Quan hệ Trung-Nga: Khó hình thành liên minh chống phương Tây
Đại sứ Đức tại Bắc Kinh cho biết vẫn còn có quá nhiều bất đồng khiến choTrung Quốc và Nga khó có thể thành lập một liên minh chống phương Tây.
Đại sứ Đức tại Bắc Kinh Michael Clauss nói Trung Quốc và Nga không có khả năng hình thành một liên minh chống phương Tây, mặc dù hai bên đã thống nhất quan điểm về một số cuộc xung đột.
Đại sứ Đức tại Bắc Kinh Michael Clauss: Trung Quốc và Nga không có khả năng hình thành một liên minh chống phương Tây.
Đại sứ Michael Clauss nói với báo “Bưu điện Hoa Nam buối sáng” rằng mặc dù Nga và Trung Quốc có cùng quan điểm về một số vấn đề trên thế giới, nhưng sẽ là cường điệu khi nói hai nước đã tạo thành một liên minh vì vẫn tồn tại “bất đồng về nhiều vấn đề khác”, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraina.
Tại một hội nghị thượng đỉnh an ninh tại Thượng Hải hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và phản đối biện pháp trừng phạt đơn phương – một động thái được cho là nhắm vào Mỹ.
Bắc Kinh vốn coi việc Mỹ hỗ trợ an ninh cho Nhật Bản và Philippines, hai nước đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, là xâm phạm lợi ích quốc gia.
Để củng cố quan hệ song phương, Nga và Trung Quốc vừa tổ chức tập trận hải quân ở một khu vực nhạy cảm trên Biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Nhưng Đại sứ Michael Clauss chỉ ra rằng Trung Quốc đã không luôn luôn đứng về phía Nga. Trong khi kiềm chế không chỉ trích cách hành xử của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng – chứ không phải phủ quyết – một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ông nói: “Trung Quốc đã không hỗ trợ các hành động của Nga ở Ukraina. Điều đó đã trở nên rất rõ ràng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Đại sứ Michael Clauss nói tiếp: “Trung Quốc dường như không hài lòng trước việc Nga đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế, gạt ra rìa những nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ và không can thiệp bằng cách chiếm một phần lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền”.
Về tranh chấp Biển Đông, đại sứ Clauss cho biết Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn. Thế nhưng nếu Bắc Kinh trở nên “quá quyết đoán”, các nước nhỏ hơn sẽ có xu hướng hình thành liên minh chống Trung Quốc.
Đại sứ Clauss cũng hạ thấp tầm quan trọng của thỏa thuận rất lớn về khí đốt tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga – một động thái được các nhà quan sát coi như một thứ “phao cứu sinh” giúp Matxcơva đối phó với các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến việc chiếm đóng bán đảo Crimea.
Theo thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD này, Nga cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận khí đốt lịch sử này đã bị đình trệ hơn một thập kỷ vì bất đồng về giá cả, nhưng đã được hoàn thành vào tháng trước , khi Tổng thống Putin đến thăm Thượng Hải.
Về chuyện này, Đại sứ Michael Clauss nhận xét: “Cuối cùng, Nga đã phải đưa ra nhiều nhượng bộ để đạt được một thỏa thuận về giá bán khí đốt. Tôi sẽ không cho rằng chữ ký của Trung Quốc là một sự nhượng bộ với Nga. Trung Quốc đã bước vào bàn đàm phán trên thế mạnh”.
Theo Đời sống Pháp luật
Căng thẳng Nga - phương Tây vì Ukraine có dấu hiệu dịu dần
Vì những lợi ích khó có thể phủ nhận, Nga và phương Tây đang đưa ra các bước đi nhằm xoa dịu căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hôm qua (25/3), Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh nhất trí hoãn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Nga không tiến hành các bước đi khiến tình hình căng thẳng leo thang.
