Quảng Ninh: Đến Hạ Long thưởng thức của ngon vật lạ, ngắm dù lượn
Những loại nông sản nổi tiếng, mô hình nông nghiệp có cảnh quan đẹp, vốn rừng, biển rộng lớn và trù phú… chính là những ưu thế của nông nghiệp Quảng Ninh trong phát triển gắn với du lịch và bổ trợ cho du lịch.
TP. Hạ Long, trung tâm du lịch lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, kể từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Hạ Long cách đây 2 năm, đã xác định không thiên về sản lượng mà thiên về giá trị, lấy nhu cầu tiêu dùng của du khách làm tiêu chí điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như hình thức canh tác…
Đến thời điểm hiện nay, trong xu thế du lịch Hạ Long kết nối theo chuỗi biển – rừng, kết nối 2 vùng Nam – Bắc thành phố, định hướng phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, bổ trợ cho du lịch càng rõ nét.
Đồng quê xa Sơn Dương, TP.Hạ Long là điêm bay dù lươn lý tương.
Có thể thấy, hiện các nông sản của Hạ Long như: Ổi Đài Loan tại Tân Dân, Sơn Dương; mía tím và cam lòng vàng Sơn Dương; dược liệu, nấm linh chi ; mật ong rừng, dưa hấu… các làng, trang trại hoa Đồng Chè, Lê Lợi, Đồng Ho, Quảng La… vẫn là những nông sản ngon, đẹp nổi tiếng toàn tỉnh, nằm trong danh mục sản phẩm OCOP, đi liền với đó là thương hiệu và sức tiêu dùng trên thị trường tốt.
Đây là một lợi thế của du lịch Hạ Long khi mỗi năm hàng triệu lượt du khách đến đây sẽ được thưởng thức nông đặc sản địa phương.
Đặc biệt, không ít mô hình canh tác nông sản Hạ Long nhiều năm qua đã được nâng tầm thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, vừa thu hoạch về sản lượng nông sản vừa là nơi cho khách du lịch trải nghiệm các cảm xúc canh nông.
Đồng Chè, Đồng Ho, Quảng La, Tín Phát, Agri -Tech… giờ đây không đơn thuần là những mô hình trồng hoa thương phẩm mà thực sự là điểm du lịch với khung cảnh đẹp, đâu cũng có thể check-in, mang lại những khung hình độc và lạ cho du khách.
Khách du lịch tìm hiểu văn hóa của người dân tộc Dao ở Quảng Ninh.
Video đang HOT
Riêng các loài hoa tại Thiên đường hoa Quảng La đã được thiết kế trồng, chăm sóc có chủ đề, chủ điểm, làm say lòng người yêu hoa.
Tại đây còn có những vùng dược liệu, có hoạt động chế biến miến bằng nguyên liệu dược liệu, chế biến một số loại bánh từ hoa… cho phép du khách có thể trải nghiệm bằng cách tham gia thực hiện.
Rừng núi Đồng Sơn – Kỳ Thượng với độ đa dạng sinh học cao nhất tỉnh đang là điểm đến của nhà đầu tư du lịch với ý tưởng dự án lớn về mô hình vườn thú mở. Như vậy, lâm nghiệp – một thành tố của kinh tế nông nghiệp cũng đang hỗ trợ rất lớn cho du lịch Hạ Long phát triển.
Rồi đây, Hạ Long không chỉ có di sản vịnh Hạ Long mà còn có lâm viên Đồng Sơn – Kỳ Thượng với hạng mục là vườn thú trong rừng, qua đó cho phép du khách khám phá rừng, tận hưởng không gian rừng một cách đặc sắc…
Du lịch trải nghiệm Một ngày làm ngư dân trên đảo Quan Lạn. Ảnh: Bùi Đông
Riêng đối với lĩnh vực thủy sản, ngay từ ban đầu, định hướng phát triển của Hạ Long đã rất rõ là kết hợp nuôi trồng thủy sản với phục vụ nhu cầu thưởng thức, thăm thú, trải nghiệm của du khách. Mới đây nhất, TP.Hạ Long đang đề xuất quy hoạch hơn 300ha tại khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long làm khu nuôi trồng thủy sản tập trung.
Theo đó, thành phố sẽ di chuyển gần 50 hộ nuôi trồng thủy sản đang có tại vùng lõi vịnh Hạ Long, quy hoạch cụ thể đối tượng nuôi, phân khu nuôi… Việc này nhằm mục tiêu cao nhất là bảo vệ vùng lõi vịnh Hạ Long và cũng là để hiện thực hóa mục tiêu phát triển thủy sản gắn với du lịch. Qua đó để du khách có thể cảm nhận rõ nét nhất về nét đẹp cảnh quan vịnh Hạ Long đồng thời thấy được đời sống văn hóa, tập quán sinh hoạt, sản xuất của cư dân trên vịnh…
Khách du lịch thích thú khi được hướng dẫn cách úp nơm cá tại làng quê Yên Đức, thị xã Đông Triều.
