Quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu mới
Từ thành quả của hoạt động quản lý nhà trường có được, cần thay đổi, dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tự chủ nội bộ trong nhà trường, cùng nhau tự quản lý và chịu trách nhiệm giải trình khi được giao quyền tự chủ.
Từ cán bộ quản lý đến giáo viên cần tự thay đổi trong môi trường giáo dục mới. Ảnh minh họa
Thuật ngữ quản trị quốc gia, được đưa vào và xác định hướng đi trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, đó là: “Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh và hiệu quả”. Như thế có thể hiểu, bản chất của quản trị quốc gia là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện để quản lý đất nước, giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế – xã hội của quốc gia. Người ta nói, đây là sự đổi mới chức năng của Nhà nước từ “Người chèo, lái thuyền” sang “Người hoa tiêu”.
Nói riêng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc bổ sung thuật ngữ quản trị thay cho quản lý nhà trường là một bước tiến mới trong công cuộc làm thay đổi cơ bản giáo dục nước nhà. Điều đó thể hiện tính chất của sự đổi mới trong nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục ở mỗi trường học theo mục tiêu tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục. Từ đó, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của cơ sở giáo dục.
Phân biệt giữa quản lý và quản trị nhà trường
Ở nước ta, quản lý và quản trị là thuật ngữ đã có từ lâu trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên người ta ít dùng cụm từ quản trị nhà trường hơn so với quản lý. Quản trị nhấn mạnh tới sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sở; cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc; và thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị cũng như tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở và đội ngũ trong cơ sở đó. Quản trị tập trung chủ yếu vào kết quả và thành tích hoạt động của một nhà trường nào đó.
Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa: “Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động của nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường”.
Từ định nghĩa trên dễ nhận thấy một số dấu hiệu nổi trội của hoạt động quản trị khi được so sánh với quản lý nhà trường:
Giao quyền tự chủ và giám sát mà không là phân cấp, ủy quyền. Xây dựng chiến lược và kết hợp với lãnh đạo mà không là chỉ chú ý tới chiến thuật và các phương án hành động. Lựa chọn làm những thứ được cho phép để đạt mục tiêu giáo dục mà không làm mọi thứ cho phép một cách tốt nhất. Coi trọng lập kế hoạch, quy trình, quy chuẩn hoạt động mà không chỉ coi trọng kết nối, thúc đẩy và kiểm soát người làm. Hiệu trưởng biết sử dụng các quy trình khi tổ chức, động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người làm mà không chỉ biết tổ chức, linh hoạt và làm việc có hiệu quả.
Như vậy, quản trị nhà trường coi trọng kết quả đạt được, nhấn mạnh tới tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giáo viên và người lao động, coi trọng tính kỷ luật và chất lượng, hiệu quả công việc. Quản lý nhà trường lại coi trọng quá trình dẫn đến kết quả, chú ý nhiều tới mối quan hệ phối hợp giữa những người làm, nhấn mạnh tới cơ chế phân cấp, phân quyền trong tổ chức và điều hành.
Quản trị tốt sẽ đem lại môi trường giáo dục hạnh phúc và hiệu quả.
Video đang HOT
Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị nhà trường
Nội dung bao trùm của hoạt động quản trị nhà trường là huy động trí tuệ tập thể để xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trên cơ sở tự chủ và có trách nhiệm giải trình. Chú trọng tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ và chống bạo lực học đường theo các tiêu chí của mô hình trường học hạnh phúc. Do vậy mỗi cơ sở giáo dục cần tập trung vào những hoạt động cơ bản dưới đây:
Quản trị hoạt động dạy và học theo hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh; giáo dục không áp đặt, phát huy tính chủ động, tích cực của người học; tích hợp ở lớp dưới và phân hóa ở lớp trên. Quản trị nhân sự nhà trường theo hướng tăng tính chủ động sáng tạo của giáo viên, coi trọng tạo động lực cho người dạy và người học.
Quản trị tài chính nhà trường theo hướng minh bạch, công khai; đa dạng hóa nguồn lực tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo hướng coi trọng phân công đúng người, đúng việc và ủy quyền trên cơ sở “bản mô tả công việc”.
Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục trên cơ sở coi trọng khả năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ cho việc nâng cao chất lượng nhà trường. Quản trị chất lượng giáo dục trên cơ sở coi trọng tự đánh giá mức độ đạt được và chủ động tham gia quá trình kiểm định chất lượng nhà trường, sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng nhà trường.
Trên những thành quả của hoạt động quản lý nhà trường có được, cần thay đổi và dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tự chủ nội bộ trong nhà trường, cùng nhau tự quản lý và chịu trách nhiệm giải trình một cách cao hơn khi được giao quyền tự chủ.
Quản trị nhà trường được hiểu tương tự với quản lý nhà trường trong cơ chế tự chủ và tự trách nhiệm xã hội – giải trình. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước không còn cơ chế “trói buộc” đối với các cơ sở giáo dục và chính cơ sở giáo dục cũng không còn cơ chế “trói buộc” đối với giáo viên và người lao động. Đồng nghĩa, nhà trường không bị quá lệ thuộc vào cấp trên mà làm mất tính chủ động sáng tạo của tất cả mọi người.
Đại biểu Quốc hội: Cần sớm làm rõ trách nhiệm trong vụ sửa điểm ở cấp 2 Ngư Lộc
Nếu không làm rõ động cơ, mục đích, ai đúng ai sai trong việc sửa điểm, hình ảnh giáo dục sẽ bị ảnh hưởng không chỉ của một trường Ngư Lộc
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, tại trường Trung học cơ sở Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) xảy ra việc có đến 40 giáo viên sửa điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ của học sinh trong trường. Sự việc đang thu hút sự chú ý của dư luận và chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc gửi Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, sự việc nâng điểm ở trường Trung học cơ sở Ngư Lộc vẫn chưa thể xử lý vì còn chờ ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc.
Ngày 22/7, phóng viên tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với ông Nguyễn Minh Hoàng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc để tìm hiều về sự việc. Qua điện thoại, ông Nguyễn Minh Hoàng thông tin ngắn gọn: "Anh em ở huyện đang làm rồi nhé".
40 giáo viên ở trường Trung học cơ sở Ngư Lộc sửa điểm của học sinh. Ảnh: LC
Chuyện giáo viên tại Trường Trung học cơ sở Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) sửa điểm đánh giá học sinh năm học 2020 - 2021 đang thu hút sự quan tâm của độc giả cả nước.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc sửa điểm ở trường Trung học cơ sở Ngư Lộc, bà Bùi Thị An, Đại biểu quốc hội khóa 13 cho rằng:
"Một trường Trung học cơ sở thôi mà có đến 40 giáo viên sửa điểm của học sinh ở đây rõ ràng là điều bất thường. Tôi đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc, Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc phải làm rõ xem những năm trước có hiện tượng sửa điểm như thế này không. Việc sửa điểm này có động cơ, mục đích gì.
Tôi cũng đã đọc thấy có đồng chí Chánh thanh tra bảo đó là quyền của giáo viên.
Cho dù là có quyền đi chăng nữa nhưng việc sửa phải đúng quy định của ngành, có thể là quyền đi chăng nữa nhưng một trường mà có đến 40 giáo viên sửa điểm thì ở đây là trình độ giáo viên hay là vấn đề gì? Cái này phải làm rõ.
Một lần một người lỡ, 2 người lỡ chứ chả nhé cả 40 người cũng lỡ? Mức độ chính xác điểm của học sinh trường này như thế nào? Việc này phải làm rõ ra chứ không thể nói ào ào rồi thôi.
Ở đây có đến 40 giáo viên sửa điểm, 27 giáo viên phải làm giải trình thì rõ ràng có sự bất thường. Việc này cơ quan chức năng huyện Hậu Lộc phải vào cuộc, làm rõ. Tại sao có việc bất thường này? Ai phải chịu trách nhiệm cho việc này?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng 40 giáo viên ở trường Trung học cơ sở Ngư Lộc là bất thường và cơ quan chức năng phải làm rõ. Ảnh: quochoi.vn.
Mục tiêu của sự bất thường này nó gắn với mục tiêu gì? Đề nghị các cơ quan chức năng của Hậu Lộc phải làm rõ. Không làm rõ thì trường phải chịu trách nhiệm".