Mô tả Nga như một quyền lực khu vực và không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất đối với Mỹ. Ông Obama nhấn mạnh, có một sự thật là quân đội Nga đã kiểm soát được bán đảo Crimea và không thể buộc họ rời khỏi đây bằng vũ lực.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov lần đầu tiên có cuộc gặp với Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia hôm 24/3 (Ảnh: BBC)
Phát biểu khi tham dự Hội nghị an ninh hạt nhân tại The Hague (Hà Lan), ông Obama cho rằng, việc bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga chưa phải là "sự việc đã rồi" vì Mỹ và phương Tây sẽ không công nhận. Mỹ và các đồng minh đang tính các giải pháp tiếp theo nhằm gây sức ép với Nga, tùy thuộc vào các bước đi của nước này.
Ông Obama nói: "Những gì chúng tôi đang làm đó là xem xét các tác động đa chiều của những biện pháp trừng phạt".
Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng diễn ra hôm nay tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong khi đó, Nga hiện cũng có những thay đổi trong chính sách đối với Mỹ và phương Tây. Ngoại trưởng Sergei Lavrov ngày 25/3 lần đầu tiên đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia, mặc dù Nga không công nhận chính phủ lâm thời Kiev.
Ông Lavrov nhấn mạnh, Nga không có ý định "xâm chiếm" khu vực phía đông và phía nam Ukraine. Hai bên nhất trí không gây căng thẳng thêm xung quanh vấn đề Crimea. Nga cũng hoan nghênh việc triển khai các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine, nhưng nhấn mạnh rằng, các quan sát viên không được đến Crimea sau khi Nga đã sáp nhập bán đảo này.
Mặc dù ngày hôm qua (25/3), nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 tuyên bố tổ chức hội nghị cấp cao không có sự tham dự của Nga, nhưng Kremlin vẫn khẳng định tiếp tục duy trì tiếp xúc với các đối tác trong G7. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, phía Nga sẵn sàng có những cuộc tiếp xúc như vậy ở tất cả các cấp.
Rõ ràng những tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine trong thời gian qua với các biện pháp trả đũa lẫn nhau đang ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các bên. Chứng khoán Nga thời gian qua có những lúc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Giới đầu tư rút vốn mạnh khỏi Nga từ đầu năm tới nay. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã hạ triển vọng tín nhiệm của Nga từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", do lo ngại về những ảnh hưởng đối với nền kinh tế này từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Về lâu dài, nếu như khủng hoảng tiếp tục lún sâu, giá dầu mỏ, khí đốt, lương thực cùng giá nguyên nhiên liệu sẽ tăng. Đó sẽ là điều không mấy dễ chịu đối với các nước thuộc EU, vốn khá nhạy cảm trước các diễn biến trên thị trường năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Một chuyên gia kinh tế Đức Klaus Wohlrabe nhận định: "Cuộc khủng hoảng Crimea có những hậu quả đáng kể. Hiện giờ chưa có thể dự đoán được rằng Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt hay không. Một số công ty Đức dừng đầu tư tại Nga và đang rút vốn khỏi nước này. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có sự sụt giảm xuất khẩu tới Nga. Nếu các biện pháp trừng phạt gia tăng, chắc chắn sẽ có sự trả đũa từ phía Nga và khi đó ít nhất là xuất khẩu của Đức sẽ giảm".
Mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng Nga và Ukraine cũng khiến Ukraine có thể mất sự ưu đãi lớn về giá khí đốt từ Nga, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang "chao đảo" và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này. Vì vậy, với những lợi ích khó có thể phủ nhận, các bên đang từng bước làm giảm nhiệt cuộc khủng hoảng này.
Theo VOV
Khoảnh khắc 2013 khiến cộng đồng quốc tế lặng người Năm 2013 được lấp đầy với những sự kiện mà bất kể ai trong chúng ta cũng rất khó có thể quên... Một cô gái giữ tay người mẹ mình bị trục xuất về Mexico 6 năm trước tại hàng rào biên giới ở Arizona, Mỹ. Ảnh: The New York Times. Người phụ nữ dũng cảm này đã cố gắng để ngăn chặn...