Quảng Bình : Bắt giữ hơn 3.000 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc
Ngày 2/11 vừa qua, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra, thu giữ hơn 3.000 chai rượu ngoại trị giá gần 1,5 tỷ đồng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Cụ thể, sáng ngày 2/11, Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT Quảng Bình phối hợp với Phòng CSGT – Công an tỉnh Quảng Bình tiến hành dừng kiểm tra xe ô tô tải mang BKS 60C-190.44 kéo rơ moóc 60R-009.54 do ông Huỳnh Văn Thao sinh năm 1976, thường trú tại Mỹ Phong, Phú Mỹ, tỉnh Bình Định điều khiển khi đang lưu thông trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang vận chuyển 3.108 chai rượu do nước ngoài sản xuất, gồm: 1.188 chai rượu Black Nikka, 1740 chai rượu Black Clear và 180 chai rượu Jonnie Walker.
Chai rượu nhập lậu bị lực lượng chức năng thu giữ
Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Thao không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số rượu nói trên. Và để qua mặt lực lượng chức năng, ngoài việc “chế” khoang riêng trong thùng container, các thùng rượu được bịt kín bằng nilon màu đen rồi quệt sơn các màu khác nhau để đánh dấu theo từng loại rượu.
Theo ông Vũ Quang Thắng, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Bình cho biết, đây là vụ bắt giữ rượu ngoại lậu lớn nhất tại tỉnh này từ trước đến nay.
Đội Quản lý thị trường số 5 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Nguyễn My/Thời báo chứng khoán Việt Nam
Video đang HOT
Quảng Bình : Ai giúp cho nạn đất lậu hoành hành?
Trùm đất lậu ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch tuyên bố rằng ông ta đã đào đất bán không có hóa đơn chứng từ cả chục năm nay.
Đối diện "trùm đất lậu"
Nhóm phóng viên tiếp cận người đàn ông tên Sơn (trú xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch), đây là người được mệnh danh là có "số má" trong khu vực về "nghề" đất lậu trên địa bàn.
Ông Nguyễn N. H. kể: "Sơn thương thảo hạ độ cao đất rừng đang trồng keo, làm vườn không được thì cho đàn em đi phá phách vườn tược bà con. Ai không tuân phục để Sơn lấy đất đi bán trái phép thì rất khó sống trong làng. Mấy đàn em của Sơn tác oai tác quái lắm".
Mỏ đất khai thác lậu được cho là của nhóm Sơn.
Theo lời người dân, chúng tôi đóng vai người đi tìm đất san lấp mặt bằng tại khu vực cạnh xã Hạ Trạch với nhu cầu mua hơn 50.000m3. Qua điện thoại, Sơn tỏ ra khá cảnh giác, khi thuyết phục nhiều lần thì Sơn mới đồng ý cho gặp.
Tại cuộc gặp, Sơn nói: "Tui ở đây đào đất bán 10 năm rồi, không có hóa đơn chứng từ chi cả. Anh đặt mấy có nấy, 50.000m3 đang là ít, tui mới vừa cấp 150.000m3 đất cho công trình kênh mương cấp thoát nước nuôi trồng thủy sản cho công ty Minh Quảng ở Nghệ An vừa thi công xong".
Khi được hỏi nếu lấy nhiều hơn thì có hóa đơn không, vì thuế người ta bắt buộc đúng thủ tục khiếp lắm? Sơn trả lời: "Không có hóa đơn gì cả". Ban đầu Sơn chốt mỗi khối đất lậu 75.000 đồng, nhưng sau đó giảm xuống 65.000 đồng vì không có hóa đơn. Với mỗi khối đất như thế, chỉ riêng 150.000 khối đất lậu bán cho Công ty Minh Quang, ước tính Sơn đã kiếm lời nhiều tỷ đồng.
Trong quá trình thương thuyết, cạnh Sơn bao giờ cũng có một đàn em canh me, lạnh lùng theo dõi nhất cử nhất động của người lạ...
Đường làng bị cày nát, lớp bụi phủ dày dân kêu không thấu.
Nát đường xã, cơ quan chức năng vẫn bàng quan
Khi chúng tôi hẹn đi xem đất để lấy mẫu, Sơn sai đệ tử tên N. dẫn đi vào thôn 8 nơi có nhiều mỏ đất lậu của Sơn. Trước khi đi, Sơn dặn toàn bộ máy xúc dừng hoạt động, hơn 10 dàn xe của Sơn đi sơ tán để đề phòng.
Ngay xóm đầu tiên, con đường dẫn vào một mỏ đất lậu có 5 nhà dân sinh sống bụi phủ lớp dày, nó vốn là đường dân sinh, nhưng bị đội xe của Sơn cày nát. N vừa vào mỏ vừa nói: "Các anh cần cả triệu khối đất cũng có, vì không có hóa đơn nên rẻ hơn đất mỏ được quy hoạch. Dân ở đây các anh yên tâm, tụi em lo hết, ai không hiểu thì có phương án. Ở đây có cả chục mỏ, ưng quả đồi nào là làm quả đồi đó thôi. Sắp tới anh Sơn nhận cung cấp 500.000m3 đất cũng cho hệ thống kênh mương nuôi trồng thủy sản của 2 xã lân cận nữa. Chỉ có điều đất ở đây đá nhiều hơn đất, không tốt cho lắm thôi".
N. - đàn em của Sơn cho biết, muốn khai thác bao nhiêu đất lậu cũng có.
Ngọc dẫn chúng tôi đi một số mỏ lậu, con đường ngoằn nghèo sâu trong núi được quy hoạch vào khu nghĩa địa của xã thì Lưu Minh Sơn đã chiếm riêng chở đất đá phá nát mà không bị xử lý gì.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Hạ Trạch Nguyễn Văn Tác nói, ông không hề biết việc này. Trong khi đó, Sơn thừa nhận 10 năm đào đất lậu đi bán. Chúng tôi chuyển thông tin này tới ông Tác thì ông lý giải: "Làm gì có, đất người ta xin chuyển đổi thôi".
Ông Lưu Văn R, một người dân sống trên địa bàn, chứng minh ngược lại lời ông Tác: "Bà con kêu ca nát đường làng, đào hàng loạt quả đồi hạ thấp độ cao âm gần cả chục mét, lăng tẩm của tổ tiên ông bà chực chờ sạt lở. Các chú ra hiện trường đã thấy rồi, rất nghiêm trọng nhưng vì sợ bị trả thù nên dân không dám phát biểu trước các cuộc họp xã".
Về vấn nạn "đất tặc" trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, đã yêu cầu Phòng TN&MT vào cuộc kiểm tra. Lãnh đạo huyện cho biết, hiện nay thấy động nên đối tượng tạm dừng khai thác, nhưng cơ quan chức năng vẫn có biện pháp xử phạt được.
Còn ông Trần Vỹ Tuyến, Cục trưởng Cục thuế tỉnh cũng đã chỉ đạo Chi cục Thuế huyện Bố Trạch vào cuộc khẩn trương làm rõ dấu hiệu trốn thuế của đầu nậu đất này.
Tuấn Tài
Theo baonhandao
Ôtô đầu kéo chở hơn 600 chai rượu ngoại nhập lậu Kiểm tra xe, CSGT Thừa Thiên - Huế phát hiện hơn 600 chai rượu dán nhãn mác nước ngoài. Ước tính tổng trị giá số rượu trên xe gần 1 tỷ đồng. Ngày 2/11, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bàn giao ôtô cùng hơn 600 chai rượu ngoại nhập lậu cho Công an huyện Phú Lộc xử lý...