Rối tinh rối mù việc triển khai môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Để áp dụng dạy tích hợp liên môn vào nền giáo dục Việt Nam, ở thời điểm hiện tại, theo tôi cần đặc biệt cẩn trọng và phải xây dựng một lộ trình rõ ràng, khả thi.
Từ năm học này, cả nước đã bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt là lần đầu tiên có sự xuất hiện của môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6 Trung học cơ sở, môn này được xây dựng trên nền tảng tích hợp 3 môn học là Vật lý, Hóa học và Sinh học trong chương trình cũ.
Thực tế, hiện nay nhiều trường trung học cơ sở vẫn đang phải dạy riêng 3 phân môn trong môn tích hợp giống như đơn môn trước đây, bởi hầu hết các trường chưa có điều kiện cần và đủ để một giáo viên đảm nhiệm dạy toàn bộ môn Khoa học tự nhiên mà vẫn bố trí 2 – 3 giáo viên cùng đảm nhiệm.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Mai Văn Túc – Giáo viên dạy môn Vật lý Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Thầy Túc cho biết: “Những mục tiêu chính đặt ra cho lần thay sách này là dạy học theo định hướng phát triển năng lực và dạy tích hợp liên môn ở trung học cơ sở.
Cả hai mục tiêu này đều là điều mà các quốc gia có nền giáo dục phát triển đã và đang thực hiện đạt được những thành quả rất lớn. Tuy nhiên, để áp dụng vào nền giáo dục Việt Nam ở thời điểm hiện tại thì tôi nghĩ cần đặc biệt cẩn trọng và phải xây dựng một lộ trình rõ ràng, khả thi.
Để đạt được hai mục tiêu trên cần những yếu tố sau: Đội ngũ giáo viên, đây là yếu tố quyết định. Sách giáo khoa, sách cho giáo viên, sách bài tập và không thể thiếu là trang thiết bị dạy học. Nếu một trong các yếu tố trên không đạt yêu cầu thì không thể có kết quả như mong muốn”.
Theo thầy Túc: “Tập huấn sách giáo khoa mới cho giáo viên thì nội dung còn mang tính chất nghĩa vụ, hời hợt, chung chung và mang mầu sắc quảng cáo bán hàng”. Ảnh: NVCC.
Đội ngũ giáo viên chưa sẵn sàng dạy tích hợp?
Theo thầy Túc: ” Các giáo viên dạy lâu năm do chỉ dạy chuyên môn chính nên kiến thức về lĩnh vực còn lại của môn Khoa học tự nhiên không còn nhớ. Thứ hai, những khóa tập huấn ngắn ngày không thể đảm bảo chỉ để hiểu lại kiến thức do lâu ngày không sử dụng, chứ chưa nói đến nhớ và tích hợp để dạy, và dạy theo định hướng phát triển năng lực lại càng khó.
Tác giả viết sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 có chuyên môn chính là Hóa học, khi viết bài có kiến thức liên quan đến Vật lý thì bị sai căn bản tất cả các hiện tượng Vật lý có trong bài, ví dụ: Hình vẽ mực nước trong cốc và ngoài cốc ngang nhau là sai vì khi úp cốc xuống nước trong cốc sẽ bị đẩy ra.
Lỗi nữa là cả cây nến và đế nhựa có trọng lượng đáng kể nhưng hình vẽ cho thấy không có phần nào ngập trong nước là sai.
Lỗi thứ 3: Cây nến chỉ cháy trong khoảng thời gian cỡ 5 đến 10 giây mà giảm chiều cao như ở hình (1) đến ngắn như ở hình (3) là không thực tế.
Như vậy, giáo viên không vững kiến thức liên môn sẽ không thể phát hiện ra để dạy đúng cho học sinh và hậu quả để lại là rất lớn. Rất tiếc là lỗi này đang rất phổ biến trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6″.
Thầy Túc nói: “Hiện nay, giáo viên chưa sẵn sàng dạy học phát triển năng lực là do lỗi hệ thống, từ khi học phổ thông cho đến học đại học hầu hết các thầy cô đều bị học chay, học không hiểu bản chất, học lệch, học đối phó với điểm số, thi cử. Đã thế, phương pháp được đào tạo là phương pháp truyền thụ kiến thức đã quá lạc hậu.