Ngoài TP.Hạ Long, Quảng Ninh còn nhiều địa phương đang chú trọng tới phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Trong thời gian qua, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và một số doanh nghiệp du lịch, lữ hành tổ chức khảo sát tại 35 điểm sản xuất nông nghiệp ở 10 địa phương: Đông Triều, Hoành Bồ, Uông Bí, Hạ Long, Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Bình Liêu, Móng Cái.
Sau khi khảo sát 35 điểm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, có 3 điểm nổi trội gồm: Cơ sở sản xuất rau thủy canh của Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại 188 (phường Mạo Khê, TX.Đông Triều); khu vực Đồi chè (xã Quảng Long, huyện Hải Hà) và khu vực sản xuất nông nghiệp của xã Tiền An, TX.Quảng Yên, có cảnh quan đẹp, giao thông tương đối thuận tiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho mức tối thiểu phục phụ du khách và đã có các hoạt động khai thác liên quan du lịch trải nghiệm.
Trải nghiệm tại vườn cam Vạn Yên, huyện Vân Đồn.
Các địa điểm trên có thể thí điểm phát triển thành sản phẩm du lịch kết hợp tham quan trải nghiệm nông nghiệp nếu có sự đầu tư, quản lý, định hướng và hỗ trợ. Còn lại đa phần mới dừng lại ở dạng tiềm năng.
Ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, cho biết, Sở Du lịch đã chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Đồng thời, tham mưu, đề xuất đầu tư từng bước về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất; làm tốt công tác tuyên truyền tư tưởng cho người dân; tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác quảng bá… với mục tiêu sớm đưa các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp thành một trong những sản phẩm du lịch chủ lực của Quảng Ninh.
Cà Mau: Về U Minh Hạ thưởng thức sản vật đồng quê
Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích vùng lõi khoảng 8.000ha, đây là khu rừng tràm nguyên sinh thuộc rừng U Minh Hạ.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau), thành lập ngày 20/1/2006, theo Quyết định số 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; được Tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2009 và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
Mùa khai thác mật ong rừng U Minh.
Chức năng Vườn là bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; tái tạo các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, đồng thời phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan, phát triển du lịch...
Trải nghiệm đặt lọp mùa nước nổi.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, cho biết: "Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rừng tràm U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng của Nam Bộ; nơi đây nuôi chứa nhiều lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan đầu não của cách mạng".
Tỉnh Cà Mau đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng: Nới rộng tuyến đường Cà Mau - Vồ Dơi - Hòn Đá Bạc trên 50km; xây dựng trụ sở làm việc của Vườn cùng tuyến đường nhựa, rải đá... vào tận trung tâm Vườn nối liền các tuyến bao quanh, vừa phục vụ phòng, chống cháy rừng, vừa tạo thuận lợi cho khách tham quan du lịch.
Các món ẩm thực mang hương vị đồng quê U Minh.
Trải nghiệm với rừng tràm U Minh Hạ.
Khu du lịch Vồ Dơi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trên tuyến du lịch Hòn Đá Bạc, nên mỗi ngày đón rất nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học. Nếu được đầu tư đúng mức và xứng tầm thì Vườn Quốc gia U Minh Hạ kết nối Hòn Đá Bạc sẽ là một tour du lịch cùng tuyến cực kỳ hấp dẫn.
Du khách có thể đến Hòn Đá Bạc tham quan di tích, ngắm biển và thưởng thức đặc sản biển, rồi về ghé lại Vườn Quốc gia U Minh Hạ để tận hưởng hương rừng, thưởng thức mật ong và đặc biệt là các món ẩm thực mang hương vị đồng quê như: Cá rô, cá sặt kho mắm; lươn nấu canh chua trái giác; cá trê, cá dầy, cá lóc nướng chấm nước mắm gừng, muối ớt cùng các loại rau rừng gồm đọt choại, rau muống, bông súng, nhãn lồng..., còn gì tuyệt vời hơn!.
Cô gái xứ Quảng biến hạt đậu đen xanh lòng thành loại trà khiến ai thưởng thức cũng trầm trồ khen Nguồn nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, 100% có nguồn gốc tại Quảng Nam được trồng theo hướng thuần tự nhiên, có sự giám sát của cơ sở suốt trong quá trình canh tác. Sau 10 năm làm kế toán, chị Lê Thị Hương (Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam) nhận thấy công việc khá gò...