Quận Thanh Xuân: Đưa sinh viên ngoại ngữ về hỗ trợ dạy học sinh cấp 2
Quận Thanh Xuân đang chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm tại trường THCS Nguyễn Lân mô hình phối hợp với Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), đưa sinh viên về giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khoá bằng tiếng Anh nhằm hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, giao tiếp tiếng Anh cho học sinh.
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu trao Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.
Ngày 12/11, quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong năm học 2018-2019.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu, cùng với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Thủ đô, quận Thanh Xuân đã có những bước tiến vững chắc. Nhiều trường học được xây mới, đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, theo tiêu chuẩn trường chất lượng cao, trở thành những địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh.
“Nhìn lại chặng đường phát triển của GD&ĐT quận Thanh Xuân, chúng ta càng tự hào với những thành tích đạt được liên tiếp: 7 năm được UBND TP Hà Nội tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua”; 5 năm giữ vững vị trí thứ nhất trong số 30 quận, huyện về chất lượng giáo dục; 3 năm đạt tuyệt đối 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại xuất sắc” – ông Phạm Gia Hữu chia sẻ.
Lãnh đạo quận Thanh Xuân khen thưởng các học sinh có thành tích trong các kỳ thi quốc tế.
Video đang HOT
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu cho biết, đến nay, Đề án “Phát triển GD&ĐT quận Thanh Xuân giai đoạn 2016-2020″, với 41/41 chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc trong đó có 16/41 chỉ tiêu vượt kế hoạch được coi là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển lớn của GD&ĐT Thanh Xuân, minh chứng sự đầu tư đúng hướng của quận cho giáo dục trong những năm qua.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, với trên 50% ngân sách quận (1.626 tỷ đồng) đầu tư cho giáo dục, toan quân đa xây thành lập mới 9 trường công lập. Trong đó, năm học 2018-2019 hoàn thành xây mới 5 trường; cải tạo sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học cho 10 trường với tổng kinh phí đầu tư 520 tỷ đồng; tăng thêm 130 lớp học.
Nhiều trường học được xây mới, cải tạo, đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đầu tư cảnh quan: Cây xanh, hoa đẹp, trường sạch thực sự là trường học hấp dẫn – ngôi trường hạnh phúc khiến cho các bậc phụ huynh học sinh yên tâm tin tưởng gửi con đến trường. Đã có những ngôi trường vượt chuẩn theo tiêu chuẩn trường chất lượng cao có cơ sở vật chất hiện đại nhất và cập nhật chương trình đào tạo tiên tiến như Trường THCS Chất lượng cao Thanh Xuân.
Hướng đến chất lượng giáo dục, đào tạo thực chất, gắn với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, GD&ĐT quận Thanh Xuân đã tạo được nhiều điểm nhấn trong hoạt động, xây dựng nhiều mô hình mới hiệu quả, chất lượng, đã trở thành mô hình điểm của toàn TP, được Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo nhân rộng.
Các sinh viên Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức buổi ngoại khóa tiếng Anh cho học sinh Trường THCS Nguyễn Lân
“Hiện nay, quận đang chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm tại trường THCS Nguyễn Lân mô hình phối hợp với trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), đưa sinh viên về giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khoá bằng tiếng Anh nhằm hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, tiến tới sẽ triển khai đại trà tại các trường THCS công lập thuộc quận” – ông Nguyễn Xuân Lưu chia sẻ.
Bên cạnh sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn ngành, không thể không kể đến sự nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, rèn luyện của các học sinh ở tất cả các cấp học trong toàn quận. Trong năm qua, học sinh quận Thanh Xuân đã tự tin tham dự giành được nhiều huy chương và bằng khen tại các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế. Đặc biệt, năm nay có 40 học sinh đạt giải quốc tế; tổng số giải thưởng các cấp (cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp TP) tăng 58 giải, tăng 2 bậc so với năm 2018.
