào và Campuchia, hiện đang sống và làm việc tại Thái Lan theo một biên bản ghi nhớ (MoU) được ký giữa Chính phủ Thái Lan với các chính phủ 3 nước này.
Thông báo mới cho biết những lao động nhập cư theo MoU nói trên mà hợp đồng 4 năm lao động của họ hết hạn vào ngày 31/12 thì họ sẽ được phép tiếp tục sống ở Thái Lan cho đến ngày 30/4/2024. Bà Traisuree cho biết nếu các lao động nhập cư muốn tiếp tục làm việc từ ngày 1/1 - 30/4/2024, người sử dụng lao động phải thay mặt họ nộp đơn xin giấy phép lao động. Đối với những người muốn ở lại và tiếp tục làm việc sau ngày 30/4/2024, chủ lao động sẽ phải gửi yêu cầu mới cho họ một lần nữa.
Trước đó, Bộ Lao động Thái Lan ban hành một nghị định cấp bộ giảm chi phí thị thực và lưu trú cho người lao động Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Các quyết định mới này được xem như giải pháp của Chính phủ Thái Lan nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và giúp Thái Lan duy trì nguồn lao động ổn định, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số.
Doanh nghiệp phần mềm Hàn Quốc ưu tiên tuyển dụng nhân lực từ Việt Nam và Ấn Độ Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, hơn 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (SMEs) mong muốn thuê nhân lực phần mềm người nước ngoài, trong đó đặc biệt ưu tiên cao lựa chọn nhân lực từ Việt Nam và Ấn Độ. Kết quả cuộc khảo sát ý kiến do Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc...