Quốc hội “duyệt” quy định về địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia
Chiều 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua luật Giáo dục Đại học với gần 85% số phiếu tán thành. Một nội dung được chỉnh sửa lần cuối trong dự thảo luật là quy định về vai trò, địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia.
Quá trình thảo luận đã loại bỏ đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia.
Quá trình thảo luận, cho ý kiến về dự thảo luật tại các phiên làm việc tại tổ và hội trường ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung về việc trao quyền tự chủ, về phân tầng đại học, về mô hình Đại học Quốc gia…
Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật lần cuối trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu, UB Thường vụ đã quyết định bỏ điều 28 của dự thảo về phân công phối hợp trong hoạt động đào tạo và biên tập lại điều 27 về vai trò, địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia.
Về nguyên tắc trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), luật quy định theo hướng chỉ mang tính nguyên tắc về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH và không dẫn chiếu đến các điều khoản cụ thể.
Video đang HOT
Vấn đề phân tầng, cơ sở GDĐH được phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí: Vị trí, vai trò trong hệ thống GDĐH quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học kết quả kiểm định chất lượng GDĐH.
Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013 tới.
Luật Giáo dục Đại học gồm 7 chương, 73 điều, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Đối tượng áp dụng là các trường cao đẳng, trường đại học, học viên, đại học vùng, đại học quốc gia viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học.
P.Thảo
Theo dân trí
Giải quyết bài toán 50% giảng viên chưa có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
Tổng số giảng viên ĐH, CĐ ở nước ta đến nay là 77.500 người, trong đó 50% giảng viên các cơ sở giáo dục đại học chưa có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ. Dự thảo Luật Giáo dục Đại học đã đưa ra giải pháp để giải bài toán này.
Số giảng viên có trình độ Tiến sĩ ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 10% trên tổng số 77.500 giảng viên.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số giảng viên ĐH, CĐ ở nước ta đến nay là 77.500 người, trong đó giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5% giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 10% và giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Như vậy còn khoảng 50% giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) chưa có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ. Vì vậy nếu qui định cứng trong Luật GDĐH là giảng viên ĐH phải có trình độ Thạc sĩ trở lên thì khi Luật có hiệu lực sẽ có khoảng 50% số cán bộ giảng dạy hiện nay không được dạy, đồng nghĩa với việc giảm 50% qui mô đào tạo.
Trên thực tế thì hầu hết các trường ĐH nước ta hiện nay đều phải nhận cán bộ có trình độ ban đầu là ĐH để đào tạo bồi dưỡng thành cán bộ giảng dạy có trình độ cao hơn. Có những ngành đặc thù mà trong nước chưa có chương trình đào tạo sau ĐH nên không có cán bộ trình độ thạc sĩ.
Trong các đợt kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 50 của Quốc hội khóa 12 vừa qua về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT đã phải cho dừng tuyển sinh nhiều ngành do không đủ điều kiện tối thiểu về số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (mỗi ngành chỉ cần có 1 Tiến sĩ và 3 Thạc sĩ. Nhiều cơ sở GDĐH lúc mở ngành đăng ký đủ số lượng giảng viên theo quy đinh nhưng trong quá trình đào tạo đã không giữ được số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ).
Về tiêu chuẩn giảng viên ĐH, CĐ, dự thảo Luật GDĐH dẫn chiếu quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật GD. Theo đó giảng viên CĐ, ĐH phải có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có một số ý kiến chưa đồng tình với tiêu chuẩn này và cho rằng giảng viên ĐH phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Về chất lượng giảng viên ĐH, GS. Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất dự thảo luật nên qui định cho các đối tượng có trình độ tiến sĩ hoặc học hàm PGS, GS được kéo dài thời gian công tác vì tỉ lệ giảng viên có trình độ cao hiện nay còn rất thấp, việc đào tạo bổ sung không kịp số người về hưu.
Kéo dài thời gian giảng dạy với giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ
Vậy giải quyết bài toán này như thế nào? Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo chất lượng giảng viên ngày càng được nâng cao, điều 53 của dự thảo Luật GDĐH 3 qui định:"Hiệu trưởng cơ sở GDĐH ưu tiên tuyển dụng người có trình độ cao hơn trình độ được quy định". Khoản 6 Điều 10 dự thảo Luật GDĐH quy định chính sách của Nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên: "Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình đô tiên sĩ và chức danh giáo sư, phó giáo sư của các cơ sở GDĐH".
Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định chính sách thu hút, kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, để tiếp tục làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GDĐH: "Giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ công tác trong cơ sở GDĐH được kéo dài thời gian làm viêc kê từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đê giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nêu giảng viên có đủ sức khỏe, tự nguyên kéo dài thời gian làm việc và cơ sở GDĐH có nhu câu" (Điều 55 dự thảo 3).
Chức danh của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở GDĐH quy định trong dự thảo Luật GDĐH khác so với các quy định hiện hành, cụ thể là tại khoản 2 Điều 53 dự thảo Luật quy định: "Chức danh của giảng viên bao gôm: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư".
Thứ trưởng Ga cho hay, Dự thảo Luật cũng quy định rõ các quyền của giảng viên, như: được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định tham gia quản lý và giám sát cơ sở GDĐH, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở GDĐH, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được khen thưởng theo quy định của pháp luật...
Hồng Hạnh
Theo dân trí
"Quyền tự chủ không phải là phần thưởng" "Không nên coi quyền tự chủ giống như một phần thưởng, làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì... cắt thưởng. Phải quan niệm rõ ràng, nếu trường đại học nào có đủ các quyết định thành lập thì đương nhiên có quyền tự chủ" - đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng phát biểu. Dự án luật Giáo dục đại học (GDĐH) một lần...