Một trong những yêu cầu hàng đầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực là cần sử dụng hiệu quả các hạng mục thiết bị dạy học nhưng hiện tại chưa có trang thiết bị môn Khoa học tự nhiên. Số ít các thiết bị sẵn có thì không đồng bộ, chất lượng thấp. Hầu hết các giáo viên không làm chủ được trang thiết bị thí nghiệm khi dạy môn Khoa học tự nhiên.
Video đang HOT
Muốn dạy phát triển năng lực thì người dạy phải được đào tạo theo hướng phát triển năng lực và phải có năng lực. Nhiều giáo viên ngay cả chuyên môn chính được đào tạo còn đang rất vất vả để dạy đúng theo cách truyền thống, thì việc dạy liên môn theo định hướng phát triển năng lực là không thể. Tập huấn sách giáo khoa mới cho giáo viên thì nội dung còn mang tính chất nghĩa vụ, hời hợt, chung chung và mang mầu sắc quảng cáo bán hàng”.
Thầy Túc nhận định: “Hiện đang còn rất nhiều lỗi sai kiến thức căn bản ở cả ba bộ sách giáo khoa, và ở cả sách giáo viên, sách bài tập. Nhiều bài học viết rất chung chung, không làm rõ được bản chất của vấn đề, do đó không thể phát huy được năng lực tự học, sáng tạo của học sinh.
Chưa có hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực ở các cấp độ khác nhau như: Nhớ – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo. Ít có liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế làm cho học sinh không thấy hấp dẫn. Nội dung tích hợp chưa thể hiện rõ trong bộ sách”.
Lúng túng trong tổ chức triển khai dạy và học
Thầy Túc nhận định: “Đây là vấn đề hiện đang được dư luận bàn đến nhiều nhất vì dễ nhận ra những bất cập ngay ở khâu đầu triển khai dạy và học. Trong hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường chủ động bố trí kế hoạch dạy học phù hợp với logic các chủ đề của chương trình môn học. Hướng dẫn này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gây nên sự không thống nhất triển khai dạy môn Khoa học tự nhiên trên toàn quốc, điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả dạy và học.
Theo thông tin tôi nhận được từ rất nhiều đồng nghiệp trên cả nước, hiện tại nhiều trường đang có một số cách phân công dạy môn môn Khoa học tự nhiên như sau:
Cách 1: Chỉ đạo tách môn Khoa học tự nhiên thành 3 “phân môn” và phân công giáo viên dạy như cũ. Cách làm này phá bỏ đi toàn bộ logic của một môn học mới, phá bỏ đi hoàn toàn tính tích hợp nội dung. Và không có gì thay đổi nhiều đối với học sinh và giáo viên. Bỏ ra nhiều công sức để xây dựng chương trình mới và viết sách giáo khoa mới là vô nghĩa.
Cách 2: Dạy theo tiến độ logic mà sách giáo khoa đã viết, gặp chủ đề nào thuộc lĩnh vực của giáo viên nào thì giáo viên đó dạy, cách này có những trở ngại sau: Khối lượng công việc của giáo viên là không cố định, có cô giáo phản ánh một tuần phải dạy đến 28 tiết, nhưng có tuần chỉ có 2 tiết. Gặp những phần có kiến thức liên môn thì giáo viên không thể triển khai đạt kết quả như mong muốn.
Cách 3: Phân công một giáo viên dạy cả môn Khoa học tự nhiên. Về vấn đề này, ở nhiều trường trung học cơ sở đang không có sự thống nhất giữa Ban giám hiệu và tổ bộ môn nên bàn cãi, tranh luận rất nhiều trong các cuộc họp từ hàng tháng trước khai giảng. Giáo viên phản đối vì tự thấy không thể dạy khác chuyên môn mình đã đào tạo”.
Theo thầy Túc: “Cây nến chỉ cháy trong khoảng thời gian cỡ 5 đến 10 giây mà giảm chiều cao như ở hình (1) đến ngắn như ở hình (3) là không thực tế”. Ảnh: NVCC.
Về chuẩn bị giáo án, thầy Túc nói: ” Các giáo viên sẽ soạn giáo án, vì là một môn học mới nên giáo viên cần sự tham khảo từ rất nhiều nguồn uy tín. Đáng tiếc rằng hiện tại chưa có các nguồn tài liệu đấy, chưa có sách giáo viên, chưa có thiết bị. Trong khi đó thị trường giáo án mẫu, giáo án lậu và bồi dưỡng chứng chỉ đang hoạt động hết sức sôi động. Một thực trạng rất phi giáo dục.
