Rủi ro tiềm ẩn của thuốc trị dị ứng với người cao tuổi
Các loại thuốc không kê đơn thông thường, trong đó có thuốc trị dị ứng, có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho người lớn tuổi…
Trước khi tìm mua một sản phẩm không kê đơn để giảm triệu chứng hắt hơi, ngứa và sổ mũi… (các triệu chứng dị ứng), bạn cần hiểu rằng, một số loại thuốc trị dị ứng có hiệu quả hơn những loại khác, và một số loại thuốc trị các triệu chứng dị ứng có thể nguy hiểm hơn đối với người lớn tuổi.
Theo đó, những loại thuốc phù hợp để bạn dùng khi còn trẻ, có thể không còn an toàn khi bạn già đi. Ngày càng có nhiều loại thuốc này đi qua hàng rào máu não và bạn sẽ khó loại bỏ chúng khỏi cơ thể hơn khi lớn tuổi. Kết quả là bạn dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn.
Người cao tuổi nên ưu tiên các phương pháp điều trị không dùng thuốc như rửa mũi bằng nước muối.
1. Thuốc trị dị ứng cần tránh
- Diphenhydramin (benadryl): Thuốc kháng histamine diphenhydramine thường gây buồn ngủ, nhưng nó cũng có thể gây ra một loạt triệu chứng khác ở người lớn tuổi, như lo lắng, lú lẫn, mờ mắt, táo bón và khó tiểu (bí tiểu). Tất cả những điều này kết hợp cùng nhau làm tăng nguy cơ té ngã, vốn là mối lo ngại ở người lớn tuổi.
Theo TS. Kevin McGrath, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, vào năm 2019, té ngã đã khiến khoảng 3 triệu người lớn từ 65 tuổi trở lên phải cấp cứu và gây ra hơn 34.000 ca tử vong.
Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên JAMA Internal Medicine, diphenhydramine cũng là một phần của nhóm thuốc kháng cholinergic, có liên quan đến chứng mất trí nhớ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, việc sử dụng thuốc kháng cholinergic lâu dài – ngăn chặn acetylcholine, một chất truyền tin hóa học trong não liên quan đến học tập và trí nhớ – có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn khoảng 50% ở người lớn.
Điều quan trọng cần biết là diphenhydramine được tìm thấy trong một số loại thuốc kết hợp làm giảm dị ứng và các triệu chứng giống cảm lạnh. Vì vậy hãy nhớ đọc kỹ nhãn khi mua thuốc.
- Thuốc thông mũi:Dị ứng có thể gây nghẹt mũi và người cao tuổi cũng cần cẩn thận với thuốc thông mũi, bao gồm phenylephrine hoặc pseudoephedrine, thường có trong các sản phẩm như sudafed. Những người bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch cần thận trọng khi dùng các loại thuốc này.
Video đang HOT
Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ cho biết, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Những người mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc cường giáp cũng nên tránh dùng thuốc thông mũi.
Dùng thuốc quá muộn trong ngày, thuốc thông mũi có thể khiến bạn khó ngủ, có thể dẫn đến lo lắng và cảm giác bồn chồn hoặc run rẩy.
Mặc dù thường được tìm thấy trong các loại thuốc trị cảm lạnh, nhưng phenylephrine và pseudoephedrine cũng có trong một số sản phẩm chống dị ứng. Nói chung, hãy tránh bất cứ thứ gì có chữ D trong tên, như zyrtec-D, vì nó có thêm thuốc thông mũi. Allegra-D và claritin-D là hai ví dụ khác về thuốc dị ứng có chứa cả thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine.
Thuốc xịt mũi thông mũi như afrin không gây ra rủi ro tương tự như thuốc viên, nhưng cần hạn chế sử dụng, vì chúng có thể gây nghẹt mũi trở lại nếu sử dụng quá thường xuyên.
Một số loại thuốc trị các triệu chứng dị ứng có thể nguy hiểm hơn đối với người lớn tuổi.
