Quy định hành bệnh nhân?: Cấp thuốc ngoại trú phải đảm bảo yêu cầu điều trị và an toàn
Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày.
Bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – NGỌC DƯƠNG
Liên quan việc cấp thuốc điều trị ngoại trú cho BN HIV/AIDS, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho biết hiện tại mạng lưới y tế đang thực hiện cấp thuốc kháng vi rút cho BN điều trị ngoại trú (tại nhà) đủ sử dụng trong 30 ngày, việc cấp thuốc đã có mạng lưới khá rộng khắp, đến tận tuyến huyện và nhiều nơi thuốc được cấp ngay tại y tế xã, phường.
“Tuy nhiên, chúng tôi đang thí điểm thực hiện cấp thuốc 3 tháng một lần cho BN HIV/AIDS với một số tỉnh, ví dụ như tại tỉnh miền núi Điện Biên… Việc này để thuận lợi cho người bệnh đi lại nhận thuốc. Nhưng cũng có vấn đề cân nhắc đó là với BN nhận thuốc dài ngày, tận 90 ngày thì họ sẽ bị hạn chế trong việc được theo dõi sát diễn biến sức khỏe. Do đó nhân viên y tế sẽ phải hướng dẫn họ nếu có vấn đề về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế”, ông Cảnh nói.
Theo một lãnh đạo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), việc kê đơn thuốc trước hết căn cứ trên phác đồ điều trị, và tiếp đến đó là căn cứ theo quy định tại các thông tư, quy chế kê đơn. Riêng với quy định cấp thuốc ngoại trú tối đa 30 ngày đã được quy định tại quy chế kê đơn thuốc ban hành năm 2008 về kê đơn thuốc.
Thông tư 05/2016 về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và mới đây nhất là thông tư 52/2017 quy định về kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm đều đã nêu rõ về các nguyên tắc kê đơn thuốc điều trị bệnh: chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày.
Vị cán bộ trên cũng cho rằng với BN mạn tính cần được theo dõi diễn biến sức khỏe, do đó về việc cấp thuốc ngoại trú trong thời gian không quá 30 ngày với BN viêm gan vi rút như đang áp dụng là phù hợp. Việc này cũng đảm bảo kê đơn và sử dụng hợp lý, an toàn, tránh lạm dụng chỉ định và sử dụng. Khi có bệnh mạn tính, cả thầy thuốc và BN đều cần có hợp tác tốt trong điều trị, BN tuân thủ tái khám theo hẹn; cần có công việc phù hợp với tình trạng bệnh.
Là BS phụ trách khoa cấp cứu và trực tiếp tham gia điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), BS Nguyễn Trung Cấp đưa ra quan điểm cá nhân: với các bệnh mạn tính như viêm gan vi rút B, C thì kê đơn thuốc ngoại trú trong 30 ngày là phù hợp vì thời gian này cần thiết cho kiểm tra, theo dõi sức khỏe; trong lần tái khám định kỳ BS căn cứ trên diễn biến sức khỏe để điều chỉnh thuốc phù hợp. Không nên kê đơn thuốc ngoại trú cho BN sử dụng quá dài ngày vì an toàn, hiệu quả cho BN là quan trọng hơn hết.
Video đang HOT
Theo thanhnien.vn
Bác sĩ BV Nhi đồng 1 nói gì về một trường hợp 'đổ mồ hôi máu'?
Mồ hôi máu là căn bệnh kỳ bí đối với giới y khoa thế giới và Việt Nam, chưa có trong sách vở, y văn.
Bé H.T Q.N bị ra mồ hôi máu trên mặt - ẢNH: GIA ĐÌNH CUNG CẤP
Có một trường hợp cực hiếm từng được Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận, điều trị tại Khoa Sốt xuất huyết và Khoa Tâm lý. Hiện bệnh nhân đã được điều trị ngoại trú.
Riêng đối với trường hợp bé H.T Q.N đang điều trị ở Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định), nghi bị chứng mồ hôi máu, phóng viên Báo Thanh Niên đã liên hệ nhiều bác sĩ chuyên khoa liên quan để hỏi thêm thông tin về bệnh lý này. Hầu hết các bác sĩ đều cho biết chưa gặp trường hợp bệnh nhân bị và cũng không thể trả lời về mặt bệnh lý vì bệnh chưa có trong sách vở y khoa.
Bác sĩ cũng... sốc
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết bệnh viện từng tiếp nhận bệnh nhi mắc phải tình trạng mồ hôi máu (không phải bé H.T. Q.N ở Gia Lai - PV).
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đổ mồ hôi có màu như máu. Bình thường, bé vẫn đổ mồ hôi thông thường, chỉ khi lo lắng, hoảng sợ bé mới đổ mồ hôi máu.
