Rời phố lên Đăk Púk tìm trò

Theo dõi VGT trên

Đều đặn hàng tuần, thầy cô giáo huyện vùng khó Kon Plông lại ngược núi gieo chữ cho học trò nghèo. Niềm vui, hạnh phúc của những giáo viên nơi đây chính là thấy học trò được ăn no, mặc ấm và biết mặt con chữ.

Rời phố lên Đăk Púk tìm trò - Hình 1

Hạnh phúc của thầy A Kluôn là các em vùng khó được học con chữ.

4 tháng mùa mưa

Ngược về huyện miền núi Kon Plông (tỉnh Kon Tum) vào một chiều mưa như trút nước, phải khó khăn lắm chúng tôi mới đến được điểm trường Đăk Púk – Trường PTDT bán trú Tiểu học Đăk Nên (xã Đăk Nên). Từ trường chính đến điểm trường Đăk Púk hơn 20km. Mặc dù được bê tông hóa nhưng sau những trận mưa, đường xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường chi chít đá dăm, khiến việc đi lại gặp không ít khó khăn.

Thầy Hà Minh Tuệ – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường có 254 học sinh theo học tại 6 điểm trường. Riêng tại điểm trường Đăk Púk là nơi học tập của 23 em học sinh lớp 1 và lớp 2 sinh sống ở làng Đăk Púk và Đăk Tiêu.

Theo thầy Tuệ, toàn trường có 27 cán bộ, giáo viên. Đa số giáo viên sinh sống ở huyện khác nên khó khăn về đường sá đi lại. Đặc biệt, vào mùa mưa, đường sình lầy, trơn trượt khiến việc đi lại của họ càng thêm trắc trở.

Gia đình cô Hồ Thị Thu Hà, giáo viên lớp 1A – điểm trường Đăk Púk sinh sống tại TP Kon Tum, cách điểm trường hơn 120km. Cô Hà gắn bó với nơi đây được hơn 1 năm. Ngày đầu mới về trường, khi chưa quen đường có hôm cô chạy xe máy cả ngày mới đến nơi.

“Những ngày đầu về đây giảng dạy, phải di chuyển trên quãng đường vài chục cây số đường rừng khiến mình lo lắng lắm. Con đường từ trung tâm huyện vào đây chỉ lác đác vài nóc nhà, còn lại chỉ toàn núi rừng. Khi đó chưa quen đường nên chuyện ngã xe xảy ra như cơm bữa”, cô Hà nhớ lại.

Rời phố lên Đăk Púk tìm trò - Hình 2

Cô Hồ Thị Thu Hà với học trò vùng khó Kon Plông.

Cô Hà tâm sự, mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng. Con đường độc đạo dẫn ra trung tâm huyện thường xuyên bị sạt lở. Có thời điểm cô mắc kẹt ở trường đến cả tháng trời. Biết cô thiếu thốn, người dân quanh vùng đem con cá suối cùng mớ rau rừng biếu cô ăn tạm. Vào mua khô, mỗi lần về nhà cô lại mua thức ăn tươi sống rồi chở lên điểm trường dùng dần. Những ngày đầu tuần bữa ăn của cô có phần đủ đầy hơn một chút. Mấy ngày về sau bữa cơm của cô giáo chỉ toàn trứng chiên với cá khô.

Video đang HOT

“Khi mới đặt chân về trường giảng dạy mình cũng buồn và khóc nhiều lắm. Nhưng khi nhìn những gương mặt ngây thơ, non nớt của học trò, bản thân lại thôi thúc phải cố gắng. Mình nghĩ, nếu bản thân từ bỏ thì ai sẽ dạy cho các em. Thế rồi mình cũng vượt qua được khó khăn ban đầu và cảm thấy hạnh phúc với những việc đang làm. Giờ đây, nơi này là một kỉ niệm thời tuổ.i trẻ của mình, có lẽ sau này cũng mãi không quên”, cô Hà tâm sự.

Cô Hà cho hay, cô dạy lớp 1 với 8 em học sinh. Các em nơi đây đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên cuộc sống rất khó khăn. Gia đình các em thường lên rẫy từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về nhà nên ít quan tâm đến việc học của con em mình.