Hơn nữa, nếu một giáo viên soạn giáo án thì không có gì đảm bảo nó đạt tiêu chuẩn tích hợp và phát triển năng lực của môn Khoa học tự nhiên. Nhưng nếu phải cả 3 giáo viên hợp sức để cùng soạn một bài thì khối lượng công việc quá lớn. Khâu duyệt giáo án cũng nhiều vấn đề để nói, tuy nhiên thì khâu này ở nước ta còn mang tính hình thức và nể nhau”.
Với dạy học, theo thầy Túc: ” Giai đoạn này là kết quả thừa hưởng mọi thành quả và bất cập của giai đoạn trước. Tuy nhiên trong thực tế có thể có nhiều vấn đề nhỏ sẽ nảy sinh, nếu trước đây giáo viên bị thiếu giờ dạy hoàn toàn có thể hẹn học sinh buổi sau. Nhưng với việc phân công công như hiện nay thì buổi sau hoàn toàn có thể là giáo viên khác.
Cho đến thời điểm hiện tại, các giáo viên chưa nhận được bất kì sự hỗ trợ chính thức nào từ phía những tác giả sách và chương trình về việc kiểm tra đánh giá học sinh. Rõ ràng là với một môn học hoàn toàn mới này giáo viên cần phải được hỗ trợ rất nhiều dạng mẫu để tự học, tránh tình trạng mò mẫm lạc đường. Sách giáo viên là rất quan trọng và càng đặc biệt quan trọng khi năm đầu tiên tích hợp thì lại nhiều nơi chưa có”.
Khó trong việc tổng kết, đánh giá
Thầy Túc nói: “Việc phân công đánh giá cũng hết sức khó khăn vì là một môn học nên chỉ có số lượng điểm giới hạn, khi phân công 3 giáo viên sẽ cho điểm đánh giá định kì, kiểm tra ngắn như thế nào để điểm số đó có thể hiện gần đúng nhất năng lực của học sinh.
Liệu rằng nếu một học sinh được 2 giáo viên khen ngợi trong khi bị giáo viên còn lại không đồng ý về kiến thức, kỹ năng sẽ có số điểm như thế nào?
Tuy mới là đầu năm học, nhưng với bài thi cuối kì tổng kết nội dung môn học, liệu rằng thí sinh thi 3 bài ứng với 3 giáo viên hay chỉ làm một bài duy nhất? Hiện tại cũng chưa thể có giáo viên nào ra được một câu hỏi tích hợp, mà nếu chỉ trả lời những câu hỏi đơn từ từng bài thì lại không thể hiện được đúng ý nghĩa và vai trò của môn học tích hợp.
Theo tôi, giáo viên được tập huấn bài bản cả 3 lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Bộ cần thống nhất trên toàn quốc một phương án để triển khai dạy môn Khoa học tự nhiên theo hướng dạy tích hợp, dạy phát triển năng lực sẽ hiệu quả. Khắc phục được thực trạng triển khai dạy môn Khoa học tự nhiên đang rối bời theo hình thức chữa cháy thiếu khoa học ở các trường trung học cơ sở như hiện nay”.
Đến đây ta thấy rõ vai trò, nhiệm vụ chỉ huy, hướng dẫn, làm mẫu của Bộ càng thêm nặng. Mong rằng Bộ sớm triển khai không để tình trạng các địa phương phản ánh quá gay gắt mới bắt đầu trù tính. Hiện tại, chưa có hệ thống câu hỏi, bài tập, dự án khoa học cụ thể để đánh giá năng lực thì làm sao có thể biết kết quả để phân tích, đánh giá”.
Chương trình phổ thông mới ở lớp 6: Các trường đang 'tích' sao cho 'hợp'
Năm học này lần đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6, trong đó có những môn học tích hợp buộc phải bố trí 2-3 giáo viên dạy 1 môn. Các trường đang "xoay sở" để "tích" sao cho "hợp".
Ngày 5.10, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã có buổi kiểm tra trực tuyến một số trường THCS ở Hà Nội về việc thực hiện dạy học môn khoa học tự nhiên ở lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trước đó, một số cơ sở giáo dục và giáo viên chia sẻ họ lúng túng về việc sắp xếp nhiều giáo viên dạy các môn tích hợp, lần đầu xuất hiện ở chương trình mới, trong đó môn khoa học tự nhiên có tới 3 phân môn là vật lý, hóa học, sinh học, nên việc bố trí giáo viên dạy theo thời khóa biểu ra sao đòi hỏi các trường phải dụng công hơn cả.