Theo kinhtedothi
Chú trọng giáo viên tiếng Anh
Trước vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay, rằng yêu cầu biết tiếng Anh hiện là kỹ năng tối thiểu của cán bộ công chức, của lãnh đạo; một vấn đề cũng cần được lưu tâm hơn là phải xét đến nhu cầu và sự đòi hỏi của vị trí làm việc, đặc biệt là việc giáo dục tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên (GV) tiếng Anh nói chung và công tác bồi dưỡng GV tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong Chỉ thị về năm học 2019 - 2020. Hiện tiếng Anh chiếm 99% số người học ngoại ngữ ở Việt Nam. Thời gian qua việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam được Chính phủ, Bộ GDĐT và các địa phương, nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, nhìn từ kết quả các kỳ thi THPT quốc gia môn tiếng Anh qua các năm vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.
Sắp tới khi triển khai Chương trình GDPT mới, học chương trình Tiếng Anh 10 năm, học sinh sẽ đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các bậc trình độ năng lực tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung châu Âu CEFR với mỗi cấp học, hướng đến đạt bậc 3 (B1) vào năm lớp 12.
Với vai trò then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ, để đạt được kết quả này đòi hỏi GV phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GDĐT đối với môn học này.
Theo đánh giá của Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam và ĐH Anh quốc Việt Nam Nguyễn Kim Dung, vẫn còn nhiều giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn theo Khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu và Khung năng lực 6 bậc của Việt Nam. Đặc biệt, GV dạy ngoại ngữ chưa đủ để đáp ứng về số lượng và trình độ theo chương trình của Bộ GDĐT. Hơn nữa, việc đào tạo nâng chuẩn trình độ GV chưa đưa thành chính sách theo cơ chế bắt buộc số giờ đào tạo phát triển chuyên môn như điều kiện nghề.
Chính vì vậy, việc bồi dưỡng GV là rất quan trọng. Làm thế nào để hoạt động bồi dưỡng GV đi vào thực chất, đặc biệt là hoạt động tự bồi dưỡng thông qua giảng dạy hàng ngày của các trường, tự bản thân GV nhằm tạo sự đột phá trong việc giảng dạy ngoại ngữ là yêu cầu đặt ra cấp thiết.
Thời gian qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV tiếng Anh nói riêng và GV nói chung đã đáp ứng sát hơn với nhu cầu của GV trong việc sử dụng sách giáo khoa, chuẩn bị cho triển khai chương trình mới. Đặc biệt chú trọng cải thiện năng lực tự bồi dưỡng, tự học tập.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể, theo Giám đốc Quốc gia Hội đồng khảo thí Tiếng Anh ĐH Cambridge Phạm Hoàng Uyên, mục tiêu đầu ra của khóa bồi dưỡng không thực tế, khó có thể đạt được do đánh giá sai đầu vào GV. Vẫn còn tình trạng không chú trọng nâng cao năng lực tiếng Anh của GV mà đặt nặng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng sư phạm...
Chia sẻ quan điểm này, Giám đốc Language Link Việt Nam Gavan Iacono cho rằng, Việt Nam đang thiếu kế hoạch đào tạo mang tính chiến lược, dài hơi, thiếu khâu đánh giá, kiểm tra, bồi dưỡng sau đào tạo. GV tham gia đào tạo còn thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các nhà trường, đơn vị quản lý; còn hệ thống giáo dục quá chú trọng vào kết quả thi, luyện thi.
Từ kinh nghiệm triển khai công tác bồi dưỡng có hiệu quả của một số địa phương như Nam Định, Khánh Hòa... cho thấy cần xây dựng các chương trình bồi dưỡng đáp ứng sát nhu cầu của GV bậc học khi triển khai giảng dạy chương trình mới hiện nay. Để GV cảm thấy công tác bồi dưỡng thực sự hữu ích, theo quan điểm của các chuyên gia, việc bồi dưỡng cần nắm được đặc thù của cấp học cũng như vùng miền... để đưa ra những nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu quả.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng.
Lam Nhi
Theo daidoanket
Cách rèn kỹ năng đọc, viết tiếng Anh ThS Nguyễn Thị Ân - Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương - khi tham luận tại 1 hội thảo tổ chức mới đây, đã chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn, giúp sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương rèn luyện kỹ năng đọc và viết tiếng Anh hiệu quả. Ảnh minh họa/internet Cách rèn...