2. Thuốc có thể gây ra bệnh hen suyễn và các triệu chứng giống dị ứng
Một số loại thuốc bạn có thể dùng để kiểm soát các tình trạng khác, chẳng hạn như huyết áp cao, có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra các triệu chứng giống như dị ứng ở một số người, bao gồm các thuốc:
- Thuốc chẹn beta : Các loại thuốc như labetalol hoặc propranolol thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, bệnh tim và chứng đau nửa đầu… nhưng chúng cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn ở những người mắc bệnh này. Bác sĩ có thể phải thử một số loại thuốc chẹn beta khác nhau để tìm ra loại thuốc không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
- Chất ức chế ACE: Các ghiên cứu cho thấy, thuốc lisinopril và enalapril, được sử dụng cho bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim, có thể gây ho, bao gồm cả thở khò khè ở khoảng 10% bệnh nhân. Điều này thường được giải quyết khi bạn ngừng thuốc đó và thay thế bằng loại thuốc khác, giúp quản lý bệnh.
- Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID):Các thuốc không kê đơn trong nhóm này như ibuprofen, naproxen có thể gây ra các triệu chứng ở một số người mắc bệnh hen suyễn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo lắng về điều này. Acetaminophen có thể là một lựa chọn tốt hơn để thay thế cho NSAID.
3. Người cao tuổi nên dùng thuốc nào thay thế?
- Thuốc xịt mũi steroid: Đây là phương pháp điều trị đầu tiên dành cho những người bị dị ứng theo mùa, thậm chí còn hiệu quả hơn cả thuốc kháng histamine đường uống.
Ba loại mà TS. Kevin McGrath khuyên dùng là: Nasacort AQ, rhinocort aqua (cả hai đều cần có đơn thuốc) và flonase sensimist (một sản phẩm không kê đơn).
Để tối đa hóa hiệu quả, hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
- Một số loại thuốc kháng histamine đường uống không kê đơn: Nếu thuốc xịt mũi steroid không đủ, có thể kết hợp với thuốc kháng histamine không kê đơn. Lựa chọn đầu tiên của TS. McGrath dành cho người lớn tuổi là allegra 180 mg. Thuốc không vượt qua hàng rào máu não nên không gây buồn ngủ. Ngoài ra, có thể dùng xyzal, ít an thần hơn các nhãn hiệu khác.
- Liệu pháp miễn dịch: Đây là những mũi tiêm thường xuyên trong một khoảng thời gian (thường là khoảng 3-5 năm), để ngăn chặn hoặc giảm bớt các cơn dị ứng. Mỗi mũi tiêm dị ứng chứa một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Theo thời gian, bác sĩ sẽ tăng liều chất gây dị ứng trong mỗi lần tiêm để giúp cơ thể quen với chất gây dị ứng, giúp giảm bớt các triệu chứng. Mặc dù nó thường được coi là phương pháp điều trị cho trẻ em nhưng cũng có thể hiệu quả ở người lớn tuổi.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Biên niên sử về Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học cho thấy, liệu pháp miễn dịch làm giảm 55% các triệu chứng ở người lớn từ 65 – 75 tuổi, sau ba năm điều trị và giảm gần 2 lần lượng thuốc mà bệnh nhân cần dùng.
- Phương pháp điều trị không dùng thuốc: TS. McGrath cũng khuyến nghị các phương pháp điều trị không dùng thuốc như rửa mũi bằng nước muối hoặc bình neti để loại bỏ các chất gây dị ứng và kích ứng khỏi mũi (sử dụng trước khi xịt steroid vào mũi để đạt hiệu quả tốt nhất).
Nếu sử dụng bình neti, chỉ cần nhớ sử dụng nước cất, không dùng nước máy (trừ nước đun sôi), để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm trong nước, có thể lan lên mũi và có thể cả não.
Mối liên hệ giữa hen suyễn và sữa công thức ở trẻ nhỏ
Việc dị ứng với một số loại protein trong sữa công thức khiến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ trầm trọng hơn.
Đáng tiếc, tác nhân gây dị ứng này thường bị bỏ qua.
Dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức khiến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ nặng hơn. Ảnh: N.S.
Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác. Nhiều trẻ sơ sinh rất khốn khổ khi gặp phải tình trạng này, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù một số yếu tố góp phần gây bệnh đã được xác định, đáng chú ý là chất lượng không khí kinh khủng ở đa số các thành phố lớn, nhưng yếu tố dị ứng với sữa bò lại thường không được nghĩ tới. Tuy nhiên, từ năm 1959 trở lại đây, người ta thấy rằng sữa bò có thể gây ra bệnh hen suyễn nghiêm trọng ở trẻ em. Ước tính có tới 30% số người bị dị ứng sữa bò sẽ xuất hiện các triệu chứng hen suyễn khi có tiếp xúc.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Allergy (tạm dịch: Dị ứng Lâm sàng), 25 trong số 31 trẻ sơ sinh có tiền sử dị ứng trong gia đình đã mắc bệnh hen suyễn sau khi uống sữa bò. Để so sánh, chỉ có 8 trong số 30 trẻ trong nhóm đối chứng mắc bệnh hen suyễn sau khi bú mẹ hoàn toàn.
Chúng ta cần đặt câu hỏi là tại sao nhóm bú sữa mẹ (nhóm đối chứng) lại có đến 8 trường hợp. Một lý do khả thi là ngay cả khi trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, chúng vẫn có thể tiếp nhận các protein gây bệnh thông qua sữa mẹ nếu người mẹ tiếp tục tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tuyên bố chắc chắn rằng: "Không có nỗ lực nào ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của các bà mẹ cho con bú và làm giảm cơ hội để các tác nhân gây dị ứng [protein trong sữa bò] chuyển sang trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ." Nếu các nhà nghiên cứu có thể đảm bảo chế độ ăn uống của các bà mẹ không có sữa bò thì tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm đối chứng có thể đã thấp hơn rõ rệt.
Một nghiên cứu được tường thuật trên tạp chí Annals of Allergy (tạm dịch: Biên niên sử Dị ứng) cho thấy một số lượng đáng kể trẻ sơ sinh mắc bệnh hen suyễn cũng có kết quả dương tính với hội chứng dị ứng sữa bò. Tất cả số trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống đều thuyên giảm các triệu chứng sau khi loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn.
Trong một nghiên cứu khác, 15 trong số 22 bệnh nhân hen suyễn được áp dụng chế độ ăn không có sữa bò. Tình trạng của họ cải thiện đáng kể trong hai tuần, nhưng phải sau hai đến ba tháng trôi qua, các đối tượng nghiên cứu mới thấy các triệu chứng thuyên giảm tối đa. Sự cải thiện của 8 bệnh nhân trong số đó tốt đến mức thỉnh thoảng họ mới cần máy hỗ trợ hô hấp, chứ không phải thường xuyên.
Một bệnh nhân đã từng sử dụng liều hàng ngày từ 30mg đến 40mg thuốc steroid Prednisone có thể giảm liều xuống 10mg mỗi ngày. Sau 14 tháng, bệnh nhân vẫn chưa lên cơn cấp tính lần nào. Trong số những bệnh nhân được cải thiện, có 14 người sẵn sàng đưa lại protein từ sữa bò vào chế độ ăn uống.
Năm trong số đó lên cơn hen nghiêm trọng trong vòng một tuần sau khi sử dụng lại sữa bò; một người phải nhập viện và điều trị bằng liệu pháp steroid.
Không phải lúc nào sữa bò cũng cần thông qua đường ăn uống để gây ra phản ứng hen suyễn. Trong một trường hợp được báo cáo trên tạp chí Allergy (tạm dịch: Dị ứng), một nữ công nhân tại nhà máy sản xuất chocolate đã bị bệnh "hen suyễn nghề nghiệp" sau khi cô hít phải bột sữa khô mình phết lên bánh kẹo. Sau năm năm chịu đựng, câu chuyện rõ ràng hơn khi tình trạng của cô cứ thuyên giảm vào buổi tối và cuối tuần. Xét nghiệm cho thấy cô đã có phản ứng với protein lactalbumin trong sữa khô tại nơi làm việc.
Những ai không nên ăn dứa? Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin C, chất chống oxi hóa và enzyme bromelain, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn dứa mà không gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những nhóm người cần thận trọng hoặc nên tránh ăn dứa. Những ai không...