Quy tắc trọng âm tiếng Anh trong bài thi tốt nghiệp THPT
Cô Trần Hồng Hạnh, giáo viên tiếng Anh trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, hướng dẫn học ngữ âm và quy tắc đánh trọng âm, giúp làm tốt bài thi tốt nghiệp.
Bài thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh gồm 50 câu và kiểm tra kiến thức dưới các dạng bài về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Trong bài này, cô Hạnh sẽ hướng dẫn làm bài ngữ âm, với hai dạng: Chọn từ có cách đọc khác và chọn từ có trọng âm ở vị trí khác so với từ còn lại.
1. Chọn từ có cách đọc khác
Ở phần này, một số học sinh thường chọn theo cảm tính, đọc các từ và chọn đáp án theo cách đọc mình thấy “hợp lý”, “nghe quen”. Tuy nhiên, cách làm đó chỉ phù hợp với những bạn có vốn từ phong phú, cách phát âm chuẩn.
Để làm tốt phần này, ngoài việc học cách phát âm ngay khi học từ mới, các em có thể dựa vào cách đánh trọng âm của từ. Trọng âm của từ là các âm được đọc rõ, thường rơi vào các nguyên âm chính. Những âm không phải trọng âm sẽ là âm yếu hay âm lướt.
Ví dụ : Các cách phát âm của chữ cái “e”.
- Từ “domestic” được phát âm là /dmestk/ vì trọng âm rơi vào âm tiết 2 nên chữ cái “e” được đọc âm mạnh là /e/.
- Từ “decorate” được phát âm là /dekreit/ vì trọng âm rơi vào âm tiết 1 nên chữ cái “e” được đọc âm mạnh là /e/ (thay vì /dikDreit/ như một số học sinh thường đọc).
Cô Trần Hồng Hạnh (áo hồng) dạy tiếng Anh tại trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, 17 năm qua. Ảnh: NVCC.
2. Chọn từ có trọng âm ở vị trí khác so với từ còn lại
Dạng bài này có một số quy tắc đánh trọng âm cho từ như sau:
A. Với từ có hai âm tiết, các em áp dụng quy tắc theo loại từ :
- Danh từ và tính từ: Trọng âm rơi vào âm tiết 1.
Ví dụ: “danger” /dend(r)/ (n), “stable” /stebl/ (adj).
- Động từ: Trọng âm rơi vào âm tiết 2.
Ví dụ: “apply” /pla/ (v)
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số từ không theo quy tắc trên.
Ví dụ: “result” /rzlt/ (n), “happen” /hpn/ (v), “govern” /vn/ (v).
B. Với từ có 3 âm tiết trở lên, các em xét theo gốc từ và phụ tố . Phụ tố gồm tiền tố (thành phần phụ được thêm vào trước một từ) và phụ tố (thành phần phụ được thêm vào sau một từ).
Ví dụ : “unhappiness” (n) gồm gốc từ “happy”, tiền tố “un” và hậu tố “ness”.
Cách đánh trọng âm như sau:
- Tiền tố: Không bao giờ đánh trọng âm.
Ví dụ : “understand” /ndstnd/(v), “unequal” /nikwl/ (adj).
- Hậu tố: Vì là thành phần thêm vào cuối của từ nên các quy tắc trọng âm đều đếm từ cuối đếm lên. Có ba quy tắc xuất hiện nhiều trong các phương án của bài tập dạng này:
Quy tắc 1: Quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết 1 đếm ngược (rơi vào hậu tố).
“-ain”: entertain /entten/ (v)
“-ee”: refugee /refjudi/ (n)
Tuy nhiên, hai trường hợp bất quy tắc phổ biến của hậu tố “-ee” là: employee /mpli/ (n) và committee /kmti/ (n).
“-ese”: Vietnamese /vietnmiz/ (n/adj)
Quy tắc 2: Quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết 2 đếm ngược (trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước các hậu tố) khi từ có hậu tố là:
“-ic”: characteristic /krktrstk/ (adj)
“-ion”: tradition /trdn/ (n)
“-ity”: equality /ikwlti/ (n)
“-logy”: biology /baldi/ (n)
Quy tắc 3: Quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết 3 đếm ngược.
“-ate”: decorate /dekreit/ (v)
“-ize”, “-ise”: recognize /reknaz/ (v)
“-y”: currency /krnsi/ (n)
Ngoài ra, học sinh cũng có thể ghi nhớ mẹo sau: Vì đáp án có 4 lựa chọn A, B, C, D nên các em có thể bỏ qua không đọc một đáp án mà mình không chắc chắn nhất, sau đó xét ba đáp án còn lại. Lúc này, hai trường hợp sẽ xảy ra:
- Trường hợp 1: Cả ba đáp án đó có cách đọc giống nhau, các em sẽ chọn đáp án vừa bỏ qua.
- Trường hơp 2: Trong ba đáp án, có hai từ có cách đọc giống nhau và một từ đọc khác, các em sẽ chọn đáp án là từ đọc khác đó.
Cách đạt điểm cao môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2021
Ngoại ngữ là một trong những bài thi gây nhiều lo lắng cho các thí sinh, đặc biệt là môn tiếng Anh. Dưới đây là một số điểm mấu chốt mà giáo viên lưu ý các thí sinh để ôn tập và làm bài đạt kết quả cao.
Thí sinh tỉnh Long An tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh Công Chương
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Dưới đây là một số điểm mấu chốt, cô Lê Thị Minh Phương - Tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Thừa Thiên - Huế) lưu ý thí sinh để ôn tập và làm bài thi đạt kết quả cao.
