Rợn người công nghệ sản xuất bún, miến
Điều kinh hoàng không chỉ là tình trạng ô nhiễm ở đây mà rợn người hơn khi chứng kiến khâu sản xuất mất vệ sinh của làng nghề nay. Vây ma, hàng ngày lang nghê nay cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận hàng trăm tấn hàng.
Lam bun cạnh chuồng lợn
Càng gần đến ngày giáp Tết làng nghề sản xuất bún, miến ở xã Dương Liễu, xã Minh Khai càng trở nên sôi động. Dọc con đường chính dẫn vào làng đầy những đống củ rong riềng được chất cao như “núi”. Cảnh người đẩy xe cải tiến chở củ rong riềng về xưởng tấp nập. Có lẽ ai cũng se cảm thấy rợn người khi đi vòng quanh làng nghề chuyên sản xuất, cung cấp bún, miến nơi đây. Mặc dù trời không mưa nhưng con đường làng vẫn trơn trượt bởi nước thải từ các hộ sản xuất rong riềng, sản xuất miến xối ra tràn cả lên mặt đường. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ những rãnh nước đen ngòm chạy quanh co khắp làng. Ở đây những ngôi nhà xem ra có phần khang trang, nhưng những xưởng làm bún, miến lại được đầu tư khá sơ sài, che chắn tạm bợ, mới chỉ trông qua đã ớn người.
Đường vào làng bún nghề nhếch nhác bẩn thủi.
Nước cống đen ngòm ô nhiễm khắp làng bún.
Cảnh làm bún luộm thuộm mất vệ sinh.
Cắt và phơi bún ngay cạnh rãnh nước.
Những chiếc máy ép bún không được che đậy mặc cho ruồi nhặng tung hoành.
Bột được ủ cả trong chiếc bạt xanh.
Những thùng ngâm gạo, ngâm bột cáu bẩn mất vệ sinh.
Video đang HOT
Với cách phơi này, bún, miến được “trộn” thêm với bụi đường.
Chính từ nơi nhếch nhác và ô nhiễm này mỗi ngày có hàng trăm tấn bún, miến được làm ra và đưa đi tiêu thụ khắp nơi. Ghé vào một gia đình ở Đội 4, xã Minh Khai gặp cảnh 2 vợ chồng ông bà T đang lúi húi với mẻ bún. Bà T vừa làm vừa đon đả tiếp thị: “Nhà tôi trung bình mỗi ngày làm 2 tạ, nếu có đặt hàng thì có thể làm nhiều hơn. Chú yên tâm giá bán ở đây là giá chung rồi nếu xem hàng thấy được thì đặt cọc tiền chúng tôi làm cho. Sở dĩ bún ở đây ngon và bán được nhiều là do sợi bún dẻo, trắng và thơm”.
Thế nhưng, chúng tôi thấy rùng mình khi được chứng kiến khâu sản xuất mất vệ sinh của xưởng bún này. Chiếc máy ép bún cũ kỹ vốn đã được khai thác triệt để nên đã hoen rỉ, cáu bẩn từ chân cho đến miệng được đặt giữa khoảng sân trước nhà. Trong cái khoảng sân nhỏ và ẩm ướt đó, dưới đất những cục bột được để lăn lóc, những mẻ bún được cắt nhỏ đang phơi tạm. Xen vào đó là những thùng bột, thùng ngâm gạo cáu bẩn. Xem chiếc máy ép bún hoạt động, nhiều lúc người đón cắt không kịp để những sợi bún dài loã xoã xuông sân dính cả đất dưới sân.
Ngay trong khoảng sân đó cách chỗ kê chiếc máy làm bún chừng 3m là nhà vệ sinh và chuồng lợn với đàn lợn nằm lăn lóc, mùi phân bốc ra nồng nặc. Khi ra khỏi xưởng nhà ông bà T, chúng tôi giật mình khi bất ngờ gặp những con lợn của gia đình bên cạnh sục mõn ra những ô cửa kêu ầm ĩ. Hoá ra cách một bức tường nằm sát xưởng bún của nhà bà T còn thêm một chuồng lợn hàng xóm nữa!