Nếu dễ cho giáo viên thì sẽ khó cho học trò
Bà Vũ Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Gia Tự (Q.Long Biên), chia sẻ lúc đầu nhà trường sắp thời khóa biểu dạy đơn môn như trước: mỗi tuần có 2 tiết lý, 1 tiết hóa, 1 tiết sinh. Tuy nhiên, nếu dạy theo phương án này thì dễ cho nhà trường và giáo viên nhưng lại đẩy khó khăn về học sinh vì bị hạn chế trong tiếp thu bài.
Bà Yến chỉ ra rằng chương trình môn khoa học tự nhiên được thiết kế theo chủ đề và mỗi chủ đề lại phù hợp với từng bộ môn. Do vậy, nếu xếp thời khóa biểu tuần tự như trước thì đang dạy chủ đề vật lý, đến giờ hóa sẽ phải dạy sang một chủ đề khác và như thế học sinh sẽ không đươc học liền mạch nội dung, thậm chí làm "hỏng" chương trình do dạy học đảo lộn theo giờ dạy của từng giáo viên.
Do vậy, sau tuần đầu áp dụng, nhà trường họp giáo viên của môn để cùng phân tích kỹ về chương trình và nhận được đồng thuận từ giáo viên là nếu tiếp tục dạy như vậy học sinh sẽ khó tiếp thu và quyết tâm phải dạy tuần tự theo chương trình, theo chủ đề và chấp nhận vào một thời điểm nào đó giáo viên sẽ bị tăng tiết hơn mức bình thường.
Do vậy, Trường THCS Ngô Gia Tự đang áp dụng theo cách phân công giáo viên dạy hết từng chủ đề. Ví dụ, từ tuần 5 đến tuần 10 dạy chương "chất và sự biến đổi của chất", bố trí giáo viên dạy môn hóa đảm nhận, thời lượng 4 tiết/tuần. Tuần 11 đến tuần 18 dạy chương "vật sống", bố trí giáo viên môn sinh đảm nhiệm toàn bộ, thời lượng 4 tiết/ tuần. Tương tự với các tuần từ 19 đến 25... Như vậy, theo bà Yến, việc dạy học bảo đảm đủ 140 tiết/năm, đồng thời bảo đảm tính logic của chương trình Khoa học tự nhiên.
Bà Yến cũng cho hay, phương án dạy như vậy khiến ở một thời điểm nào đó giáo viên dạy các phân môn trong môn tích hợp khoa học tự nhiên sẽ phải tăng tiết. Ví dụ, vào các tuần dạy chủ đề do giáo viên môn vật lý đảm nhiệm thì thay vì chỉ dạy tối đa 19 tiết/tuần như thường lệ thì giáo viên này sẽ phải dạy tới 20-21 tiết/tuần. Tuy nhiên, bù lại vào những tuần dạy chủ đề liên quan đến môn sinh hoặc hóa thì giáo viên này lại chỉ dạy từ khối 7 trở lên, số tiết thấp hơn mức bình thường, với chỉ khoảng 14 tiết/tuần.
"Nhà trường sẽ vất vả hơn trong sắp xếp thời khóa biểu và kế hoạch dạy học thay đổi theo từng tháng, giáo viên cũng làm việc nhiều hơn ở một số thời điểm nhưng nhưng thầy cô đồng thuận, chấp nhận khó khăn để bảo đảm học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức", bà Yến chia sẻ.
Không chỉ riêng THCS Ngô Gia Tự, bà Vũ Thị Thu Hà, Trưởng Phòng GD-ĐT Q.Long Biên (Hà Nội), cho hay hiện 100% trường THCS trên địa bàn quận đã bố trí thời khóa biểu phù hợp, bảo đảm logic của chương trình môn khoa học tự nhiên.
"Đặc thù của môn học này nếu dạy song song 3 phân môn mỗi tuần sẽ rời rạc, đứt mạch kiến thức, vì thế học sinh rất khó hiểu, khó hình dung, khó nhớ", bà Hà chia sẻ.
Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hoàng (Q.Hai Bà Trưng), cũng cho biết đang áp dụng bố trí thời khóa biểu theo chủ đề môn học thay vì thời khóa biểu truyền thống, do vậy dự kiến trong học kỳ 1 sẽ có ít nhất 3 lần điều chỉnh thời khóa biểu với lớp 6 chứ không phải xây dựng thời khóa biểu theo cách truyền thống và áp dụng hết học kỳ như trước đây.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT (màn hình trái), trong buổi kiểm tra trực tuyến về dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên ở lớp 6 với một số cơ sở giáo dục - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Không đồng phục thời khóa biểu
Nhấn mạnh một trong những điểm mới nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính là môn tích hợp ở cấp THCS, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng cách thức tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên mà các trường chia sẻ tại buổi kiểm tra đã bảo đảm đáp ứng yêu cầu, thể hiện rõ tính mới của chương trình.
"Cần tiếp tục chức dạy học theo đúng tinh thần của môn khoa học tự nhiên; trường hợp rất đặc biệt, quá khó khăn mới sắp xếp dạy song song các chủ đề, nhưng phải bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm", ông Độ nêu yêu cầu.
Riêng với thời khóa biểu, Thứ trưởng Độ lưu ý cần sắp xếp linh hoạt, có thể không nhất thiết "đồng phục" 4 tiết khoa học tự nhiên/tuần mà có thể điều chỉnh tăng, giảm sao cho phù hợp, không quá tải cho giáo viên.
Ông Độ đồng thời lưu ý tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của từng trường, và nhấn mạnh nội dung này được phân cấp cho nhà trường, do nhà trường quyết định, trong đó có việc sắp xếp thời khóa biểu. Do vậy, cơ sở giáo dục các cấp cần phát huy tinh thần tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, xếp thời khóa biểu bảo đảm khoa học, sư phạm, thực hiện đúng, hiệu quả, chất lượng các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
"Với đội ngũ giáo viên hiện hành, việc xếp thời khóa biểu để dạy học môn khoa học tự nhiên theo đúng logic của chương trình là hoàn toàn thực hiện được. Vấn đề là nhận thức và sự quyết tâm thực hiện của hiệu trưởng, cùng tập thể sư phạm của nhà trường", ông Độ nói.
Học sinh lớp 6 ở Hà Nội vẫn đang học theo hình thức trực tuyến - NGỌC THẮNG
Đánh giá, cho điểm thế nào?
Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT ban hành đầu năm học lưu ý trong đánh giá, cho điểm với một số môn học, hoạt động giáo dục mới ở lớp 6 như môn lịch sử và địa lý, môn nghệ thuật (gồm mỹ thuật và âm nhạc) sẽ cho điểm, nhận xét với từng phân môn.
Riêng đối với môn tích hợp khoa học tự nhiên, Bộ GD-ĐT không hướng dẫn cho điểm từng phân môn.
Trao đổi thêm với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), lý giải vì môn này không chia phân môn và là môn học được thiết kế tích hợp về kiến thức nên chỉ tính điểm như một môn học.
Theo ông Thành, môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo chương trình mới có tổng số 140 tiết. Theo quy định tại Thông tư 22, về kiểm tra đánh giá ở cấp THCS, THPT, ở phần kiểm tra đánh giá thường xuyên, giáo viên dạy nội dung nào sẽ thực hiện đối với nội dung đó; mỗi học sinh được đánh giá nhiều lần nhưng được ghi nhận 4 điểm đánh giá thường xuyên trong 2 học kỳ phù hợp với tiến trình dạy học. Điều đó có nghĩa là giáo viên không được chọn ghi điểm chỉ tập trung vào một số nội dung trong phân môn mà mình dạy.
Ông Thành nêu hình dung: môn khoa học tự nhiên cũng giống môn học khác, mỗi học kỳ có 1 điểm giữa kỳ và 1 điểm cuối kỳ, nội dung trong đề kiểm tra sẽ xây dựng theo tỷ lệ phù hợp với nội dung dạy học đến thời điểm kiểm tra đánh giá.
Giáo viên thấy rõ ràng 3 môn dồn vào 1 sách, vẫn 3 người dạy nhưng rắc rối hơn Cả 2 sách được xem như có các phần riêng biệt nhau, phần của môn nào của chủ biên môn đó soạn độc lập, phần của giáo viên nào sẽ do môn đó dạy độc lập. Việc ở bậc trung học cơ sở chuẩn bị dạy theo chương trình mới theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ lớp 6 ở năm học...