D ành thời gian làm đề thi minh họa của B ộ GD&ĐT
Theo cô Lê Thị Minh Phương, thứ nhất, bắt đầu ôn tập sớm, nhất quán và thường xuyên theo dõi tiến trình học của mình. Thời gian cần thiết để tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt ngiệp THPT tùy thuộc vào trình độ ban đầu và cường độ học của mỗi học sinh.
Học sinh cần dành thời gian để làm quen với các yêu cầu cụ thể của bài thi và quen với hình thức, định dạng bài thi thông qua việc tìm hiểu và làm đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nếu đã biết cấu trúc của bài thi và hiểu các dạng bài được sắp xếp như thế nào, học sinh sẽ không phải mất thêm thời gian để tìm hiểu nó trong quá trình thi. Biết phân tích nội dung, cấu trúc đề minh họa cho phép học sinh phần nào tự kiểm tra được kiến thức mình đang có và ưu tiên sự tập trung học tập của mình, tránh ôn tập một cách lan man, không nắm vững và nhầm lẫn kiến thức.
Cô Lê Thị Minh Phương.
Thứ hai, ôn tập thật chắc kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản, không chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc. Trong đề thi, luôn có những câu hỏi với mức độ nhận biết dành cho đối tượng học sinh đại trà. Ôn tập kĩ những câu hỏi này sẽ giúp học sinh hình thành phản xạ làm bài, rút ngắn thời gian làm bài, yên tâm hơn về điểm số và tập trung suy nghĩ cho những câu hỏi khó hơn. Chỉ sau khi có một nền tảng tốt, học sinh mới có thể thực hiện bước tiếp theo: cải thiện các kĩ năng đọc hiểu, mở rộng vốn từ, cấu trúc khó, chinh phục những câu hỏi có độ phân hóa cao.
Thứ ba, tập làm quen với cách làm bài trắc nghiệm và chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi. Một số học sinh trong các bài thi không đạt được kết quả như mong muốn do không quen tập trung cao độ để làm bài trong một thời gian ngắn. Vì vậy, học sinh nên tận dụng mọi cơ hội làm các bài thi thử tại trường phổ thông, hay các bài khảo sát năng lực. Vào cuối quá trình ôn thi, hãy luyện tập với các bài kiểm tra có mức độ tương đương theo đúng thời gian quy định để vừa tự kiểm tra lại kiến thức của mình vừa quen với việc giữ tâm lý bình tĩnh khi làm bài.
Thứ tư, chú ý đến các dạng bài khó, những câu hỏi phân hóa trong đề thi. Đây được xem là những câu quyết định khả năng cạnh tranh với những thí sinh khác trong quá trình xét đại học.
Dạng bài thường gây khó khăn cho học sinh nhất là bài đọc hiểu. Để có thể làm tốt dạng bài này, học sinh cần trang bị đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững các kĩ năng đọc hiểu như đọc lướt, đọc chi tiết, tìm nội dung chính, đoán nghĩa của từ... Học sinh cũng cần luyện khả năng đọc nhanh để có thể đọc bài và trả lời các câu hỏi trong một thời gian nhất định, tránh đọc quá lâu làm ảnh hưởng đến thời gian làm các phần khác.
Bên cạnh đó, các câu hỏi về từ vựng, cụm từ cố định hay thành ngữ là những câu hỏi mang tính phân hóa cao. Vì vậy, thí sinh cần làm giàu vốn từ vựng, thực hành đoán nghĩa của một từ dựa vào ngữ cảnh. Điều này không xảy ra trong một sớm một chiều nên cần cố gắng học ít nhất 10 từ mới từ các chủ đề khác nhau mỗi ngày.
Không để trống bất kì câu trả lời nào
Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT 2020.
Đồng thời, cô Lê Thị Minh Phương lưu ý, thí sinh cần nhớ những nguyên tắc chính khi làm bài trắc nghiệm như sau:
- Không để trống bất kì câu trả lời nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Ngay cả khi không biết câu trả lời, dùng phương pháp loại trừ và chọn đáp án có khả năng đúng nhất. Trước khi nộp bài, đảm bảo rằng tất cả các câu trả lời đã được tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Đọc kỹ các hướng dẫn trong khi làm bài thi, tránh nhầm lẫn yêu cầu của đề bài, nhất là trong các câu tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Luôn cẩn thận trong quá trình làm bài thi, câu nào chắc câu ấy, để không mất thời gian xem lại trong khi thời gian không có nhiều.
- Phân chia thời gian cho các nội dung bài tập một cách hợp lý: bắt đầu với những câu mình nắm rõ nhất như những câu về ngữ pháp cơ bản, tìm lỗi sai... Điều này giúp các em tự tin hơn để hoàn thiện các phần tiếp theo, tránh để những bài khó khiến mình mất tự tin, lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.
Nếu đã dành hơn một phút để trả lời một câu hỏi mà vẫn không tìm ra câu trả lời, hãy đánh dấu câu hỏi đó để chuyển sang câu hỏi tiếp theo và quay lại sau khi đã hoàn thành các câu khác.
Theo kế hoạch dự kiến, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong hai ngày 7 và 8/7; ngày thi dự phòng là 9/7. Thứ tự thi các môn được giữ nguyên như năm trước, trong đó phần thi môn Ngoại ngữ sẽ diễn ra vào chiều 8/7.
Học sinh, nhà trường 'ngóng' bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 không chỉ chịu tác động của dịch COVID-19 từ năm 2020 mà còn từ năm lớp 11. Chia sẻ việc dạy học online không hiệu quả như học trực tiếp, nhiều học sinh, nhà trường đang tận dụng mọi thời gian học sẵn sàng với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Video ý kiến của học sinh,...