Rộng cơ hội cho người học từ mô hình đào tạo linh hoạt
Các giáo sinh nhận xét, đào tạo giáo viên A cộng B, “3 trong 1″ là mô hình linh hoạt, có thể thu hút người tài vào ngành sư phạm và cơ hội việc làm của sinh viên cũng rộng mở hơn…
Ảnh minh họa/ INT
Vững tay nghề, chắc kiến thức
Theo các giáo sinh, mô hình đào tạo giáo viên A B, “3 trong 1″ khi áp dụng mở rộng kiến thức cho sinh viên rất nhiều. Thay vì đào tạo khép kín như chương trình sư phạm trước kia, giáo sinh có thể học như một cử nhân khoa học. Kiến thức thu thập được giúp ích rất nhiều cho nghề dạy học, cơ hội việc làm rộng mở, đặc biệt có thể tận dụng nguồn nhân lực ngành khác vào sư phạm…
Giáo sinh Trần Thy Trúc, ngành Sư phạm Mầm non, Trường ĐH Trà Vinh cho biết: Mô hình nối tiếp (A B) có những ưu thế trong việc đào tạo giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng. Bởi những năm đầu sinh viên sư phạm được đào tạo như một cử nhân các chuyên ngành. Mô hình này phù hợp với xu thế giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Theo mô hình này, 3 năm đầu dành chủ yếu cho giảng dạy khối kiến thức chung, kiến thức khoa học cơ bản. Khối kiến thức khoa học giáo dục – sư phạm được giảng dạy với thời lượng tăng dần, đặc biệt là năm thứ tư. Đây là mô hình đào tạo mới nhưng giúp ích sinh viên rất nhiều. Đặc biệt là đội ngũ sinh viên sư phạm khi ra trường đảm nhiệm giảng dạy Chương trình GDPT mới. Được đào tạo mô hình này sinh viên sư phạm vững kiến thức chuyên môn dạy học, bao gồm khoa học cơ bản và nghiệp vụ dạy học…
Giáo sinh Trần Thy Trúc, ngành Sư phạm Mầm non, Trường ĐH Trà Vinh.
Tuy nhiên, theo giáo sinh Trần Thy Trúc, khi triển khai mô hình đào tạo trên, cần xem xét hạn chế việc thời lượng kiến tập và thực tập sư phạm chưa nhiều. Điều này dẫn đến kỹ năng sư phạm của người học cũng như sinh viên còn thiếu. Sau khi ra trường sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện kỹ năng giáo dục, dạy học mới vững vàng ở vị trí giáo viên…
Theo giáo sinh Trần Hoàng Bảo Ngọc, ngành Sư phạm Tiểu học, Trường ĐH Đồng Tháp, mô hình đào tạo giáo viên kết hợp – tiếp nối (A B) có chuyên môn sâu với số lượng tín chỉ lớn. Chương trình đào tạo này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn nắm vững kiến thức nhiều lĩnh vực.
Video đang HOT
Cụ thể, sinh viên sư phạm được đào tạo khối kiến thức khoa học cơ bản cùng với sinh viên các ngành tương ứng. Bên cạnh đó còn được đào tạo khối kiến thức đặc thù sư phạm, khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, thực hành, kiến tập, thực tập sư phạm, khóa luận/thi tốt nghiệp…
Giáo sinh ra trường, chắc chắn chất lượng sẽ được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, theo giáo sinh Trần Hoàng Bảo Ngọc, mô hình đào tạo này sinh viên phải nỗ lực rất nhiều. Vì phải học tập, rèn luyện, kiến thức như một cử nhân khoa học và sinh viên sư phạm.
Giáo sinh Trần Hoàng Bảo Ngọc, ngành Sư phạm Tiểu học, Trường ĐH Đồng Tháp.
Tăng trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp
Giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc, ngành Sư phạm Toán, Trường ĐH Kiên Giang chia sẻ: Đào tạo giáo viên theo mô hình (A B), sinh viên sư phạm học cùng với sinh viên các ngành khoa học cơ bản, được tăng cường trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp. Mô hình góp phần quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi đẩy mạnh đổi mới chương trình đào tạo với các mô hình mới. Nhất là triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc, ngành Sư phạm Toán, Trường ĐH Kiên Giang.
“Ưu điểm mô hình đào tạo chính là sinh viên dù đào tạo ở khoa nào nếu muốn được cấp bằng cử nhân sư phạm thì học và tích lũy đủ tín chỉ. Mô hình đào tạo này được thúc đẩy theo hướng học xong cử nhân một ngành, rồi học về khoa học giáo dục. Sinh viên có hiểu biết căn bản về kiến thức chuyên ngành, đồng thời cũng được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ phù hợp”, giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc cho hay.
Ở góc độ cơ hội nghề nghiệp và sử dụng nguồn nhân lực, giáo sinh Trần Thy Trúc thông tin: Với mô hình đào tạo này nhanh chóng giải bài toán về thiếu giáo viên. Việc tuyển dụng thêm giáo viên có thể nhanh chóng được đáp ứng bởi những người khác ngoài ngành sư phạm có thể học thêm phần kiến thức về nghề sư phạm trong chương trình đào tạo giáo viên, thực hành nghề sư phạm và được công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền có thể trở thành giáo viên. Khi nhu cầu tuyển dụng giáo viên giảm, những người đang theo học các chương trình giáo viên hoặc là giáo viên có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhanh chóng bởi họ đã được trang bị kiến thức nền tảng từ các ngành khoa học khác khi học theo mô hình nối tiếp.
