Quy tắc ngân sách 50/20/30 trong quản lý tài chính mà ai cũng nên học theo
50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn vào 20% cho khoản tiết kiệm – một quy tắc đơn giản nhưng không hề dễ dàng thực hiện – quy tắc này sẽ giúp bạn giữ cho mình luôn chủ động trong mọi tình huống.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã phổ biến “quy tắc ngân sách 50/20/30″ trong cuốn sách All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan của bà (tạm dịch: Tất cả giá trị của bạn: Kế hoạch tiền bạc trọn đời tối ưu).
Quy tắc cơ bản này là chia thu nhập sau thuế và phân bổ nó theo: 50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho khoản tiết kiệm.
50%: Nhu cầu
Nhu cầu là những hóa đơn mà bạn phải trả và là những thứ cần thiết để tồn tại. Chúng bao gồm các khoản thanh toán tiền thuê nhà hoặc thế chấp, tiền mua xe, nhu yếu phẩm, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, thanh toán nợ tối thiểu và các tiện ích. Đây là những điều “phải có” của bạn. Danh mục “nhu cầu” không bao gồm các mục bổ sung, chẳng hạn như HBO, Netflix, Starbucks và ăn uống ngoài trời.
Thực phẩm, điện, nước… là những “nhu cầu” bạn bắt buộc phải chi trả.
Một nửa thu nhập sau thuế của bạn phải là tất cả những gì bạn cần để trang trải các nhu cầu và nghĩa vụ của mình. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn nhu cầu của mình, bạn sẽ phải cắt giảm nhu cầu hoặc cố gắng thu hẹp lối sống của mình, có thể là để một ngôi nhà nhỏ hơn hoặc một chiếc xe hơi khiêm tốn hơn. Có thể đi chung xe hoặc đi phương tiện công cộng đến cơ quan là một giải pháp, hoặc nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn.
30%: Mong muốn
Muốn là tất cả những thứ bạn tiêu tiền không phải là thứ hoàn toàn cần thiết. Điều này bao gồm những bữa ăn ngoài, xem phim, chiếc túi xách mới, vé tham dự các sự kiện thể thao, kỳ nghỉ, thiết bị điện tử mới nhất và Internet tốc độ cực cao. Bạn có thể tập thể dục tại nhà thay vì đến phòng tập thể dục, nấu ăn thay vì ăn ngoài, hoặc xem thể thao trên TV thay vì mua vé xem trò chơi.
Mong muốn là tất cả những thứ bổ sung nhỏ mà bạn chi tiền để làm cho cuộc sống thú vị và giải trí hơn.
Video đang HOT
Danh mục này cũng bao gồm những quyết định nâng cấp mà bạn đưa ra, chẳng hạn như chọn một bữa lẩu nướng buffet thay vì một bát bún riêu, mua một chiếc Mercedes thay vì một chiếc Honda tiết kiệm hơn hoặc lựa chọn giữa việc xem truyền hình bằng ăng-ten miễn phí hoặc chi tiền để xem truyền hình cáp . Về cơ bản, mong muốn là tất cả những thứ bổ sung nhỏ mà bạn chi tiền để làm cho cuộc sống thú vị và giải trí hơn.
20%: Tiết kiệm
Cuối cùng, hãy cố gắng phân bổ 20% thu nhập ròng của bạn cho các khoản tiết kiệm và đầu tư. Điều này bao gồm thêm tiền vào quỹ khẩn cấp trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng, đóng bảo hiểm xã hội và những khoản đầu tư khác. Bạn nên có trong tay ít nhất ba tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp để phòng trường hợp mất việc hoặc có biến cố bất trắc xảy ra. Sau đó, hãy tập trung vào việc nghỉ hưu và đáp ứng các mục tiêu tài chính khác.
Hãy luôn cố gắng tiết kiệm 20% trên tổng thu nhập ròng của bạn. Bởi toàn bộ các khoản chi tiêu khẩn cấp và quỹ lương hưu của bạn sẽ phụ thuộc vào đây.
Tiết kiệm cũng có thể bao gồm trả nợ. Mặc dù các khoản thanh toán tối thiểu là một phần của danh mục “nhu cầu”, bất kỳ khoản thanh toán bổ sung nào đều làm giảm tiền gốc và lãi trong tương lai, do đó chúng là khoản tiết kiệm.
Quy tắc 50-20-30 nhằm giúp các cá nhân quản lý thu nhập sau thuế của họ, chủ yếu để có quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tiết kiệm cho hưu trí. Mỗi hộ gia đình nên ưu tiên tạo quỹ khẩn cấp trong trường hợp mất việc làm, chi phí y tế đột xuất, hoặc bất kỳ khoản chi đột xuất nào khác. Nếu quỹ khẩn cấp đã được sử dụng, thì bạn nên tập trung vào việc bổ sung lại nó.
Tiết kiệm để nghỉ hưu cũng là một bước quan trọng khi tuổi thọ trung bình của con người ngày càng lâu hơn. Hãy tính toán xem bạn sẽ cần bao nhiêu để nghỉ hưu và làm việc hướng tới mục tiêu đó, bắt đầu từ khi còn trẻ sẽ đảm bảo bạn có một hưu trí thoải mái.
Tiết kiệm rất khó, và cuộc sống thường ném vào chúng ta những khoản chi tiêu bất ngờ. Bằng cách tuân theo quy tắc 50-20-30, bạn sẽ thấy được những chi tiêu không quá cần thiết và có thể tìm cách giảm những chi phí đó để giúp hướng quỹ đến các lĩnh vực quan trọng hơn như quỹ khẩn cấp và hưu trí.