Những ngày đầu năm, cứ tối đến cô vào tận nhà để tuyên truyền, vận động phụ huynh cho các em ra lớp để học con chữ. Để níu chân trò ở lớp, cô Hà thường cắt dán tranh ảnh sinh động nhằm thu hút các em. Bên cạnh đó, cô cũng tổ chức các trò chơi, xây dựng tình huống để học sinh khám phá và phát triển bản thân.

“Phụ huynh ít quan tâm đến con em nên là giáo viên mình xem học sinh như người thân trong nhà. Chính vì vậy, mỗi khi lên lớp mình luôn lạc quan, vui vẻ để truyền cho các em năng lượng tích cực. Mình mong rằng các em sẽ thay đổi nhận thức, cố gắng học lên cao để thay đổi bản thân và cuộc sống”, cô Hà chia sẻ.

Rời phố lên Đăk Púk tìm trò - Hình 3

Con đường gập ghềnh sỏi đá dẫn lên điểm trường Đăk Púk.

Nhớ con, nhưng học trò cần mình

Thầy A Triều giảng dạy tại điểm trường Đăk Púk, còn vợ đang dạy ở huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum). Mặc dù cùng giảng dạy trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhưng hai vợ chồng cách nhau hơn 200km. Vợ chồng thầy phải gửi đứa con mới 5 tuổ.i nhờ ông bà nội ở TP Kon Tum chăm sóc. Hàng tuần, vợ chồng thầy A Triều lại vượt chặng đường dài đằng đẵng về thăm con.

“Con nhỏ, lại dạy xa nhà nên chúng tôi nhớ cháu lắm. Mỗi lần như vậy mình chỉ biết gọi điện thoại về nhìn con qua màn hình. Nhưng sóng trên này chập chờn, lúc có khi không. Cháu còn nhỏ nên hay quấy khóc, đòi bố mẹ. Thương con lắm nhưng mình đành chịu, bởi học trò trên này cũng cần mình mà”, thầy A Triều chia sẻ.

Cách điểm trường Đăk Púk không xa, thầy A Kluôn, giáo viên lớp 1 và 2, điểm trường Đăk Lâng (Trường PTDT bán trú Tiểu học Đăk Ring, xã Đăk Ring, huyện Kon Plông) đang ôn tập lại kiến thức cho học sinh trong những ngày đầu năm học.

Thầy A Kluôn tâm sự, bố mẹ thầy ở xã Măng Bút, còn thầy lập gia đình và sinh sống ở huyện Kon Rẫy, cách trường khoảng 60km. Gần 5 năm gắn bó với nơi đây, không ít lần chiếc xe máy cà tàng của thầy đứt xích, thủng săm.

“Trong suốt những năm giảng dạy tại đây, chuyện ngã xe, thủng săm trở nên bình thường. Mùa mưa, nếu không bị ngã xe mới là “chuyện lạ”. Mình nhớ có lần xe hư không thể chạy được, mình phải gọi cho người nhà ở xã Măng Bút mang dụng cụ đến để sửa xe rồi chạy vào trường”, thầy A Kluôn nói.

Thầy A Kluôn có 2 người con, một đứa 3 tuổ.i, đứa kia lên 5. Những hôm nhớ con, thầy chỉ biết gọi về nhìn con qua màn hình điện thoại.

Thầy A Kluôn tâm sự, học sinh ở đây đa phần đều khó khăn. Nhiều em chưa được biết đến chiếc tivi hay cái điện thoại cảm ứng. Chính vì vậy, những hôm về nhà thầy tranh thủ có mạng Internet để tải bài học, clip, hoặc ảnh nhà cao tầng, đường phố… cho các em xem. Khuyến khích học trò cố gắng hơn trong học tập, thầy A Kluôn cũng thường xuyên mua bánh kẹo, sách vở… để tặng các em.

Cú "vồ ếch" của cô giáo miền xuôi gieo chữ trên miền ngược

Cú té ngã vì đường trơn trợt, bùn lầy của cô giáo khi đi dạy học ở miền núi Quảng Ngãi chỉ là một phần nhỏ trong những khó khăn của giáo viên vùng cao.

Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ. Cũng vì dịch bệnh, con chữ đến với học trò ở nơi đây vốn đã gian nan nay lại thêm vất vả bội phần.