Nói về vấn đề sự việc đã diễn ra được một khoảng thời gian dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, bà An nêu quan điểm:
"Ở đây cần sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải mời hiệu trưởng lên, yêu cầu giải trình tại sao có chỉ đạo vậy mà không làm. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phải quyết liệt vào cuộc ngay.
Các cơ quan ban ngành phải vào cuộc ngay với tinh thần trách nhiệm. Ở đây không chỉ là tin thần trách nhiệm với học sinh mà còn là tinh thần trách nhiệm với ngành giáo dục. Giáo dục là phải trung thực.
Không để chuyện vô kỷ luật, kỷ cương khi cấp trên yêu cầu mà cấp dưới không làm, tôi gọi anh lên mà anh không lên là không được. Việc này phải làm quyết liệt vì đây là trách nhiệm với không chỉ học sinh, phụ huynh học sinh, hình ảnh ngành giáo dục của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa mà còn cả với toàn ngành giáo dục".
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng phải làm dứt điểm để tránh bệnh ngụy thành tích trong giáo dục. Ảnh: Quốc hội
Bày tỏ quan điểm với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng: "Trước hết chúng ta phải nhắc lại là căn bệnh ngụy thành tích trong giáo dục đã nói nhiều, nói nhiều và rất nhiều rồi.
Nhưng theo tôi biết và cũng có tìm hiểu thì một số hiệu trưởng và giáo viên họ vẫn còn chạy theo bệnh thành tích.
Bởi vì trường trường thi đua, lớp lớp thi đua, giáo viên không thể để lại học sinh ở lại lớp được... bởi thế sẽ mất điểm thi đua.
Bệnh ngụy thành tích trong giáo dục vẫn còn, cho nên dẫn đến việc giáo viên nâng điểm, sửa điểm cho học sinh để nâng cao thành tích của nhà trường, để được khen thưởng.
Tôi cho rằng đây là một căn bệnh mà tới nay, dù nhiều người nói, ai cũng nói nhưng là căn bệnh rất khó chống lại.
Muốn sửa được tôi cho rằng ngành Giáo dục cần phải nghiên cứu cơ chế giám sát, kiểm tra đánh giá thật chính xác, quyết liệt để những căn bệnh ngụy thành tích như vậy không thể xảy ra nữa.
Lúc đó thì vấn đề nâng điểm, sửa điểm hoặc ngồi nhầm lớp, không thể lưu ban...mới có thể giải quyết dứt điểm được.
Để hiện tượng sửa điểm nhiều như vậy tôi cho rằng ở đây có hiện tượng Hiệu trưởng "mắt nhắm, mắt mở" để giáo viên làm bậy. Việc này cần các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ", Đại biểu Hòa cho biết.
Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc số lượng giáo viên phải giải trình việc sửa điểm là 27 giáo viên.
Số liệu báo cáo của Trường Trung học cơ sở Ngư Lộc cho thấy có đến 40 giáo viên chỉnh sửa điểm, trong đó có 14 giáo viên chỉnh sửa các điểm kiểm tra thường xuyên, 26 giáo viên chỉnh sửa điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ.
Cũng theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc cho thấy sự việc tại trường Trung học cơ sở Ngư Lộc vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là nhà trường chưa tổ chức hội nghị kiểm điểm của nhà trường để làm rõ ai đúng, ai sai.
Trong khi đó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc cho biết cơ quan này đang xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc bởi Phòng đã gửi văn bản chỉ đạo số 16/TB- PGDĐT yêu cầu nhà trường rà soát số giáo viên sửa điểm sai quy định, đề nghị hình thức xử lý theo quy định, đưa vào đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên năm học 2020 - 2021 nhưng nhà trường chưa thực hiện.
Vụ sửa điểm cấp 2 Ngư Lộc: Sở chờ phòng báo cáo, phòng chờ huyện chỉ đạo Dù việc sửa điểm ở trường Ngư Lộc đã diễn ra 2 tháng nhưng đến nay chưa có kết luận cuối cùng và cũng chưa xử lý trách nhiệm cá nhân có liên quan. Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, tại trường Trung học cơ sở Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) xảy ra việc sửa điểm...