"Khi người nhà đưa bé vô khám, bác sĩ nhìn thấy cũng hoang mang vì chưa bao giờ gặp trường hợp bệnh lý như thế. Ban đầu mình cũng nghi ngờ, không biết có phải bệnh thật hay không. Nhưng qua thăm khám và lấy mồ hôi của bệnh nhân xét nghiệm thì phát hiện có hồng cầu người. Đặc biệt, những vị trí tiết dịch mồ hôi nhiều thì có mật độ hồng cầu nhiều hơn", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Theo bác sĩ Tuấn, trong y văn, các sách vở học thuật không có tài liệu về bệnh lý này. Khi tiếp nhận trường hợp bệnh nhân, qua tra cứu trên mạng, bác sĩ mới thấy báo chí quốc tế cũng đưa một vài trường hợp có triệu chứng mô tả giống vậy.
Chính vì vậy, việc chẩn đoán, điều trị bệnh hiện dựa theo đánh giá của bác sĩ về tình trạng bệnh nhân, chứ không thể biết nguyên nhân, cơ chế bệnh và không thể điều trị khỏi.
Bệnh lành tính nhưng không trị khỏi
Bác sĩ Tuấn nhận định bệnh đổ mồ hôi máu có thể liên quan đến nội tiết, máu, thần kinh và có thể có yếu tố liên quan đến gia đình. Như trường hợp bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1, nhà có hai chị em đều bị mồ hôi máu.
"Bệnh lành tính, không lây, không ảnh hưởng đến các cơ quan, chức năng khác trong cơ thể", bác sĩ Tuấn đánh giá.
Trường hợp ra mồ hôi máu nhiều có thể có nguy cơ thiếu máu nhưng theo bác sĩ, nguy cơ này không cao vì lượng hồng cầu thoát ra qua dịch tiết mồ hôi rất ít. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn điều trị phòng ngừa thiếu máu cho bệnh nhân bằng thuốc bổ sung sắt và qua thực phẩm.
Bệnh có thể là bẩm sinh nhưng không bộc phát triệu chứng từ đầu mà đến giai đoạn thay đổi nào đó của cơ thể, tâm sinh lý thì mới biểu hiện triệu chứng.
"Việc lo lắng, hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến thay đổi hệ tuần hoàn, nội tiết, làm giãn mao mạch, thành mao mạch yếu khiến hồng cầu thoát ra theo mồ hôi", bác sĩ Tuấn nhận định.
Hiện tại, bệnh nhân mồ hôi máu chỉ có thể được điều trị về dịch tiết, máu và tâm lý; dùng thuốc giúp tăng sức bền của thành mạch.
Hoang mang là... đổ mồ hôi máu
Bác sĩ Phạm Minh Triết, nguyên Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1, từng điều trị cho bệnh nhân mồ hôi máu, cho biết bệnh nhân có rối loạn lo âu... Bé cũng có loạn nhịp tim, bị ngất mấy lần.
"Càng căng thẳng thì bé càng ra mồ hôi máu nhiều. Hiện tại cơ chế này được nhiều người công nhận", bác sĩ Triết chia sẻ.
Theo bác sĩ Triết: "Vì bệnh này ít gặp nên cũng không có nhiều thông tin hay kinh nghiệm. Bác sĩ chỉ điều trị thuốc để bé giảm lo âu (nếu lo âu quá mức), dùng thuốc để bé giảm tình trạng chảy máu. Làm việc với gia đình để giảm bớt các vấn đề có thể gây lo lắng cho bệnh nhân, giải thích và nâng đỡ cho người mẹ, điều trị tâm lý cho trẻ".
Dù là bệnh lành tính nhưng theo các bác sĩ, bệnh đổ mồ hôi máu ảnh hưởng lớn nhất là vấn đề tâm lý, đời sống của bệnh nhân. Bởi lẽ, việc ra mồ hôi máu của bệnh nhân dễ khiến bệnh nhân, gia đình và những người xung quanh, chứng kiến tình trạng này hoảng sợ. Bệnh nhân dễ bị kỳ thị, xa lánh.
Vì vậy, việc điều trị tâm lý giúp nâng đỡ tinh thần bệnh nhân, kiểm soát căng thẳng và cũng giúp gia đình hiểu biết vấn đề để giúp đỡ bệnh nhân. Nhà trường, bạn bè và những người xung quanh cần biết có bệnh lý này để tránh phản ứng không hay, kỳ thị với bệnh nhân.
Theo thanhnien.vn
Tưởng chỉ là cơn đau bụng sau sinh, sản phụ bất ngờ bị suy đa tạng, phải bỏ tử cung và cắt cụt tứ chi vì lỗi của bác sĩ Câu chuyện buồn và vô cùng đáng tiếc của người phụ nữ này là lời cảnh báo cho các chị em nên vệ sinh sạch sẽ sau khi sinh con và không được lơ là trước bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể. Sinh con là sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mọi phụ nữ, thế nhưng đi kèm với...