Đến thăm xưởng bún của vợ chồng anh H -M ở Đội 2, thấy cũng không kém hơn về mức độ mất vệ sinh. Vẫn là những thùng bột cáu bẩn, rêu mốc không hề được che đậy. Chị M đặt sào phơi bún ngồi tước ngay cạnh rãnh nước, sợi bún dính cả xuống nền đất ẩm ướt nhưng chị vẫn mặc kệ. Thấy chúng tôi thắc mắc về cách làm mất vệ sinh, chị M cười bảo: “Các chú lấy về ăn hay đem về bán?”. Nghe chúng tôi nói đem về bán, chị M nói ngay “Thế thì lo gì!”
Vào một xưởng miến của gia đình ở Đội 3, xã Dương Liễu. Chúng tôi lân la hỏi tìm mối hàng để được vào “thập mục sở thị” xưởng miến gia đình, cho dù nó đang tạm nghỉ. Nhìn những chiếc máy ép miên đang dừng hoạt động nhưng không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng tung hoành. Những thùng nhựa, hoặc thùng bê tông để ngâm gạo, ngâm bột cáu bẩn bốc mùi chua loét, mặc cho ruồi nhặng bu đây. Đó cũng là tình trạng chung của một số xưởng mà chúng tôi đã ghé thăm.
Chi nhăc nhăc nhơ rôi măc kê
Làng sản xuất bún, miến của xã Dương Liễu, xã Minh Khai nằm cách trung tâm HN khoảng hơn 20km. Nơi đây từ lâu được biết đến là làng nghề truyền thống. Ông Nguyễn Danh Bảo, Chủ tịch UBND xã Dương Liễu cho biết: cả xã hiện có gần 50 hộ sản xuất củ rong riềng và gần 70 hộ làm miến, tập trung chủ yếu tại Đội 3. Trung bình mỗi gia đình làm hàng ở đây mỗi ngày sản xuất từ 2 – 5 tạ bún, hoặc miến, cung cấp cho thị trường HN, cùng các tỉnh hàng trăm tấn mỗi ngày.
Quy mô là như vậy, nhưng do thiếu sự quy hoạch nên hoạt động của làng nghề vẫn chủ yếu diễn ra theo kiểu tự phát. Khâu an toàn vệ sinh dường như bị thả nổi. Ngay cả đường đê cũng được tận dụng để làm chỗ phơi những mẻ miến, bún mỗi khi ra lò, mặc cho bụi bẩn. Đường làng, ngõ xóm cũng được tận dụng làm nơi phơi, ngay cạnh rãnh nước thải lộ thiên ô nhiễm đen ngòm bốc mùi nồng nặc.
Ông Nguyễn Danh Bảo cho biết thêm: Năm 2010, xã đã tiến hành hai đợt kiểm tra và đã phát hiện một số gia đình thiếu chứng chỉ sản xuất, thiếu giấy đăng kinh doanh, UBND xã đã nhắc nhở và đề nghị các cơ sở sản xuất phải làm đúng những quy định của pháp luật.
Nói về thực trạng ô nhiễm từ làng nghề, ông Bảo thừa nhận việc ô nhiễm như hiện nay là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên lực bất tòng tâm vì thiếu kinh phí. Hiện tại, hàng trăm tấn bã của những hộ sản xuất rong riềng vẫn hàng ngày trực tiếp thải ra cống rãnh của làng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong. Không hiêu vi sao cac cơ quan quan ly vê an toan vê sinh thưc phâm cua Ha Nôi lai đê nhưng cơ sơ san xuât bun, miên mât vê sinh nay tôn tai ma không bi xư ly?
Theo Lao Đông
Theo 2sao
Làm bò khô cạnh... nhà vệ sinh
Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh.
Làm bò khô cạnh... nhà vệ sinh!
Hình minh họa
Ngày Tết, bò khô là món ăn được ưa chuộng tại Đà Nẵng. Chúng tôi đặt chân đến "lò" làm bò khô nằm trong một con hẻm trên đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu).
Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh.
Em Ngọc Lan (sinh viên Trường ĐH Duy Tân) xin làm thêm tại đây cho biết, khô bò được để trên sàn hay dùng thau chứa là đã qua công đoạn tẩm gia vị, còn trước lúc xé nhỏ, từng tảng thịt to vừa được sấy khô được để đầy dưới nền nhà. Qua lại, nhiều người còn lấy chân gạt ngang để lấy chỗ bước đi.
