Quảng Nam: Sôi động Hội thi Văn học – học Văn năm học 2021-2022
Hội thi Văn học – học Văn do cấp THCS – THPT năm học 2021-2022 do Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức. Hội thi diễn ra từ ngày 12-14/4 nhằm hỗ trợ, thúc đẩy việc dạy và học tập bộ môn Ngữ văn tại các cơ sở giáo dục.
Đại diện Sở GD&DT Quảng Nam trao giải cho các thí sinh đạt giải của hội thi Văn học – học Văn
Hội thi “Văn học – học Văn” năm học 2021-2022 có 73 cơ sở giáo dục cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tham dự. Trong đó, cấp Trung học cơ sở có 21 đơn vị, cấp Trung học phổ thông có 73 đơn vị.
Qua kết quả vòng loại, Ban Giám khảo đã chấm chọn 37 đơn vị dự thi Vòng chung kết.
Theo kế hoạch, vòng chung kết của Hội thi có 2 nội dung thi trực tiếp là Sân khấu hóa tác phẩm và Kiến thức, kĩ năng thuyết trình. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh covid-19 đang diễn ra, trực tiếp ảnh hưởng đến việc học tập, tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh, Ban Giám khảo tiến hành chấm chọn phần thi Sân khấu hóa tác phẩm thông qua các video của đơn vị gửi về.
Các đơn vị như Phòng GDĐT Duy Xuyên, Quế Sơn, các trường THPT Hồ Nghinh, Trần Quý Cáp, Bắc Trà My… có nhiều đầu tư công phu dàn dựng video thể hiện các giá trị truyền thống, tư tưởng, lịch sử thông qua việc tổ chức sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Học sinh dự thi ở phần thi thuyết trình.
Video đang HOT
Kết quả Hội thi, ở cấp THCS có 11 tập thể đạt giải, trong đó 2 đơn vị đạt giải Nhất, 2 giải Nhì; 3 tập thể đạt giải Ba và 4 tập thể đạt giải Khuyến khích.
Giải nhất cấp THCS thuộc về các đơn vị Phòng GD-ĐT huyện Tiên Phước và Phòng GD-ĐT huyện Phú Ninh.
Cấp THPT có 26 tập thể đạt giải, trong đó có 3 tập thể đạt giải Nhất, 6 tập thể đạt giải Nhì, 6 tập thể đạt giải Ba và 11 tập thể đạt giải Khuyến khích. Các đơn vị trường THPT Bắc Trà My, THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Lê Thánh Tông đồng đạt giải Nhất cấp THPT.
Hội thi “Văn học – học Văn” là hoạt động giáo dục thường niên, được tổ chức theo hướng tiếp cận nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hội thi là sân chơi trí tuệ, là dịp để giáo viên, học sinh giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cách tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học tại các trường phổ thông.
Nam sinh lớp 12 đứng sau fanpage học Văn 'đình đám' ở Hà Nội
Là một học sinh khối A, nhưng thay vì né tránh môn Ngữ văn, Lê Công Đức (lớp 12, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) đã lập dự án "Thả mình vào Văn học" để xóa bỏ những định kiến về việc học Văn.
"Vốn là dân khối tự nhiên, em từng được nghe rất nhiều câu nói như: "Khối A chắc học Văn kém lắm nhỉ?", "Ngữ văn là môn học thuộc. Chỉ có mấy đứa trí nhớ tốt mới học được môn Văn", "Học Văn sau này cũng có ích gì đâu",... Nhưng thực ra, em thấy học Văn không đơn thuần chỉ thuộc về năng khiếu. Ai cũng có thể học tốt môn Văn nếu ta yêu tiếng Việt và sẵn sàng thể hiện cái tôi của mình", Công Đức nói.
Với tình yêu môn Văn và mong muốn xóa bỏ những định kiến xoay quanh môn học này, tháng 9/2020, Đức đã lập một nhóm nhỏ trên Facebook để trở thành nơi những bạn yêu thích văn chương có thể chia sẻ, trao đổi kiến thức với nhau. Không ngờ, nhóm đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều học sinh từ khắp mọi miền tổ quốc, bao gồm cả những bạn học khối tự nhiên, từng sợ và né tránh môn Ngữ văn.
Để mở rộng cộng đồng và giúp thêm nhiều bạn đồng trang lứa có thể tiếp cận những nội dung chia sẻ của mình, đến tháng 2/2021, Công Đức tiếp tục lập ra fanpage "Thả mình vào văn học". Chỉ sau gần 1 năm thành lập, hiện nay, trang đã có gần 330.000 người theo dõi, nhận được sự tương tác tích cực từ phía học sinh và sự quan tâm của nhiều giáo viên.
"Thả mình vào Văn học chính là tôn chỉ mà em muốn hướng tới. Văn học không có mạch phân cách, ai cũng có thể đọc, có thể viết và có thể thả mình. Nó sẽ là đôi cánh tiên để cữu rỗi những tâm hồn đang thương tổn. Nó sẽ là liều thần dược giúp cảm hoá con người. Em muốn "đứa con tinh thần" của mình sẽ trở thành một điểm tựa: "Nơi tình yêu bắt đầu/ Nơi hạnh phúc trào dâng/ Nơi nương náu vỗ về", để thế hệ học sinh không còn nỗi sợ đối với môn Văn nữa", Công Đức chia sẻ.
Lê Công Đức hiện là học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.
Đứng sau một fanpage văn học đình đám, nhưng Đức thừa nhận mình "không sở hữu bất kỳ thành tích nổi trội nào về môn Văn".
"Ngay từ nhỏ, em đã được gia đình định hướng và đầu tư vào môn Toán, sau đó là theo học khối A. Đến cuối năm lớp 9, em gặp được một cô giáo dạy Văn đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều và khiến em quyết định thi vào chuyên Văn của Trường THPT Chuyên Sư phạm. Tuy nhiên, năm ấy em không thi đỗ vào ngôi trường mà mình mơ ước.
Thất vọng, lên cấp 3 em quyết định vẫn tiếp tục theo học khối A. Dù vậy, tình yêu với ngôn ngữ và văn chương vẫn thường trực nên năm lớp 10, em đã tham gia cộng tác cho một số fanpage về văn học, sau đó tự mình lập nên dự án riêng".
Văn học vốn là một mảng nội dung "kén" người đọc nên quá trình xây dựng fanpage, Công Đức cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
"Ban đầu, nhiều người cũng nghi ngờ về năng lực của em vì nghĩ rằng chỉ có học sinh chuyên Văn hay giáo viên mới có thể chia sẻ kiến thức. Thậm chí, em cũng nhận được nhiều phản hồi trái chiều như không có thành tích gì về môn Văn mà cũng dám lập fanpage để chia sẻ kiến thức. Nhưng em luôn coi đó là những góp ý để bản thân nỗ lực hơn và cố gắng tự trau dồi thêm các kỹ năng.
Ngoài ra, đầu năm học này, em cũng quyết định sẽ thi thêm khối D vì cũng hơi tiếc nuối kiến thức của môn Văn. Em nghĩ học Văn cũng cần có những người bạn đồng hành. Vì thế, mỗi lần chia sẻ bài đăng hay livestream với các bạn cũng là một lần em được củng cố lại kiến thức", Đức nói.
Đức mong muốn lập nên dự án "Thả mình vào văn học" để xóa bỏ những định kiến về việc học Văn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng đã cận kề. Dù bận mải với việc học tập và ôn thi, nhưng Đức nói bản thân vẫn có gắng đăng tải bài đều đặn. Thường khi học đến tác phẩm nào, cậu cũng sẽ bắt tay vào phân tích, hoặc có phần nội dung nào tâm đắc, 10X sẽ đăng tải lên fanpage. Mỗi khi tìm ra những phương pháp học tập cũng như cách để làm bài văn hay, Đức cũng vừa học vừa chia sẻ tới mọi người.
Vì thế, hầu hết nội dung bài đăng của "Thả mình vào văn học" đều bám sát theo nội dung chương trình học, phù hợp với nhu cầu và giúp học sinh dễ dàng ứng dụng, tiếp thu. Trong đó, 10X tập trung vào một số mảng nội dung như bình giảng văn học, phân tích và cảm thụ văn học thông qua các chuyên mục: "Tớ sẽ viết Nghị luận văn học thế nào", "Tớ sẽ viết Nghị luận xã hội như thế nào", "Nâng cấp diễn đạt",...
"Đọc hiểu & Nghị luận xã hội" là một trong hai cuốn tài liệu được Đức ra mắt vào năm 2021.
Ngoài hoạt động phát triển fanpage, hiện tại, Công Đức cũng thường xuyên tổ chức những buổi chia sẻ, giao lưu trực tuyến.
Ngoài ra, trong năm 2021, Đức còn ra mắt 2 cuốn tài liệu có tên gọi "Sổ tay từ vựng văn học" và "Đọc hiểu & Nghị luận xã hội" do cậu tự biên soạn, được bạn bè ủng hộ và đánh giá cao.
10X kỳ vọng, trong thời gian tới, "Thả mình vào văn học" sẽ tiếp tục lan tình yêu văn chương, thông qua đó xây dựng được một cộng đồng yêu văn chương lành mạnh, lan tỏa được văn hóa học văn, đọc văn, viết văn đến với mọi người.
Danh sách 82 trường ĐH-CĐ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM Tính đến thời điểm này đã có đến 1.266 ngành của 49 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM. Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, đến thời điểm hiện tại, đã có 82 đơn vị giáo dục trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh...