Lực lượng tuần duyên Mỹ, Nhật Bản, Philippines lần đầu tập trận hải quân chung
Lực lượng tuần duyên Mỹ, Nhật Bản và Philippines dự kiến tổ chức tập trận ở ngoài khơi tỉnh Bataan (Philippines) từ 1-7/6.
Nhật Bản tham gia tập trận hải quân đa quốc gia tại Hàn Quốc Mỹ và các đồng minh tập trận quy mô lớn tại Romania Hàn – Mỹ – Nhật tập trận phòng thủ tên lửa chung
Trực thăng và tàu khu trục tham gia cuộc tập trận chung Mỹ – Nhật mang tên “Kiếm Sắc” ở Thái Bình Dương, ngày 10/12/2010. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của lực lượng tuần duyên Philippines Armand Balilo vào ngày 29/5 phát biểu với các phóng viên tại Manila rằng cuộc tập trận 3 bên là sáng kiến của Mỹ và Nhật Bản trong khi Australia cũng góp mặt với tư cách là quan sát viên.
Video đang HOT
Kênh Al Jazeera đưa tin có 4 tàu Philippines cùng một tàu từ Mỹ và Nhật Bản tham dự cuộc tập trận. Sự kiện này được tổ chức nhằm nâng cao năng lực hợp tác trong tìm kiếm và cứu nạn, hành pháp.
Ông Balilo cho biết cuộc tập trận này sẽ bao gồm mô phỏng chống cướp biển và cũng có thể là tập luyện đánh chặn liên quan đến tàu mang theo vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong một diễn biến khác, ngày 30/5, hãng tin Kyodo dẫn một nguồn tin ngoại giao cho hay bộ trưởng quốc phòng các nước Nhật Bản, Mỹ, Australia, và Philippines đang lên kế hoạch tiến hành hội nghị 4 bên lần đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 tới.
Dự kiến, hội nghị do Mỹ và 3 đồng minh an ninh ở Thái Bình Dương tiến hành sẽ diễn ra bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, từ ngày 2-4/6 tới tại Singapore.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31/5 thông báo nước này sẽ cử hai chiến hạm Zhanjiang và Xuchang đều trang bị tên lửa dẫn đường đến tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương Komodo (MNEK) tại Indonesia.
Jakarta đã mời 47 quốc gia, trong đó có Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc và Mỹ tham gia cuộc tập trận diễn ra từ 4-8/6 này.
Mỹ, Philippines nhất trí thúc đẩy hợp tác an ninh ba bên với Nhật Bản
Ngày 1/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí với người đồng cấp Philippines Ferdinand Marcos Jr. về việc thiết lập "các phương thức hợp tác ba bên" với Nhật Bản.
Binh sĩ Philippines tham gia tập trận đổ bộ trong khuôn khổ cuộc tập trận chung "Balikatan" với binh sĩ Mỹ tại tỉnh Antique, Philippines. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Nhà Trắng, trong bối cảnh Mỹ tăng cường nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí cải thiện khả năng tương tác của các lực lượng song phương trên bộ, trên biển, trên không và trên mạng, sau cuộc họp tại Washington. Nhà Trắng cũng công bố kế hoạch chuyển giao 3 máy bay vận tải C-130 và tàu tuần tra cho Philippines.
Theo các quan chức Philippines hồi đầu năm nay, ý tưởng về các cuộc đàm phán an ninh có sự tham gia của các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã được đưa ra thảo luận.
Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Phòng Bầu dục, hai nhà lãnh đạo "khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan như một yếu tố không thể thiếu của an ninh và thịnh vượng toàn cầu". Tuyên bố cũng cho hay hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tìm kiếm sự hợp tác ba bên với Australia.
Mặc dù vậy, trước khi đến Washington, ông Marcos đã nói rõ rằng Philippines không muốn bị kéo vào cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Gần 18.000 lính Mỹ và Philippines tham gia tập trận lớn chưa từng có Các lực lượng Mỹ và Philippines ngày 11/4 khởi động cuộc tập trận tác chiến lớn nhất trong nhiều thập kỷ giữa hai nước, với sự tham gia của gần 18.000 binh sĩ. Cuộc tập trận thường niên có tên là Balikatan - tiếng Tagalog có nghĩa là "kề vai sát cánh", kéo dài đến ngày 28/4, huy động sự tham gia của...