"Có đi làm thế này em mới biết, thức ăn mà mọi người hay dùng trong dịp Tết bẩn đến mức nào. Từ bây giờ, em chẳng dám nghĩ tới chuyện ăn bò khô nữa"- Lan rụt cổ nói.
Một điều đáng ngạc nhiên là cơ sở này có đủ mọi thứ giấy tờ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được chủ cơ sở dán trên tường để khách hàng tới mua nhìn thấy.
Phơi bí làm mứt ngay trên đường Xuân La (Hà Nội)
"Công nghệ" bẩn sản xuất mứt
Cư xá Đường Sắt, Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3 (TP.HCM) từ lâu vang tiếng là lò mứt của nhiều chợ trên địa bàn thành phố như An Đông, Bình Tây, Phạm Thế Hiển...
Những ngày đầu tháng Chạp, cả cư xá như một công trường hỗn loạn. Ngay con hẻm đối diện chùa Đại Hành, xe chở mứt thành phẩm đi ra, xe nguyên liệu đi vào liên tục. Sâu trong hẻm, gần 20 thanh niên ở trần, mồ hôi nhễ nhại đang dùng tay khuấy đều những thùng nhựa chứa đầy me, bí, cà rốt, dừa, khoai...
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Mão, các lò mứt, chả giò, hạt dưa... đang vào mùa cao điểm sản xuất. Bất chấp sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng, "công nghệ" sản xuất bẩn vẫn ngang nhiên tồn tại.
Hàng chục nồi nước đường sôi sùng sục, người thợ lấy nước trong thùng cạnh đó đổ thêm vào nồi, mặc dù vừa mới... rửa tay trong đó. Cảnh sơ chế nguyên liệu trái cây cũng vô cùng kinh khủng.
Trái cây được rửa qua ở một thùng nước lớn, sau khi gọt vỏ, rửa lại một lần nữa cũng ngay thùng nước đó rồi đem phơi. Từng bao tải trái cây chờ sơ chế bày tràn lan ra lòng đường. Nước bẩn từ ống cống bốc mùi hôi thối nồng nặc, người qua lại vô tư giẫm lên.
Một cơ sở sản xuất mứt Tết khác ở khu phố 1, xã Bình Hưng, Bình Chánh cũng đang hối hả sản xuất. Vẫn theo quy trình y hệt bên cư xá Đường Sắt, nhưng mứt ở đây sản xuất ngay trong những nhà chòi cắm chân trên kênh Tập Đoàn.
Đây là con kênh nổi tiếng ô nhiễm. Giữa tháng 12-2010, bé Nguyễn Hồng San ở tổ 58, ấp 1A đã tử vong vì nhiễm khuẩn tả do vô tình uống phải nước kênh này. Vậy mà công nhân vẫn vô tư rửa dọn nguyên liệu, đồ dùng làm mứt Tết.
Tại Hà Nội, làng mứt Tết Xuân Đỉnh cũng rộn rã vào mùa, và cảnh "muôn năm cũ" vẫn diễn ra. Dọc theo tuyến đường Xuân La để vào làng mứt Xuân Đỉnh, mứt được phơi trắng phau dọc hai bên vỉa hè.
Các loại mứt sau khi luộc được đem phơi ngay trên mặt đất, trên tấm bạt và không có bất cứ thứ gì che đậy. Bụi bặm, rác rưởi lẫn vào mứt. Vào đến làng, đập vào mắt chúng tôi là cảnh công nhân tay đen sì thái bí, trộn đường, bốc mứt trên nền đất nhớp nháp.
Ông chủ xởi lởi cho xem rất nhiều đơn đặt hàng đến từ rất nhiều nơi, chủ yếu là các vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Nhưng khi được hỏi về giấy chứng nhận, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ông này lảng sang chuyện khác sau khi buông một câu gọn lọn: "Chưa kịp làm".
Theo Dân Việt
Xưởng chế biến mỡ "trộn" ruồi nhặng Những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa Nguồn nước ô nhiễm ở Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) là nước để rửa mỡ trước khi mỡ được đưa lên chảo. Những phi mỡ hoen gỉ, ruồi muỗi bâu đen sì trong thùng mỡ, các loại dụng cụ vứt bừa bãi trên một khoảng đất trống... là những gì chúng...