Ra máu âm đạo khi đã mãn kinh, coi chừng ung thư
Đã mãn kinh thời gian dài nhưng nữ bệnh nhân bất ngờ bị ra máu âm đạo, đau bụng. Bệnh nhân chết lặng khi bác sĩ thông báo bị ung thư cổ tử cung.
Trường hợp trên là nữ bệnh nhân K.O. (59 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM) vừa được tiếp nhận và điều trị tại một bệnh viện tư nhân. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bất ngờ có biểu hiện đau bụng, xuất huyết âm đạo lượng nhiều.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía người bệnh ghi nhận, bà K.O. đã mãn kinh nhiều năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, diễn tiến ngày nặng sau đó máu bắt đầu rỉ rả chảy ra qua đường âm đạo. Tình trạng bất thường khiến bệnh nhân lo lắng đến bệnh viện kiểm tra.
Nữ bệnh nhân nhập viện với những biểu hiện đau bụng, ra máu âm đạo khi đã mãn kinh
Qua các kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ nghi ngờ người bệnh có nguy cơ bị ung thư nên lấy mẫu bệnh phẩm sinh thiết. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung. Tin dữ như sét đánh ngang tai khiến bệnh nhân hoang mang, lo lắng.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân. Để triệt căn tế bào ung thư, bác sĩ khoa Ung Bướu đã buộc phải cắt bỏ toàn bộ tử cung, vòi trứng, buồng trứng kèm nạo hạch chậu 2 bên.
Video đang HOT
Sau gần 4 giờ, thực hiện phẫu thuật nội soi, các bác sĩ đã lấy được toàn bộ tử cung, vòi trứng, buồng trứng kèm hạch chậu 2 bên liền một khối qua ngã âm đạo. Ê kíp phẫu thuật đã bảo tồn được các cấu trúc mạch máu, thần kinh, niệu quản. Sau mổ bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi, điều trị. Hiện người bệnh không còn ra máu, hết đau bụng, đã ăn uống đi lại bình thường. Phương pháp phẫu thuật nội soi đã giảm tối đa nguy cơ xâm lấn, giúp bệnh nhân bình phục nhanh.
Toàn bộ các bệnh phẩm gồm tử cung, buồng trứng, vòi trứng, hạch chậu 2 bên sau phẫu thuật được đưa đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để kiểm soát mức độ xâm lấn và di căn của ung thư. Sau khi đánh giá chi tiết tình trạng xâm lấn, di căn của người bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị ung thư chi tiết cho người bệnh.
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, tạo ra khối u trong cổ tử cung, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học nếu phát hiện ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu, bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng.
Phẫu thuật nội soi cắt khối ung thư cổ tử cung hạn chế được tối đa nguy cơ xâm lấn trên người bệnh
Hiện ung thư cổ tử cung đã có vắc xin dự phòng, bé gái từ 9 tuổi và phụ nữ dưới 26 tuổi nên chích ngừa ung thư cổ tử cung để chủ động phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín, quan hệ tình dục an toàn và có lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ mắc ung thư nói riêng và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu bị rong kinh, rong huyết kéo dài cần kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 đến 2 lần mỗi năm, làm các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm các bệnh lý sản phụ khoa.
Với phụ nữ sau mãn kinh không có triệu chứng ra máu cũng nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát để sớm phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung để được chẩn đoán và xử lý sớm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Đã mãn kinh đột nhiên xuất huyết âm đạo coi chừng ung thư
Sau 10 năm mãn kinh, nữ bệnh nhân bất ngờ bị xuất huyết âm đạo từng đợt không rõ nguyên nhân. Qua sinh thiết mẫu bệnh phẩm, bác sĩ xác định người bệnh bị ung thư nội mạc tử cung.
Đó là trường hợp của bà T.A. (67 tuổi, ngụ tại Long An) vừa được phát hiện, điều trị tại một bệnh viện ở Củ Chi, TPHCM. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết âm đạo bất thường. Bà T.A. đã mãn kinh khoảng 10 năm trước, có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng thời gian gần đây âm đạo bị ra máu từng đợt.
Đột ngột bị xuất huyết âm đạo khi đã mãn kinh, nữ bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư nội mạc tử cung
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám toàn diện và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Dựa trên các kết quả kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bà T.A. bị ung thư nội mạc tử cung. Các tế bào ung thư nội mạc tử cung có nguy cơ lây lan, xâm lấn các bộ phận khác.
Ung thư nội mạc tử cung còn gọi là ung thư tử cung hay Carcinom nội mạc tử cung là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến trong nhóm phụ nữ từ 45 đến 75 tuổi. Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen.
Nếu vào thời điểm phát hiện bệnh, các tế bào ung thư ở lớp nội mạc tử cung chưa lây lan, được can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh nhân có tới 95% có hội sống sau 5 năm. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện, điều trị muộn khi tế bào ung thư này đã di căn đến các cơ quan khác, khả năng sống sau 5 năm của người bệnh chỉ còn khoảng 25%, chất lượng cuộc sống rất thấp.
Các bác sĩ xác định, trường hợp bệnh nhân T.A. được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc điều trị có tiên lượng khả quan. Người bệnh được tư vấn phương án phẫu thuật nội soi cắt bỏ toàn bộ tử cung, vòi trứng, buồng trứng và nạo hạch chậu 2 bên giúp giảm xâm lấn của mổ hở (mở ổ bụng), bình phục nhanh, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ sau phẫu thuật.
Mổ nội soi trong can thiệp các bệnh lý ung thư giúp giảm xâm lấn, tăng khả năng thành công trong điều trị, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh
Cuộc mổ nội soi cho bệnh nhân được các bác sĩ thực hiện ngày 5/9. Sau gần 4 giờ, ê kíp bác sĩ đã loại bỏ triệt để khối u ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân sau phẫu thuật được đưa đi xét nghiệm để kiểm tra mức độ di căn của ung thư. Sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ hội chẩn để xác định bệnh nhân có cần phải xạ trị hoặc hóa trị hay không.
Tại Việt Nam, ung thư niêm mạc tử cung hiện là loại ung thư phụ khoa đứng hàng thứ tư sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. Vì thế, để kịp thời phát hiện, can thiệp, điều trị, bác sĩ khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu bị rong kinh, rong huyết kéo dài cũng cần kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 đến 2 lần mỗi năm, làm các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm các bệnh lý sản phụ khoa. Với nhóm phụ nữ sau mãn kinh dù không có triệu chứng ra máu cũng nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát để sớm phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung để được chẩn đoán, xử lý sớm nâng cao chất lượng sống sau điều trị.
Vì sao bệnh nhân ung thư cổ tử cung dễ bị tái phát? Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân đối mặt nguy cơ tái phát. Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm với phụ nữ nhưng có thể chữa khỏi. Năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung. Hơn...