Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ
Trao đổi với Dân trí ngày 19/6, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Kết luận của Thanh tra Chính phủ về liên doanh, liên kết đào tạo của ĐH QGHN như vậy là quy chụp, có nhiều điểm khuất tất”.
GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, đến thời điểm này Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) chưa nhận được bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc liên doanh, liên kết mà chỉ biết kết luận trên báo chí đăng tải.
Theo GS Vũ Minh Giang, những thông tin kết luận mà Thanh tra Chính phủ đưa ra có những điểm sai và lạ. Kết luận đưa ra nhận định về việc không thi đầu vào, không công nhận bằng cấp của chương trình liên kết đào tạo… nhưng bằng cấp của chương trình liên kết đào tạo là do nước ngoài cấp thì phải theo quy định của nước ngoài, chứ không thể lấy quy chế đào tạo của Việt Nam mà áp dụng vào trường đại học nước ngoài.
“Chúng tôi không biết cụ thể thế nào về kết luận của Thanh tra vì chưa có bản kết luận đó. Nhưng xem trên báo chí tôi thấy kết luận rất quy chụp, rất bất bình thường, có nhiều điểm khuất tất và cần thảo luận lại toàn bộ nội dung. Kết luận ở đây không am hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam, thẩm quyền ĐH QGHN, vận dụng quy định của Việt Nam áp dụng với các trường ĐH nước ngoài… Dẫn quy chế đào tạo của Việt Nam xem xét chuyện đầu vào của trường đại học nước ngoài như vậy không đúng. Quy chế đào tạo của Việt Nam là vận dụng cho Việt Nam chứ không vận dụng cho đào tạo nước ngoài. Nếu vận dụng như vậy rất buồn cười” – ông Giang cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo ông Giang, thường các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào tạo bậc thạc sĩ là định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp. Kết luận nói không theo quy định của Việt Nam như vậy không am hiểu. Tới đây Việt Nam sẽ triển khai theo hướng này.
Về việc đảm bảo quyền lợi cho hơn 2.000 học viên tại Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm (ETC) mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét không công nhận bằng cử nhân, thạc sỹ do đối tác nước ngoài liên kết đào tạo, ông Giang cho biết: “ĐH QGHN có trách nhiệm làm rõ kết luận của Thanh tra vì có nhiều khuất tất. ĐH QGHN có trách nhiệm với quyết định của mình”.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Công nghệ kinh doanh bằng cấp
Hoạt động liên kết với các trường đại học nước ngoài nổi lên như một phong trào. Tâm lý sính ngoại được khai thác triệt để, cứ có tên của bất cứ trường nào ở Mỹ hoặc các nước khác là hút khách...
Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện một vụ bê bối trong đào tạo và cấp bằng vào lọai lớn nhất từ trước đến nay, kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và bằng thạc sĩ do Đại học Kinh tế cấp. Một vụ việc rúng động dư luận.
Hoạt động liên kết với các trường đại học nước ngoài nổi lên như một phong trào. Tâm lý sính ngoại được khai thác triệt để, cứ có tên của bất cứ trường nào ở Mỹ hoặc các nước khác là hút khách. Nhiều trường thuộc loại "vô danh tiểu tốt" ở các nước nhưng lại được đại học trong nước chọn làm đối tác. Công nghệ đào tạo trở thành công nghệ kinh doanh bằng cấp cực kỳ hiệu quả với hàng nghìn người theo học. Đối với người cần bằng cấp hơn kiến thức, thì việc học hành dễ dàng, không cần bảo vệ luận văn cũng có bằng thạc sĩ sẽ rất hấp dẫn, bởi vì chương trình này giải quyết đúng nhu cầu của họ.
Hậu quả của những sai phạm trong đào tạo của ETC là 2.000 người có thể không được cấp bằng cử nhân và thạc sĩ. Người học không thể biết được những khúc mắc đằng sau hoạt động liên kết của nhà trường nên họ không có lỗi. Với uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội, người học có thể tin cậy hoàn toàn vào tuyển sinh và đào tạo. Họ đóng tiền, theo học để kiếm tấm bằng.
Nếu bằng cấp không được công nhận thì thiệt hại này giải quyết như thế nào? ETC có thể trả lại tiền nhưng không thể trả lại thời gian cho họ.
Đối với các trường nằm ngoài hệ thống Đại học Quốc gia được Thanh tra Chính phủ nêu tên và chỉ ra sai phạm, các chuyên gia quản lý đại học cho rằng có trách nhiệm của Bộ GDĐT. Bởi vì, để thực hiện được một hợp đồng liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài phải thông qua nhiều bước, trong đó dứt khoát phải trình lên Bộ GDĐT. Vậy tại sao các trường đại học đó dám tự tung tự tác, vi phạm các quy định nhưng bộ lại không biết, hoặc biết nhưng vì lý do gì khác mà không xử? Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GDĐT làm gì để ra nông nỗi như vậy?
Một việc quan trọng khác, từ phát hiện sai phạm tại ETC thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho thấy lỗ hổng chết người trong quản lý chất lượng đại học và trên đại học. Cơ chế cho phép Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM có những quyền tự quyếtquá lớn và quá rộng, nhưng thiếu sự kiểm tra của bộ chuyên ngành, đã dẫn đến những bất cập và sai phạm quá rõ.
Phần lớn người học muốn có bằng cấp nhưng ít tốn công sức, đi học thật dễ dàng để trở thành ông nghè, ông cử. Nhưng nếu quản lý nhà nước tốt thì họ có muốn bỏ tiền mua bằng cũng không được. Nhưng ở đây, có quá nhiều cơ hội béo bở cho người kinh doanh bằng cấp vànhiều điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu sở hữu những tấm bằng đó.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Liên kết đào tạo tại ĐH QG Hà Nội có dấu hiệu vi phạm pháp luật Ban hành các văn bản trái quy định cấp phép cho các đơn vị trực thuộc liên kết nước ngoài trái thẩm quyền sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ Giám đốc ĐH QGHN có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc trích % kinh phí đề lập quỹ trái pháp luật... Đó là những sai phạm tại Đại học Quốc...