Vượt chặng đường núi gần 30km, mà quá nửa trong đó lầy lội mới đến Làng Tốt - điểm trường xa nhất Ba Lế, cũng là xa nhất của huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), cô Nguyễn Thị Trang đã "vồ ếch" giữa đường. Người lấm lem bùn đất đỏ quạch, cô giáo có thân hình bé nhỏ với biệt danh "Ròm" bật cười với chính mình và chụp lại nhiều bức ảnh, sau đó chia sẻ lên mạng xã hội với dòng trạng thái tích cực.

Cú vồ ếch của cô giáo miền xuôi gieo chữ trên miền ngược - Hình 1


Cô Nguyễn Thị Trang và chiếc xe máy sau cú vồ ếch. (Ảnh: NVCC)

"Ròm vừa mới tới nơi, phụ huynh vui tính bảo: Cô lên tới đây được hả, chân cô ngắn mà sao tới hay thế. Eo ơi, Ròm nở cái lỗ mũi to ơi là to, định nói "Cô tay lái lụa mà". Nghĩ khiêm tốn xí nên hổng có nói, đáp lại bằng cái cười thật tươi. Hên là chưa nói cái tay lái lụa chứ không là thấy cái cảnh này quê chế.t đi mất. Cảm giác phê phê thiệt á, cung đường mang tên "Làng Tốt" nhưng nó hổng giống cái tên xí nào cả. Mấy em ơi, có thương cô Ròm thì hoàn thành giúp cô mấy cái nội dung cô giao nhé".

Những dòng chia sẻ chân tình cùng hình ảnh người và chiếc xe đầy bùn đất làm mọi người xúc động. Rất nhiều lời động viên gửi tới cô Trang cùng các giáo viên miền núi, đồng thời xó.t x.a cho sự nghiệp gieo chữ đầy gian nan ở vùng cao.

"Đường vào Làng Tốt không chỉ tôi mà nhiều nữ giáo viên đi riết thành quen. Ngày xưa phải đi bộ chứ không đi được xe máy đâu. Lúc trước mỗi năm tôi đi hư 1 chiếc xe đó. Mình không đi thì ai dạy bọn trẻ", cô Trang chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Trang (sinh năm 1988) là người quê ở huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi). Tốt nghiệp ra trường, cô Trang nộp hồ sơ lên miền núi huyện Ba Tơ để dạy học cho các em nhỏ đồng bào dân tộc H'rê. Khi chưa đến trường học, cô Trang không nghĩ được rằng bà con trên này lại khó khăn đến như vậy. Với nhiều học trò, để tới được trường học, phải đi bộ từ 3 - 4 giờ liền.

Gắn bó với nghiệp gieo chữ ở vùng núi hơn 1 thập kỷ, nhiều kỷ niệm, nhiều tâm tư, nhưng có lẽ đây là năm học đặc biệt nhất từ trước đến nay đối với cô Nguyễn Thị Trang. Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, tr.ẻ e.m và giáo viên vùng cao vốn đã gian nan với con chữ nay lại thêm vất vả bởi việc học trực tuyến.

"Người dân trên này phần đông là người đồng bào H'rê, họ nghèo lắm, ít người có điều kiện để mua thiết bị cho con học online. Địa hình xa, phức tạp nên xã chia thành nhiều cụm trường. Cụm Làng Tốt là xa nhất, mình qua đó dạy trực tiếp cho mấy đứa nhỏ", Trang chia sẻ.

Cú vồ ếch của cô giáo miền xuôi gieo chữ trên miền ngược - Hình 2


Cô giáo giao bài tập cho học sinh. (Ảnh: NVCC)

Đầu năm học đến nay, cứ 2 ngày một lần, giáo viên đến làng để kiểm tra bài, hướng dẫn các em học tập. Ở vùng cao, đôi lúc giáo viên phải đi tìm học trò. Biết cô đến, học sinh sẽ đi trốn. Vậy là giáo viên phải đi tìm, rồi đợi phụ huynh về để giao bài mới. Cứ lần lượt từng nhà như thế, gặp được hết học trò, trời đã sập tối. Có những ngày, hành trình gieo chữ của cô giáo Trang kéo dài 14 giờ đồng hồ.

Mỗi ngày, phụ huynh cứ í ới cô giáo: "Cô ơi vô xem cái quyển vở con em làm đúng hay sai, chỉ giúp em với, em hổng chỉ được", "Cô ơi, cầm lon bò húc uống cho khoẻ, nay cô không uống là chị giận á, mời liên tiếp mấy bữa mà cô cứ từ chối".