Chúng ta nên tận hưởng cuộc sống, và không nên sống quá hà tiện, nhưng có kế hoạch và kiên trì thực hiện nó sẽ giúp bạn trang trải chi phí, tiết kiệm cho khi nghỉ hưu, đồng thời thực hiện các hoạt động khiến bạn hạnh phúc.
Thất nghiệp sẽ không là nỗi ám ảnh nếu bạn biết lưu ý ngay từ bây giờ 5 điều trong cách quản lý tài chính cá nhân
Học ngay 5 cách quản lý tài chính cá nhân này, dù thất nghiệp cũng sẽ không khiến bạn phải lao đao.
Khi thất nghiệp, nguồn thu nhập không còn, các chi phí sinh hoạt hàng ngày vẫn phải trả khiến rất nhiều người lo lắng, bất an.
Để cân đối các khoản chi tiêu, từ đó mang lại cuộc sống thoải mái và chủ động ngay cả trong thời điểm khó khăn thì việc lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp được xem là một hành động cần thiết.
1. Đánh giá lại ngân sách
Đánh giá tổng quan lại tình hình ngân sách là việc làm đầu tiên bạn không thể bỏ qua nếu muốn lập bảng kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất.
Để đánh giá ngân sách, bạn cần kiểm tra khoản tiền tích lũy trước đó dành cho sự cố thất nghiệp. Từ số tiền đang có, bạn mới có thể đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân đối giữa các khoản phí phát sinh.
Việc kiểm tra ngân sách giúp bạn nắm được con số cụ thể về khả năng chi tiêu, chủ động hơn khi phân chia tài chính ngay khi thu nhập không còn.
2. Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý
Mất việc làm khiến cuộc sống của bạn có nhiều sự xáo trộn. Một trong số đó phải kể đến liên quan tới việc thay đổi thói quen tiêu dùng.
Nếu trước đây, bạn có thể mua sắm một cách thoải mái mà không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính. Thì thời điểm thất nghiệp đòi hỏi bạn cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng bằng cách xây dựng, thiết lập kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất.
3. Xếp thứ tự ưu tiên cho những khoản chi
Trong một thời gian dài, ngân sách tiêu dùng của bạn sẽ không được bổ sung từ thu nhập hàng tháng. Vì thế, để đảm bảo không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi theo cấp bậc dựa trên sự cần thiết của chúng.
Những khoản chi tiêu cần được sắp xếp lên hàng đầu trong ngân sách tài chính bao gồm các chi phí tiêu dùng cá nhân, chi phí điện nước, thực phẩm... Các khoản cần cắt giảm tối đa bao gồm du lịch, chi tiêu làm đẹp, cà phê, dịch vụ giải trí hay thói quen mua sắm các vật dụng không thực sự cần thiết.
Ngoài ra, hãy nghĩ đến việc tính toán kỹ lưỡng các chi phí phải trả cho các nhu cầu cần thiết để lên phương án tiết kiệm. Từ tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet, cáp quang,... mỗi khoản 1 chút sẽ hỗ trợ bạn khá nhiều để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
4. Lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng
Ngừng chi tiêu thẻ tín dụng, thay vào đó lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt để kiểm soát tài chính cá nhân.
Lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp bằng cách cắt giảm và cân đối lại các khoản chi tiêu thành công. Bạn bắt đầu áp dụng bí quyết để kiểm soát ngân sách tối ưu đó là việc sử dụng tiền mặt thay cho thẻ tín dụng.
Lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tính toán số tiền đã chi và số tiền còn lại. Bằng cách này, bạn sẽ đưa ra quyết định tiêu dùng, mua sắm hợp lý, tiết kiệm dựa trên bảng kế hoạch tài chính đã thiết lập trước đó.
Ngược lại, khi sử dụng thẻ tín dụng, việc kiểm soát số tiền này sẽ trở nên khó khăn hơn. Bởi do tính linh hoạt của thẻ, bạn có thể mua sắm mà không cần tiền mặt. Từ đó, bạn rất dễ rơi vào trạng thái mua sắm thoải mái không cân nhắc, từ đó khiến nguồn tiền càng trở nên thâm hụt hơn.
5. Dành một khoản tiền để đầu tư, kinh doanh
Khi đã có phương án chi tiêu cân đối, đảm bảo cho cuộc sống diễn ra một cách thuận lợi ngay cả trong thời điểm thất nghiệp, việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là lên kế hoạch cho tương lai.
Ngoài việc chờ đợi những thông tin từ nhà tuyển dụng mới, khi lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp, bạn có thể dành ra một khoản tiền nhỏ để đầu tư kinh doanh, tìm kiếm cơ hội sinh lời.
Hãy thử sức với những cơ hội kinh doanh online, không đòi hỏi số vốn lớn để tạo ra doanh thu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kinh doanh là cuộc chơi may rủi nên trong thời điểm tài chính khó khăn khi thất nghiệp, bạn nên có sự cân nhắc và lựa chọn sản phẩm kinh doanh một cách kỹ lưỡng.
Thất nghiệp luôn là khoảng thời gian khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động vượt qua giai đoạn này bằng việc quản lý ngân sách, chi tiêu và đầu tư hợp lý.
6 bước đơn giản để phân định, tạo ngân sách tài chính với bạn đời Tạo ngân sách với người bạn đời là một trong những vấn đề ít được thảo luận khi kết hôn. Thực tế, đây là một phần quan trọng của việc học cách kết hôn, hoặc biết cách quản lý ngân sách tốt hơn. Hôn nhân được mô tả khác như một mối quan hệ đối tác, sự hợp nhất hay kết hợp bình...