Rau dền gai – Thuốc quý trong vườn nhà
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.
Dền gai là loại rau quen thuộc dùng trong nhân dân. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương…
Các bài thuốc thường dùng
Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.
Video đang HOT
Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Ho có đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50 – 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Chữa sỏi thận: Rễ rau dền gai ( sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.
Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g, sắc uống.
Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
SK&ĐS
Khổ sở khi chứng ho có đờm trở nên dai dẳng
Thì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm đấy các ấy ạ!
Em bị ho và sốt kéo dài đã nhiều ngày. Em ho có đờm, sốt về chiều và thường sốt lại vào rạng sáng ngày hôm sau. Bố mẹ đã cho em đi khám ở bệnh viện, bác sĩ kê cho em uống kháng sinh liều cao và thuốc giảm sốt. Em dùng thuốc đúng theo chỉ định nhưng đến nay đã hơn 1 tuần rồi mà bệnh vẫn không có gì tiến triển, thậm chí em còn bị sốt cao và ho nhiều hơn. Mong bác sĩ giải đáp em bị bệnh gì và em có phải đổi loại thuốc đang dùng không ạ? (vuth_ju...@yahoo.com.vn)
Chào em,
Ho có đờm và kéo dài dai dẳng thường là triệu chứng của một số bệnh thuộc đường hô hấp, cụ thể như:
- Ho do viêm họng cấp: ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao, có khi không sốt khi nuốt sẽ cảm thấy vướng, rát họng họng đỏ, có hạt hoặc có mủ amidan có thể sưng.
- Viêm thanh quản: ho khan, nói khàn hoặc mất tiếng. Thấy xuất hiện màng trắng ở họng gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản.
- Viêm khí quản, phế quản cấp: sốt cao, giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm. Đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng.
- Giãn phế quản: ho nhiều về buổi sáng, có rất nhiều đờm, thậm chí có thể ho ra máu. Nếu hứng đờm vào cốc sẽ thấy lắng thành 3 lớp: dưới là mủ, giữa là chất nhày, lớp trên cùng là bọt lẫn dịch.
- Viêm phổi: sốt cao, rét run, đau ngực, ho có đờm quánh, dính, màu rỉ sắt. Bạch cầu trong máu tăng cao.
- Áp-xe phổi: sốt cao, đau ngực. Ho khan hoặc có đờm. Khi ổ áp-xe vỡ thông vào phế quản thì có thể ho ra nhiều đờm như mủ, mùi tanh hoặc rất thối.
Đối với trường hợp của em thì hiện nay việc quan trọng là phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây ho và làm cho đờm thoát hết ra ngoài.
Thuốc trị ho có rất nhiều loại: thuốc có tác dụng trên trung ương (dextromethorphan, mocphin, codein) và các thuốc làm tan đờm, lỏng đờm (tecpin). Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ hoặc tai biến như:
- Thuốc trung ương gây ức chế trung tâm hô hấp, không nên dùng cho người già, trẻ em, người có tiểu sử viêm phế quản mãn tính.
- Thuốc codein không dùng cho người táo bón và thận trọng cho người bị hen...
Hiện giờ, dựa theo những gì em miêu tả thì rất có thể em đã gặp phải phản ứng với liều thuốc mình đang dùng hoặc việc thăm khám lần một đã không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Vì thế, bác sĩ Mèo khuyên em nên khẩn trương tái khám lần hai hoặc đến khám ở bệnh viện uy tín thuộc tuyến trên để được xét nghiệm lại và xác định chính xác bệnh. Nếu không sớm điều trị, bệnh của em có thể sẽ chuyển biến nặng và gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo PLXH
Nguyên nhân gây ra ho kéo dài Tôi bị ho đã 2 tháng nay, đã uống nhiều loại thuốc mà không khỏi. Xin hỏi, vì sao tôi lại bị ho kéo dài như vậy? Ho là phản ứng tốt của cơ thể để tống các dị vật hoặc đờm nhớt ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ...