Rối loạn tiền đình có chữa khỏi?
“Tôi gần đây hay bị chóng mặt, nghi bị rối loạn tiền đình. Bệnh này có thể chữa khỏi không?” – Quỳnh Loan (Hà Nội)
Ảnh minh họa.
TS-BS. Nguyễn Hồng Quân (Phó chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Trung ương quân đội 108): Rối loạn tiền đình hay chóng mặt có rất nhiều nguyên nhân, chữa khỏi hay không tùy thuộc nguyên nhân gây nên. Có những bệnh lý có thể chữa khỏi và hoàn toàn có thể dùng thuốc để kiểm soát; thậm chí phát hiện sớm còn có thể tránh được hậu quả lâu dài. Quan trọng vẫn là người bệnh cần được phát hiện, tư vấn và kiểm soát tốt bởi bác sĩ.
Cần lượng sức khi chơi thể thao
Mới đây, tại Euro 2020, người hâm mộ trên thế giới đã chứng kiến một tiền vệ của đội tuyển Đan Mạch bất ngờ đổ gục trên sân bóng dù không bị va chạm hay chấn thương
Video đang HOT
Tiến sĩ - bác sĩ (TS-BS) Trần Song Giang, Phó trưởng Đơn vị Tim mạch can thiệp Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là bệnh nhân có bệnh lý tim mạch từ trước.
Gắng sức dễ bị ngừng tim
BS Đặng Việt Đức, Khoa Hồi sức tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết trường hợp tiền vệ Eriksen của đội Đan Mạch đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao anh bị ngã gục và ngừng tim. Tuy nhiên, khả năng đột quỵ não có thể loại trừ do ý thức, chức năng vận động và cảm giác hồi phục gần hoàn toàn ngay sau cấp cứu tại sân vận động.
Theo BS Đức, nhiều nguyên nhân rối loạn tim mạch bẩm sinh có thể gây ngừng tim đột ngột ở người trẻ nhưng thường gặp nhất là các nguyên nhân do bệnh lý cơ tim, đặc biệt bệnh cơ tim phì đại, làm cho cơ tim khó khăn khi co bóp để bơm máu đi, dễ gây nên các rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
"Đột tử do tim là hay gặp nhất trong các lý do gây đột tử. Nguyên nhân hàng đầu thường là do bệnh lý mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp" - BS Đức thông tin.
Mới đây tại Hà Nội, một nam BS trẻ khi đang đá bóng ngoài trời nắng, bất ngờ ngã ra sân ngất xỉu rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê. Bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu não và dù được cấp cứu ngay lập tức nhưng đã không qua khỏi. Trước đó, cũng đã xảy ra một trường hợp nam sinh lớp 12 ở tỉnh Thanh Hóa tử vong khi đang tập gym.
TS-BS Trần Song Giang cho rằng các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là có bệnh lý tim mạch từ trước. Cũng có trường hợp đã biết nhưng chủ quan cho rằng bệnh chỉ nhẹ thôi hoặc cũng có thể bệnh lý tim mạch chưa được phát hiện. Có những người hoàn toàn khỏe mạnh và khi làm các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chụp phim tim phổi, siêu âm tim cũng không phát hiện bất thường về tim.
"Kích thước tim có thể vẫn bình thường, chức năng co bóp tốt nhưng trên điện tâm đồ có thể có dấu hiệu gợi ý về các bệnh lý dễ gây ngừng tim như: Hội chứng Brugada, Hội chứng QT dài, Hội chứng WPW... Do biểu hiện của bệnh khá kín đáo nên có thể BS không chuyên về tim mạch sẽ không để ý, không phát hiện bệnh. Những người có bệnh lý tim mạch như vậy sẽ có nguy cơ cao khi gắng sức trong quá trình tập luyện nặng dễ dẫn đến ngừng tim đột tử" - BS Giang giải thích.
Trung tâm Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu kịp thời một nam thanh niên đột ngột bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn (Ảnh: MAI THANH)
Vừa tập vừa "nghe" cơ thể
Theo BS Trần Song Giang, với bệnh tim mạch, vận động bao giờ cũng được khuyến khích nhưng nên lựa chọn các môn thể dục, thể thao phù hợp. Trường hợp có bệnh về tim mạch, kể cả suy tim nhưng chưa phải là suy tim nặng, cũng được khuyến khích tập thể dục.
"Tuy nhiên, phải xem xét tập luyện, vận động hợp lý. Người ở tuổi trung niên trở lên nếu muốn tập thể dục, chơi các môn thể thao thì nên đi khám sức khỏe tổng quát, tầm soát các yếu tố nguy cơ để chọn lựa bài tập, cường độ phù hợp. Người trẻ cũng như người cao tuổi đều có thể tập luyện các môn tập nhẹ nhàng như đi bộ, đá cầu, đánh cầu lông. Nhưng với những môn tập luyện đòi hỏi mất sức nhiều hơn như: chạy, quần vợt, đá bóng thì nên đi kiểm tra để biết rõ tình trạng sức khỏe, nguy cơ bệnh tật" - BS Giang khuyên.
Các BS cũng lưu ý với mỗi người, khả năng sức khỏe, thể lực khác nhau, do đó vừa tập vừa phải "nghe" cơ thể. Việc tập luyện phù hợp sẽ giúp bản thân thấy thoải mái, học tập, lao động bình thường. Nếu tập xong cảm giác mệt mỏi hoặc trong khi tập thấy khó thở, tức ngực, chóng mặt thì có thể đã tập hơi quá sức và cần được điều chỉnh.
Khi tập luyện với cường độ cao hoặc chơi các môn thể thao đòi hỏi nhiều năng lượng, cần bù lại năng lượng đã tiêu hao bằng chế độ ăn uống phù hợp. BS Giang khuyến cáo: "Cần chú ý bù nước, muối vì tập ra mồ hôi nhiều sẽ mất nước, điện giải, nếu không được bù đắp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim. Bù đắp đủ năng lượng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu tập thể thao mà lại ăn kiêng, nhịn ăn sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây thiếu máu, suy các cơ quan trong cơ thể".
Vận động thể lực tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần duy trì các bài tập phù hợp thể lực, lứa tuổi. Người trung niên trở lên nếu muốn tập thể dục, chơi các môn thể thao thì nên đi khám sức khỏe tổng quát. Đã có không ít người bất ngờ ngã gục, ngừng tim, thậm chí đột tử khi đang tập gym, trên đường chạy hoặc trên sân bóng... chỉ đến khi nhập viện cấp cứu mới biết mình có bệnh lý về tim mạch.
Đối tượng nào dễ bị rối loạn tiền đình? Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến hơn, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35% người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần...