Quang Linh trổ tài ca hát công khai “tỏ tình” Thùy Tiên
Quang Linh Vlogs cùng Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên gây chú ý với hành trình thiện nguyện của mình tại đất nước Angola.
Suốt những ngày qua, cả hai liên tiếp có những màn tương tác vô cùng dễ thương khiến người hâm mộ tích cực ghép đôi, “đẩy thuyền”.
Quang Linh và Thùy Tiên thân thiết khi có hoạt động chung ở Angola. (Ảnh: FB Quang Linh Vlogs)
Mới đây trên mạng xã hội lại lan truyền thêm đoạn clip nam YouTuber công khai “ thả thính” nàng hậu thông qua bài hát và nhận được chú ý lớn. Theo đó, khi hai người đang ngồi trên xe ô tô để di chuyển tới địa điểm cần đến, Quang Linh đã tranh thủ trổ tài ca hát dành tặng cho Thùy Tiên.
Thế nhưng giữa rất nhiều ca khúc hay, không biết vì lý do gì mà anh chàng lại chọn đúng bài hát Giả Vờ Thương Anh Được Không để hát cho nàng hậu. Khi thấy Quang Linh nhập tâm và hát lên những ca từ đầy ngọt ngào như “Anh muốn cùng em đi hết đoạn đường đời”, “Có bao giờ em nhớ anh không”…, Thùy Tiên đã không khỏi thích thú, thậm chí còn cười tít mắt, chăm chú nghe theo cho đến cuối bài.
Quang Linh trổ tài ca hát, Thùy Tiên dõi theo không rời mắt. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok C.N.)
Mỗi khi nam YouTuber hát đến ca từ tình cảm, nàng hậu lại tỏ ra rất thích thú. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok C.N.)
Dáng vẻ cười tít mắt của Thùy Tiên khiến người xem cảm thấy dễ mến, gần gũi. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok C.N.)
Thùy Tiên sau đó cũng ngân nga theo vài câu hát liền bị Quang Linh trêu ghẹo: “Cái giọng nó chua mà hát hay được như thế nhỉ”. Để đáp trả, nàng hậu đã giành lấy mic rồi thể hiện ngay ca khúc Ai Chung Tình Được Mãi để khoe chất giọng ngọt ngào của mình.
Quang Linh cũng rất tích cực hỗ trợ Thùy Tiên bằng cách vừa cầm điện thoại để cô nhìn lời, vừa quay lại phần thể hiện của Hoa hậu. Những gì nàng hậu hát chẳng khác nào như đang trả lời cho ca khúc trước đó của Quang Linh: “Nhiều khi muốn một mình nhưng sợ cô đơn… Chỉ vì chẳng muốn yêu ai… Đâu ai chung tình được mãi…”
Thùy Tiên cũng tranh thủ thể hiện tài năng ca hát của mình. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok C.N.)
Quang Linh vừa giúp người đẹp quay phim, vừa giữ máy để cô nhìn lời bài hát. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok C.N.)
Với màn hát hò quá đỗi dễ thương này, những người yêu mến cặp đôi Quang Linh – Thùy Tiên lại càng tỏ ra phấn khích. Rất nhiều ý kiến cho rằng nam YouTuber đang muốn thông qua bài hát để “ tỏ tình” Thùy Tiên còn nàng hậu thì ngại ngùng nên cũng đáp lại khéo léo không kém.
Trước đó, cả hai cũng cùng xuất hiện trong video của một thành viên trong nhóm Quang Linh Vlogs, ghi lại hình ảnh bữa tiệc chào đón Hoa hậu Thùy Tiên đến Angola. Trong suốt bữa ăn, Quang Linh và Thùy Tiên được xếp ngồi cạnh nhau, mọi cử chỉ cũng rất tự nhiên, thoải mái.
Thùy Tiên và Quang Linh cùng tham dự bữa tiệc chào đón ở Angola. (Ảnh: Chụp màn hình YouTuber Nguyễn Tiến)
Quang Linh chăm sóc cho nàng hậu rất chu đáo trong suốt bữa ăn. (Ảnh: Chụp màn hình YouTuber Nguyễn Tiến)
Đặc biệt lấp ló phía sau, người xem tinh mắt phát hiện ra có chữ hỉ đỏ rực được dán trên tường. Dù chỉ là sự trùng hợp nhưng dân tình lại nhanh chóng liên tưởng đến việc cặp đôi đang làm tiệc báo hỉ với bạn bè.
Có thể thấy mọi tương tác giữa Quang Linh và Thùy Tiên đều nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Hi vọng hai người có thể duy trì được tình bạn đẹp và nếu có tiến triển xa hơn thì nhiều khả năng cũng nhận được sự ủng hộ của dân tình.
Ngôi mộ hình hồ lô bí ẩn & giai thoại bi thảm: Người tự tử, kẻ đi tu sau một lời tỏ tình?
Ngôi mộ hình hồ lô trong chùa trên núi đá Bửu Long được cho là dấu vết còn lại của mối tình đơn phương của người tín nữ trót động lòng phàm với người tu.
Bí ẩn hang sâu và cặp rắn có mào trên núi Long Ẩn
Trong tâm thức người Á Đông xưa, những vùng núi non, đại ngàn thường ẩn chứa những bí ẩn, những giai thoại dân gian huyền hoặc. Nơi con sông Đồng Nai chảy qua Biên Hòa cũng là vùng địa linh, mà người xưa ví như một con rồng ẩn. Đầu rồng là núi Long Ẩn (còn gọi là núi Bửu Long) và miệng rồng ngậm một hòn ngọc châu là núi Bình Điện.
Phía sườn đông của núi Long Ẩn là một ngôi chùa mang tên chùa Hang, tên Hán Việt là Long Sơn Thạch Động. Người già kể lại, thuở sơ khai, chùa Hang là một hang đá tự nhiên ở lưng chừng núi, phía trong khá sâu. Đặc biệt, ở đây có rất nhiều rắn.
Hiện nay, dù đã được xây cất, chùa Hang vẫn giữ được vẻ hoang sơ. Vì nằm ở lưng chừng núi đá, ngôi chùa này cũng có rất nhiều cổ thụ, dáng vẻ kỳ quái. Ở đây cũng có nhiều mộ phần đá.
Một người tu hành tên Thích Thiện Thọ, người sống ở tịnh thất Sơn Long Bửu Điện ngay gần chùa Hang kể lại, mỗi lần chùa sửa chữa, thợ xây và các thầy tu phải vác từng bao cát đá, xi măng từ dưới chân núi lên.
Người này cũng kể thêm nhiều chuyện kỳ bí để cho răng chùa Hang là nơi linh ứng. "Cách đây ít năm, ở đây có cặp rắn ông rắn bà. Tôi tận mắt nhìn thấy. Cặp rắn ông rắn bà này nằm lưng chừng ngã ba, bự lắm, cỡ chiếc gối ôm em bé.
Cặp rắn này trên đầu có mồng đỏ chót như mồng gà, rất quái lạ. Đặc biệt, cặp rắn này có thân người ngắn và mập chứ không dài như rắn thường. Còn rắn khác thì nhiều, nhất là ở trong hang. Nhưng lâu lâu "họ" lại kéo ra ngoài, người đi lễ trông thấy thì sợ hãi. Có lẽ vì thế mà sau này cửa hang được bít lại cho hẹp bớt, rắn đỡ ra ngoài.".
Giai thoại về ngôi mộ hình hồ lô
Điều kỳ lạ nhất của ngôi chùa này, đó là một ngôi mộ có hình hồ lô. Thoạt nhìn, ngôi mộ này giống như một tiểu cảnh để trang trí cho khung cảnh chùa thêm sinh động. Ở trên miệng bình, có nhánh bồ đề xanh tươi mơn mởn.
Cho đến khi đứng phía chính diện, nhìn tấm bia mộ đề tên tuổi, người ta mới biết đó là nơi chôn cất một người quá cố.
Ông Thích Thiện Thọ nói rằng, ngôi mộ hình hồ lô này là những gì còn lại của một giai thoại bi thương được người sống quanh vùng truyền miệng.
"Năm xưa, có một nữ Phật tử thường đến chùa Hang làm công quả. Vị Phật tử này, nghiệt ngã thay, lại động lòng phàm tục với một vị sư ông trong chùa. Một lần nọ, vì không thể giấu giếm tình cảm, nữ Phật tử này đã thổ lộ tất cả với sư ông. Người phụ nữ còn nắm tay sư ông
Tuy nhiên, từ những ngày tóc xanh, vị sư ông đã nguyện một lòng hướng Phật, không vướng lòng phàm. Sau khi bị tỏ tình, sư ông kiên quyết từ chối và tự thiêu mình để bảo toàn danh dự. Nữ Phật tử sau đó cũng ăn năn sám hối, xuống tóc quy y, lấy pháp danh Diệu Phước.
Sau này khi cô mất đi, theo di nguyện, tro cốt của cô được đặt trong ngôi mộ hình hồ lô tịnh thủy gần giống như bình nước cam lộ, như xin được sự chở che của Mẹ Quan Thế Âm. Đó cũng là cách gửi gắm lời sám hối cho lầm lỗi của mình.".
Cũng theo lời vị này, tro cốt của sư ông đã tự thiêu được đặt trong tháp mộ 3 tầng ở một cồn đất gần chân núi, nay thuộc địa phận khu du lịch Bửu Long. Thâp cốt ấy, lâu ngày không ai chăm sóc nên đã thành hoang phế, chỉ còn những tàn tích, dấu vết xưa cũ.
Người nằm dưới mộ thật sự là ai?
Câu chuyện bi thuơng này nghe qua thì vừa xót xa, vừa cảm động. Nhưng nhiều chi tiết, logic trong đó khiến người ta phải lật lại vấn đề. Sự khác biệt giữa hai ngôi mộ (nếu chuyện sư ông tự thiêu để bảo toàn danh dự là có thật), một bên được chăm nom quét tước, đặt trong chùa ở trên núi; một bên lại bị hờ hững, bị suy suyển, lại đặt ở trên cồn đất thấp cũng gây ra những hoài nghi.
Người kể chuyện bi lụy phía trên, ông Thích Thiện Thọ đã phải ngắt quãng nhiều lần sau khi trải qua cơn tai biến, phải mổ hộp sọ. Ông bị liệt vận động nửa người, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng được lưu truyền tại địa phương đã lâu, được nhiều người khác kể lại tương tự.
Trở lại với ngôi mộ hình hồ lô. Trước mộ, tấm bia được khắc ghi rõ chữ: Sư cô Dương Thị Giàu, pháp danh Diệu Phước, hưởng thọ 50 tuổi, tịch diệt ngày 1 tháng 1 năm 1975, huynh trưởng lập mộ. Theo đó, cô Dương Thị Giàu sinh năm Bính Dần (1926).
Đại đức Thích Huệ Minh, trụ trì chùa Hang đã có lý giải khác với giai thoại dân gian. Đại đức cho biết, ngôi mộ hồ lô này ở chùa quen gọi là "mộ bà Sáu". Bà Sáu tức là sư cô Diệu Phước, người phát tâm xuất gia tu hành ở chùa Hang từ lúc nhỏ chứ không phải là Phật tử đi tu. Sư cô bệnh và qua đời ở tuổi 50. Ngôi mộ do cố hòa thượng Thích Quảng Đạt (trụ trì chùa những năm trước 1975) xây dựng sau khi sư cô viên tịch.
Hồ lô theo quan niệm Phật giáo là bình nước cam lồ mà Phật bà Quan Âm cầm trên tay để cứu khổ, cứu nạn chúng sinh. Thầy trụ trì nhận định, có thể trước khi lâm chung, sư cô Diệu Phước có để lại một ước nguyện là muốn nơi an nghỉ của mình đặt tại ngôi chùa cả đời tu hành, trên mảnh đất sát triền núi, nhìn ra hồ Long Ẩn mây nước hữu tình. Do đó, cố hòa thượng Quảng Đại (vốn là huynh trưởng của sư cô) thực hiện theo ý nguyện cuối cùng đó.
Hãy nghe bé gái 4 tuổi đến cụ bà 78 tuổi nói về đàn ông và tình yêu, dám chắc ai cũng thấy mình trong đó! "Kết hôn vì hạnh phúc. Ly hôn cũng vì hạnh phúc", câu nói của người phụ nữ 44 tuổi vang lên như một chân lý của kẻ từng trải. Một bài khảo sát về chủ đề "Bạn có muốn nói gì với người con trai mình muốn tỏ tình hoặc đang yêu không?" đã thể hiện phần nào nhận thức và lối tư...