Học sinh làm phép toán 11 – 4 = 7 bị chấm sai, phụ huynh bức xúc đi hỏi cô giáo thì nhận về câu trả lời không ai ngờ tới
Nếu chỉ tính theo cách bình thường, tất cả học sinh đều không bao giờ làm đúng đề bài mà cô giáo đưa ra.
Đối với những người lớn đã rời xa ghế nhà trường để đi làm từ lâu, đôi khi chúng ta sẽ quên vài kiến thức đã từng học hay không còn giải được một vài toàn khó. Nhưng khi nhắc đến những phép tính tiểu học cơ bản như cộng trừ nhân chia, ai cũng đều tự tin mình sẽ dễ dàng giải được chỉ trong vài giây. Thế mà một phép tính trừ đơn giản dưới đây lại khiến cả học sinh và phụ huynh của một trường tiểu học tại Trung Quốc phải đau đầu.
Theo đó, một phụ huynh Trung Quốc than phiền trên mạng xã hội rằng con mình bị cô giáo chấm sai một phép tính vô cùng đơn giản, và rõ ràng phụ huynh này kiểm tra lại nhưng cũng không hề thấy có điểm gì sai sót. Đáng nói, gần như tất cả học sinh trong lớp đều trả lời cũng một đáp án và bị cô giáo chấm sai. Chỉ có một học sinh được điểm tuyệt đối vì đã đưa ra được đáp án đúng ý cô giáo.
Nhìn đề bài mà phụ huynh này đăng lên, nhiều người cũng đồng tình rằng chỉ nhìn qua cũng biết học sinh đã đưa ra đáp án chính xác. Theo đó, đề bài cô giáo đưa ra là: “Có 11 bóng đèn trong lớp học, tắt đi 4 bóng thì trong lớp còn lại bao nhiêu bóng đèn?”. Đương nhiên, sẽ không ngạc có gì ngạc nhiên khi phần lớn mọi người sẽ dễ dàng đưa ra đáp án là 7, vì 11 – 4 = 7.
Gần như tất cả các học sinh đều trả lời đáp án là 11 – 4 = 7 nhưng đều bị cô giáo chấm sai
Video đang HOT
Cảm thấy bức xúc vì cho rằng cô giáo chấm điểm không đúng, các phụ huynh đều đồng loạt nêu ra ý kiến của mình trong nhóm chat chung của lớp học. Đến lúc này, câu trả lời của cô giáo lại khiến họ vô cùng bất ngờ và gật gù chấp nhận, vì hóa ra ra đây là một câu hỏi “bẫy” để kiểm tra tư duy logic của học sinh.
Cô giáo giải thích, đáp án chính xác không thể là 7 mà phải là 11. Vì khi 4 bóng đèn bị tắt, chúng vẫn là bóng đèn chứ không hề bị mất đi. Câu hỏi trong bài là “còn bao nhiêu bóng đèn” chứ không phải “còn bao nhiêu bóng đèn đang sáng”. Vì vậy, nếu không đọc kỹ mà chỉ lấy tổng số 11 bóng đèn trừ đi 4 bóng đèn đã tắt thì không thể đưa ra được đáp án phù hợp với tư duy logic.
Kết quả này khiến nhiều phụ huynh đồng tình, vì nó giúp con trẻ có thể khai phá thêm nhiều hướng suy nghĩ mới trong khi làm một phép tính đơn giản. Tuy nhiên, cũng có vài ý kiến phản đối cho rằng việc ra đề như vậy không phù hợp trong bài thi số học bình thường, vì học sinh chỉ áp dụng đúng những gì đã được dạy. Nếu câu hỏi này được sử dụng trong các buổi đố vui giải lao, để thử thách trí não của học sinh nhưng không liên quan đến điểm số thì sẽ phù hợp hơn.
Đây chỉ là một trong số các phép tính “hack não” phổ biến trên mạng thường tạo ra nhiều ý kiến tranh cãi của mọi người. Tương tự, ở Việt Nam cũng từng có một bài toán khiến nhiều người tranh cãi khi cô giáo ra đề bài: ” Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ hết bao lâu?”.
Đáp án “hack não” khiến mạng xã hội xôn xao
Học sinh đã đưa ra cách giải: “Cưa cả cây gỗ đó hết số phút là: 12 x 6 = 72 (phút)”, vì cho rằng đoạn gỗ 7m, cưa thành 7 đoạn 1m bằng nhau thì chỉ cần cưa 6 lần. Tuy nhiên cách làm này bị cô giáo gạch sai và thay bằng đáp án: “Cưa được số đoạn là: 7×1=7 đoạn. Cưa cả cây gỗ hết thời gian là 12×7=84 phút”.
Nhiều ý kiến cho rằng cô giáo đã giải sai, Cây gỗ dài 7 đoạn thì chỉ cần 6 lần cưa là đủ và thời gian cưa là 72 phút. Nhưng cũng nhiều người nói rằng vì đây là câu hỏi “bẫy”, nên theo logic đúng, phải tính cả lần cưa gỗ từ thân cây, tức là 7 lần.
Học sinh làm "1+2+2=5" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh bức xúc đi kiện thì nhận về câu nói gâ.y số.c: "Sao vô lý vậy được?"
Bài toán khiến netizen tranh cãi.
Đối với các bậc phụ huynh, việc học tập của con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hướng dẫn con học bài, không ít cha mẹ đã có những trải nghiệm đầy thú vị và đôi khi không kém phần "thử thách". Nhiều người thừa nhận từng cảm thấy bối rối trước các bài toán mà con mang về. Đặc biệt ngày nay, ở bậc tiểu học, ngoài các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, còn xuất hiện nhiều dạng bài toán yêu cầu học sinh phải vận dụng tư duy logic để suy luận. Những bài toán này không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo từ phía học sinh mà đôi khi còn khiến phụ huynh phải "động não" không kém.
Mới đây trên MXH, một bài toán tiểu học ở Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Nhìn qua, nhiều người nghĩ nhắm mắt cũng có thể làm được, nhưng thực tế không phải vậy.
Cụ thể câu hỏi có nội dung như sau: "Một cuộc chạy đua giữa các loài muôn thú đã được tổ chức để xem ai là người chạy nhanh nhất rừng xanh. Thỏ nghe thấy vậy liền đăng ký tham gia. Trên đường băng đầu tiên, có 2 loài động vật đứng phía trước thỏ và 2 loài động vật ở phía sau. Hỏi có tổng bao nhiêu loài động vật trên đường băng?" .
Ông bố - người đăng tải bài toán lên mạng cho biết con trai mình đã thực hiện phép tính cho bài toán này như sau: "1 2 2 = 5".
Về hướng giải, con vị này chia sẻ lấy thỏ là trung tâm, trước thỏ có 2 và sau thỏ có 2 thì suy ra phép tính sẽ là "1 2 2" và kết quả là "5".
Ảnh minh họa
Với cách giải này, người bố tin rằng con trai mình đã làm đúng, nhưng phần đáp án của cậu bé lại bị cô giáo đán.h dấu là thiếu ý và chỉ đạt 1/2 số điểm. Vị phụ huynh đã kiểm tra lại bài toán nhiều lần mà vẫn không tìm ra nguyên nhân. Vì nghĩ rằng cô giáo đã chấm nhầm, anh quyết định gọi điện để trao đổi trực tiếp với cô giáo.
Nghe thấy lời phàn nàn của phụ huynh, giáo viên liền khẳng định học sinh đã làm thiếu. Giáo viên giải thích: " Trong đề bài có nhắc đến đường chạy, nếu là đường thẳng, thì phía trước thỏ có 2 loài động vật, phía sau có 2 loài động vật, phép tính là 2 (2 loài phía trước) 1 (con thỏ) 2 (2 loài phía sau) = 5 (động vật), thỏa mãn với yêu cầu đề bài.
Tuy nhiên, đề bài này còn có một trường hợp nữa là đường đua hình tròn, nếu thỏ ở trên đường chạy vòng tròn, thì 2 loài động vật phía trước thỏ cũng chính là 2 loài động vật phía sau, khi đó đáp án sẽ là 2 1 = 3.
Con đã làm đúng nhưng chưa đủ các điều kiện khác. Vậy nên, cô mới chấm con được một nửa số điểm".
Cảm thấy không hài lòng với lời giải thích của giáo viên, vị phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội. Mặc dù ai cũng hiểu rằng giáo viên muốn khuyến khích tư duy sáng tạo ở học sinh, nhưng khi bài toán và lời giải này được công khai, nhiều phụ huynh đã bày tỏ những quan điểm trái chiều.
"Bài toán cô đưa ra không đủ dữ kiện nên mới khiến phụ huynh và học sinh hiểu nhầm như vậy", một người dùng chia sẻ.
Bạn nghĩ sao về bài toán này.
Con làm phép tính "4 + 6 + 1 = 11" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh tưởng cô chấm sai, tới lớp hỏi và cái kết "bức xúc tăng gấp bội" Phụ huynh đã nghĩ rằng giáo viên chấm nhầm khi gạch sai đáp án trong bài thi của con gái. Sau khi nghe cô giáo giải thích đáp án, phụ huynh thấy không đồng tình. Toán học là một môn học rất thú vị, giúp rèn luyện khả năng tư duy, suy luận logic của học sinh. Hiện tại, ở bậc tiểu học,...