Quỹ hồi sinh nhà hàng của Mỹ sẽ được triển khai từ ngày 3/5
Các nhà hàng điêu đứng vì đại dịch COVID-19 có thể nhận được tiền hỗ trợ từ chương trình mới của chính phủ từ ngày 3/5.
Một nhà hàng mở cửa trở lại tại Washington DC (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Quỹ hồi sinh các nhà hàng trị giá 28,6 tỷ USD – do Cục Doanh nghiệp nhỏ quản lý và là một phần của gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào tháng trước – sẽ cấp các khoản hỗ trợ cho các nhà hàng bị ảnh hưởng lớn trong đại dịch.
Chủ các nhà hàng đã phải chống chọi với những khó khăn do việc phải đóng cửa, suy thoái kinh tế, những xáo trộn của chuỗi cung ứng và chi phí cho việc thực hiện các biện pháp và các thủ tục mới… nhằm giảm thiểu sự lây lan dịch
Các chủ nhà hàng đã sử dụng mọi cách có thể như bố trí chỗ và máy sưởi ngoài trời, thay đổi thực đơn và chuyển sang giao hàng cũng như soạn sẵn túi hàng. Một số phải sa thải lao động và giảm giờ làm. Số khác phát thẻ quà tăng để tăng dòng tiền mặt.
Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia, trên 110.000 điểm ăn uống đã phải đóng cửa trong năm 2020, cả tạm thời và vĩnh viễn. Doanh thu của lĩnh vực này giảm 240 tỷ USD so với dự kiến.
Khi thời tiết ấm lên như hiện nay, tốc độ tiêm chủng được đẩy mạnh và các biện pháp kích thích bổ sung đang khuyến khích người dân ra ngoài, các nhà hàng cần tiếp cận nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia, doanh thu tháng Ba tăng trên 13%, lên 62 tỷ USD, mức tăng mạnh nhất trong 12 tháng qua.
Tổng thống Mỹ cam kết hỗ trợ Ấn Độ chống dịch COVID-19
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi,Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết hỗ trợ khẩn cấp cho Ấn Độ trong bối cảnh quốc gia châu Á đang trải qua giai đoạn dịch bệnh tồi tệ nhất từ trước tới nay
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tối 26/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận chi tiết về tình hình COVID-19 tại mỗi quốc gia. Trong cuộc điện đàm, ông Biden đã cam kết hỗ trợ khẩn cấp cho Ấn Độ trong bối cảnh quốc gia châu Á đang trải qua giai đoạn dịch bệnh tồi tệ nhất từ trước tới nay, chủ yếu do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn khiến số ca mắc mới tăng mạnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại tại Washington DC., ngày 23/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà Trắng cho hay, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Biden khẳng định Washington quyết tâm hỗ trợ New Delhi ứng phó với làn sóng dịch bệnh COVID-19 mới đang bùng phát mạnh tại Ấn Độ. Mỹ sẽ cung cấp tất cả sự hỗ trợ, trong đó có việc chuyển khẩn cấp các vật tư và thiết bị y tế cần thiết để giúp Ấn Độ chống dịch.
Cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Modi khẳng định trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã có cuộc trao đổi hiệu quả với Tổng thống Biden, đồng thời bày tỏ cảm ơn nhà lãnh đạo Mỹ về sự hỗ trợ mà Washington dành cho New Delhi.
Trong cuộc điện đàm, hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi cung ứng nguyên liệu vaccine, dược phẩm hiệu quả và thông suốt, khẳng định quan hệ đối tác y tế Ấn Độ-Mỹ có thể giúp giải quyết các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra.
Nhà Trắng lục đục vì kế hoạch xuất khẩu vaccine Các quan chức chính quyền Biden chia rẽ sau các cuộc tranh luận gay gắt về quyết định chia sẻ kho vaccine Covid-19 dư thừa cho nước khác. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 26/4 cho biết Mỹ sẽ chuyển 60 triệu liều vaccine AstraZeneca cho các nước khác. 10 triệu liều sẽ được chuyển đi trong vài tuần tới,...