“Điều này cũng sẽ giúp các cơ sở đào tạo giáo viên thu hút được sinh viên giỏi; giúp sinh viên sư phạm có khả năng thích ứng cao với nhu cầu xã hội. Đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng hay sử dụng nhân lực ngành sư phạm…”, giáo sinh Trần Thy Trúc nhấn mạnh.
Một trong những ưu điểm của mô hình đào tạo giáo viên tiếp nối là cho phép người học có thể tham gia vào chương trình đào tạo giáo viên một cách linh hoạt hơn. Từ đó có nhiều cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp do mỗi người tốt nghiệp đều có thể làm giáo viên hoặc làm một nghề khác họ đã học trước đó hoặc cùng lúc khi học sư phạm. Mô hình này, sinh viên có cơ hội học rất sâu các kiến thức chuyên môn…
Tuy nhiên, để triển khai phải có sự đầu tư trong khâu thiết kế chương trình để có thể khắc phục được những điểm vốn được xem là hạn chế của mô hình tiếp nối. – PGS.TS Dương Thị Hồng Hiếu – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TPHCM
4 khó khăn khi học trực tuyến
Theo chị Hồng Phương, cán bộ hỗ trợ FUNiX, người học trực tuyến thường hiểu sai cách học, không biết khai thác tài liệu, theo sát mục tiêu nên mất động lực.
Chị Đặng Nguyễn Hồng Phương hiện là cán bộ hỗ trợ (Hannah) sinh viên học trực tuyến tại FUNiX. Chia sẻ trong buổi thảo luận "Duy trì động lực thời 4.0" tại FUNiX, chị chỉ ra khó khăn mà người học trực tuyến hay gặp phải và cách tháo gỡ.
Hình dung sai về cách học
Chị Đặng Nguyễn Hồng Phương cho biết nhiều sinh viên khi đăng ký, hình dung việc học trực tuyến sẽ có thời khóa biểu, bài giảng trong giờ lên lớp và sinh viên khác học cùng mình. Thực tế, việc học với MOOC (khóa học trực tuyến mở) có nhiều khác biệt. Học viên vào hệ thống quản lý (LMS) tự theo bài vào bất cứ thời gian nào. Lịch học sắp xếp theo thời gian biểu riêng, cần tính chủ động cao.
Chị Phương khuyên sinh viên trước khi bắt đầu, nên tìm hiểu bài, video hướng dẫn để biết về cách học và sử dụng bài giảng. Tại FUNiX, khi bắt đầu nhập học, học viên nên chia sẻ mục tiêu với đội ngũ hannah hỗ trợ, để lập một thời gian biểu phù hợp. Khi không có bạn cùng lớp, học viên nên tìm hiểu cộng đồng sinh viên để chủ động tham gia, liên kết trao đổi kiến thức.
Sinh viên trực tuyến tại FUNiX tương tác, kết nối trong buổi gặp mặt định kỳ. Ảnh: FUNiX.
Không biết khai thác tài liệu
Theo hannah, đây cũng là một khó khăn cho người học khi bắt đầu học MOOC. Ví dụ, bài học liên kết tới nhiều trang khác nhau, yêu cầu cài đặt các phần mềm để thực hành... khiến sinh viên mất phương hướng.
Học viên nên chuẩn bị vở, hoặc lập file tài liệu cho từng môn, ghi chú mục lục, các công cụ, website cần thiết... Dựa vào mục lục, người học tự vẽ sơ đồ cây, tiểu mục tương ứng với bài giảng. Khi hệ thống hóa được nội dung trên sơ đồ, việc học trở nên dễ dàng hơn.
Trì hoãn vì kế hoạch phát sinh
Trong quá trình học trực tuyến, nhiều học viên bận việc, kế hoạch bất ngờ nên bỏ cuộc giữa chừng. Hannah Phương khuyên học viên cân nhắc kỹ trước khi quyết định học. Khi đã quyết tâm học, cần cân bằng công việc, lịch công tác, kế hoạch vui chơi... để theo sát mục tiêu.
Mentor (chuyên gia công nghệ) hướng dẫn sinh viên học tập tại FUNiX. Ảnh: FUNiX.
Ngoài ra, học viên có tâm lý trì hoãn, không bắt tay ngay, nghĩ kiến thức dễ thường khó về đích. Thay vào đó, cần nghiêm túc học tập từ sớm, duy trì thời gian biểu để hoàn thành chương trình.
Mất động lực
Một số người muốn học trực tuyến để có cơ hội việc làm ngay trong thời gian ngắn, nhưng làm quen với cách học mới, khó khiến tốc độ học chậm lại, không đạt được mục đích. Một số sinh viên lại gặp vấn đề sức khỏe khi vừa học vừa làm. Những điều này khiến học viên mất động lực.
Chị Hồng Phương gợi ý: "Nếu quá chán nản, hãy nhớ tới lúc đăng ký học các bạn hào hứng như thế nào, có mục tiêu ra sao. Hãy mở kế hoạch đặt ra từ đầu để tiếp tục cố gắng".
Để duy trì động lực học, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâmđào tạo công nghệ chuyên sâu xSeries FUNiX, chia sẻ học viên nên xác định rõ mục tiêu, tìm những vấn đề để tháo gỡ. Nếu thiếu nền tảng kiến thức nên dành từ 1 - 2 tháng để củng cố. Những tiến bộ nhỏ trong từng phần cũng sẽ giúp người học duy trì động lực trong cả quá trình.
Tiên phong đổi mới mô hình đào tạo giáo viên Phát biểu tham luận tại ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XIII, một trong các giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29 giai đoạn 2021-2025 được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Ảnh minh họa. Để làm được điều này, vai trò của cơ sở đào tạo giáo viên (GV) là...