Quất ‘thăng tiến’ bonsai gây sốt, giá chục triệu hút khách dịp Tết
Mới xuất hiện tại trên thị trường dịp cận Tết Nguyên đán, quất “thăng tiến” – loại lai ghép giữa cây cần thăng và quất truyền thống – có giá cả chục triệu đồng, thậm chí tới 30 triệu đồng mỗi chậu vẫn hút khách mua về chơi Tết.
Hơn 1 tuần nữa là đến Tết Canh Tý, thị trường cây cảnh trưng Tết đã nhộn nhịp khách. Ngoài những mẫu đào, quất cảnh truyền thống, loại quất “thăng tiến” bonsai độc lạ tại nhà vườn ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) có giá lên đến hàng chục triệu đồng đang gây sốt, là lựa chọn của nhiều khách sành chơi cho dịp Tết này.
Theo ông Trương Ngọc Xuân, chủ một nhà vườn ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cây quất được coi là biểu tượng của may mắn, tài lộc, không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Còn cây cần thăng là một loại cây gỗ lớn, có sức sống mãnh liệt, đặt trong nhà có ý nghĩa giúp cho gia chủ thăng quan tiến chức. Vì vậy, ông đã kết hợp hai loại cây này để tạo ra một sản phẩm bonsai mới lạ, mang nhiều ý nghĩa cho ngày Tết.
Quất “thăng tiến” bonsai đang gây sốt thị trường Tết Canh Tý
Muốn tạo ra một chậu quất “thăng tiến”, cần chọn cây cần thăng và cành quất có tuổi tương đương nhau để ghép. Trong đó, quan trọng nhất là dáng, thế của cây cần thăng, phải chọn được một cây có thân lớn, xù xì, dáng uốn độc lạ mới làm tăng giá trị của chậu quất “thăng tiến”.
“Trung bình mỗi chậu quất ghép phải mất khoảng 3 năm mới hoàn thiện. Tùy vào dáng thế và tuổi của cây mà có nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 3 triệu đến 15 triệu. Trong đó, cây đắt nhất có giá 30 triệu đồng khách đã lấy rồi”. Ông Xuân nói và cho biết, mỗi năm ông chỉ cung cấp ra thị trường khoảng 100 gốc quất “thăng tiến”, khách hàng đều đã đặt cọc trước cả tháng để mang đi biếu, có cây họ đợi sát Tết mới về lấy.
Ông Xuân cũng cho hay, bí quyết tạo ra một chậu quất “thăng tiến” bonsai đẹp là sau khi ghép, người thợ phải chăm sóc, tỉa lá, tỉa cành thường xuyên để giữ thế của cây. Đây cũng là khâu quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận góp phần tôn lên cái đẹp của dáng cây.
“Nhiều người mua quất ‘thăng tiến’ sau khi chơi Tết xong thường quay lại vườn gửi nhờ tôi chăm sóc. Hiện tôi có khoảng 400 chậu quất các loại, đặc biệt chậu quất hình con chuột cũng được nhiều người ưa chuộng, có giá từ 1-3 triệu đồng”, ông Xuân nói.
Quất “thăng tiến” được lai ghép giữa cây cần thăng và cây quất truyền thống đang là thú chơi hút khách mỗi dịp Tết
Mỗi chậu cây được uốn nắn có dáng thế khác nhau
Video đang HOT
Khi ghép, tuổi của cây cần thăng và cành quất phải tương đương nhau
Dáng, thế của cây cần thăng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị chậu quất “thăng tiến”
Theo quan niệm phong thủy, sự kết hợp giữa quất và cần thăng biểu tượng cho sự thăng tiến, cầu may mắn, phú quý, tài lộc
Tùy dáng, thế mà mỗi cây mà có ý nghĩa khác nhau
Trước khi ghép, nhà vườn cũng phải chọn những cây cần thăng có dáng thế đẹp
Những chậu quất “thăng tiến” có giá dao động 3-5 triệu đồng, trong đó chậu đắt nhất lên đến 15-30 triệu đồng
Năm nay, ông Xuân có 100 cây bán vào dịp Tết này, lượng cây đã được các khách đặt hết
Theo viet nam net
Đu đủ bonsai "giá đắt trên trời" có gì độc đáo lại đang hút khách mua chơi Tết?
Những chậu đu đủ bonsai tán rộng, hoa nở, quả trĩu ở Hưng Yên... có giá khá đắt, lên tới cả vài chục triệu đồng nhưng vẫn được dân sành chơi săn đón chưng Tết Canh Tý 2020 này.
Tại nhà vườn của anh Hoàng Đình Chính ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), năm nay có rất nhiều cây đu đủ bonsai khá độc đáo được nhiều người đã đặt mua từ trước.
Chủ nhân cho biết, anh làm những chậu đu đủ bonsai này vì nắm bắt được thị hiếu chơi cây cảnh "độc lạ" của dân chơi trong những năm gần đây.
Mỗi chậu đu đủ bonsai có giá dao động từ 10 đến 20 triệu đồng. Những cây có dáng độc lạ, quả đẹp có thể có giá lên tới 30 triệu đồng/chậu cây. Thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều người đến đặt mua và vườn của anh Chính gần như đã bán hết.
Theo anh Chính, một cây đu đủ bonsai đẹp phải hội tụ nhiều yếu tố: thế cây đẹp; đủ hoa nở; quả to và đều; lá xanh đẹp và có lá lộc...
"Năm nay số lượng cây đu đủ bonsai đủ tiêu chuẩn rất hiếm, một phần do ít người làm mà nhu cầu lại cao; phần khác do thời tiết năm nay không được thuận lợi khiến nhiều cây bị hỏng. Nhưng bù lại nếu cây nào đạt thì cho quả sai và to hơn mọi năm", anh Chính chia sẻ.
Thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch để kịp thời "thu hoạch" vào đúng dịp Tết nguyên đán.
"Làm giống đu đủ bonsai này rất khó, ngoài việc chọn giống tốt; các khâu uốn tỉa sao cho vừa mắt cũng rất quan trọng. Để cây phát triển trên chậu tốt, ra nhiều quả, đầy đủ lá xanh, lá lộc và có hoa không phải ai cũng làm được", anh Chính chia sẻ thêm.
Hàng ngày, anh Chính vẫn phải tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây.
Anh Chính tiết lộ, nhiều chậu đu đủ bonsai đã có người đặt hàng, giá cây từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
"Một số người quan niệm, đu đủ thể hiện cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu. Chính vì thế đu đủ bonsai được chọn về để trong nhà hoặc làm quà biếu trong dịp Tết trong những năm gần đây", anh Chính cho hay khi nói về thú chơi đu đủ bonsai.
Theo anh Chính mỗi cây đu đủ bonsai được uốn tỉa rất kỳ công. Từ khâu chọn giống tới lúc uốn tỉa tạo dáng, mỗi công đoạn nếu thiếu kinh nghiệm có thể làm hỏng cả cây...
Theo infonet
Quất bonsai có quả hình "đĩnh vàng" hút khách ở Hà Nội Những cây quất cảnh có thế đẹp, độc và lạ ở các vườn quất Tứ Liên, Tây Hồ (Hà Nội) luôn được người dân Thủ đô săn đón. Quất bonsai có quả hình "đĩnh vàng" đang là sự lựa chọn độc đáo đón Tết Nguyên đán năm nay. Những cây quất bonsai có thế đẹp, độc và lạ đang được người dân săn...