Vừa xong ngụm bò húc, chưa kịp đứng dậy thì điện thoại lại reo: "Cô ơi, cô đang ở đâu đó, em hỏi xí, em mới mua cái điện thoại xịn, cô xem có học được không, lên chỉ em với, em đăng ký cho con học trên cái điện thoại". Cô Trang sấp ngửa vác ba lô chạy đi: "Chạy nhanh tới cho kịp, chứ không là phụ huynh đi làm keo thì tiêu!", cô cười.

Trò chuyện với Trang, cô bảo rằng: "Mình chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc rộng lớn, là giáo viên miền núi ai ai cũng đều như vậy, có nhiều thầy cô trải qua nhiều gian khổ hơn Ròm nữa kìa. Vì là năm học "đặc biệt" nên Ròm cũng muốn lưu giữ cái hành trình đáng nhớ này, cũng muốn lan tỏa năng lượng tích cực trong thời điểm đầy thử thách của nước nhà, chứ không có mục đích gì khác. Đó là những điều chân thật nhất, bình thường nhất của giáo viên vùng cao".

Cú vồ ếch của cô giáo miền xuôi gieo chữ trên miền ngược - Hình 3


Giáo viên vùng cao phải trải qua chặng đường gian nan để dạy học. (Ảnh: NVCC)

Từ ngày 13/9, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu dạy cho học năm học mới. Tại huyện miền núi Ba Tơ, chỉ có khoảng 15% học sinh bậc Tiểu học, 30% học sinh bậc THCS đủ điều kiện học trực tuyến. Số học sinh còn lại buộc phải thực hiện phương án giáo viên giao bài tập đến tận nhà cho các em tự học.

"Học sinh miền núi cư trú tại nhiều khu dân cư xa xôi, cách trở. Do đó, việc giao bài tập đến từng học sinh gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Chỉ có lòng yêu nghề mới giúp các thầy cô vượt qua khó khăn để đến với các em", ông Đỗ Giang Nam - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Tơ chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người
13:01:14 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Cách bố trí phòng ngủ trong gia đình 6 người khiến vợ chồng tôi lục đục: "Nếu đồng tình với bố mẹ, vợ sẽ tiếp tục giận"
12:34:33 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

Tin nổi bật

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh

Xã hội

17:57:30 29/09/2024
Vụ việc một cô giáo tiểu học xin tiề.n phụ huynh để mua laptop cá nhân đã gây dậy sóng dư luận những ngày qua. Mới đây, phía Sở Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức đưa ra phản hồi.

Khởi tố na.m sin.h 'thông chốt' tông gãy chân cán bộ CSGT

Pháp luật

17:57:24 29/09/2024
Ngày 29.9, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Dương(Hải Dương), cho biết đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị canđối với Đinh Tiến M. (17 tuổ.i, trú tại nhà số 9/42 Tuệ Tĩnh, P.Bình Hàn, TP.Hải Dương)

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.

Nhà có khách chưa biết làm món gì chiêu đãi, thử thực hiện món ăn từ trứng này, đảm bảo nịnh mắt, cả nhà khen hết lời

Ẩm thực

17:21:39 29/09/2024
Không chỉ giúp đổi gió cho món trứng luộc thường ngày mà khi bày lên cũng đẹp mắt, thậm chí có thể làm món chiêu đãi khách đến nhà chơi.

Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều

Sao châu á

16:51:56 29/09/2024
Sau khi bị nói là xách dép cho Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch vừa bất ngờ có động thái gây chú ý. Nhiều người cho rằng, cô nàng chỉ đang vùng vẫy trong hố đen sự nghiệp của mình mà thôi.

Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?

Sao việt

16:25:20 29/09/2024
Sau ồn ào ẩn ý qua lại với Minh Triệu, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan lo sốt vó khi gặp trở ngại lớn. Đó là chiến binh nghìn má.u mà cô cần phải lưu ý trên hành trình chạm tay vương miện Hoàn vũ đã lộ diện.

Yuna Vũ nhận cái kết đắng khi liên tục bị Michael Trương từ chối phũ phàng?

Tv show

15:48:05 29/09/2024
Michael Trương cho biết anh không thấy rõ được tình cảm mà Yuna Vũ dành cho mình. Vì vậy, đó cũng là lý do khiến Michael không chọn bỏ phiếu trái tim cho cô nàng.