Quân đội Trung Quốc ‘chuẩn bị trả đũa vụ kiện Biển Đông’?
Reuters dẫn các nguồn tin liên quan quân đội và giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc ngày 31.7 nói rằng có nhiều động thái cho thấy quân đội nước này đang chuẩn bị “phản đòn” nhắm vào Mỹ và đồng minh châu Á.
Quân đội Trung Quốc trong một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Chiến dịch phản đòn quân sự của Trung Quốc được cho nhằm trả đũa Mỹ cùng những quốc gia đang hài lòng sau phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12.7 qua, theo đó không công nhận các đòi hỏi về chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo Reuters ngày 31.7.
“Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng”, một nguồn tin có liên hệ với quân đội Trung Quốc nói với Reuters.
“Chúng tôi cần phải vào cuộc”, nguồn tin trên nói và còn bóng gió nhắc đến cuộc chiến hồi năm 1979 khi Bắc Kinh xua quân đánh khu vực phía bắc Việt Nam.
“Mỹ sẽ làm những gì họ cho là cần thì chúng tôi cũng vậy. Toàn bộ quân đội đang rất “ nóng” vì quá mất mặt”, một nguồn tin khác có mối liên hệ với giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc nói.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun từ chối trả lời liệu Bắc Kinh có đang chuẩn bị một kế hoạch trả đũa hay không, chỉ nhắc lại rằng “quân đội sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải”.
Video đang HOT
Máy bay và tàu chiến của Mỹ trong lần tuần tra ở Biển Đông Reuters
Chưa rõ Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị gì để trả đũa vụ kiện Biển Đông. Theo Reuters, kế hoạch đó có thể là lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hoặc tiếp tục tập trận rầm rộ kéo dài.
“Quân đội Trung Quốc sẽ ra tay và chiến đấu hết mình, không bao giờ nhượng bộ bất kỳ quốc gia nào về vấn đề chủ quyền”, một giáo sư Đại học quốc phòng Trung Quốc, ông Liang Fang đã viết trên trang Weibo khi bình luận về phán quyết của Tòa trọng tài.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ chiến đấu đến cùng dù lâu dài, và biến vấn đề Biển Đông trở thành dấu mốc lịch sử cho quân đội Trung Quốc”, ông Li Jinming của Học viện Biển Đông thuộc đại học Hạ Môn, Trung Quốc viết trên một tạp chí của nước này.
Trong khi đó, một vài chuyên gia nhận định Bắc Kinh sẽ không dại dột đưa ra thêm khiêu khích nào ở Biển Đông, nhất là khi Trung Quốc đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9.2016. Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh nói với Reuters rằng Trung Quốc lo ngại những phản ứng của thế giới, và do vậy lãnh đạo nước này phải suy nghĩ dài hơi và rất khó khăn để đưa ra quyết sách mới cho vấn đề này.
Theo Thanh Niên
Hồ sơ: Chiến thuật chào mời hợp tác chung của Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc đang giận dữ vì phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông, Bắc Kinh đang sử dụng ngôn ngữ "linh hoạt" hơn. Nhưng liệu điều đó có quá muộn?
Cảm xúc của người dân Philippines trước phán quyết của Toà trọng tài.
Trước và sau khi Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII Công ước Luật Biển 1982 ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, Bắc Kinh đã mở chiến dịch tuyên truyền, tấn công và chỉ trích làm mất uy tín của Tòa. Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc đang sử dụng một chiến thuật mới, đó là mời chào Philippines và các nước tranh chấp khác cùng phát triển, khai thác chung nguồn lợi thủy sản, khoáng sản và dầu khí ở vùng biển nhiều tiềm năng ở Biển Đông.
"Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với các nước liên quan về những thỏa thuận tạm thời, trong khi chờ đợi phán quyết cuối cùng về tranh chấp" - ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì từng nói. Ông Dương không mô tả cụ thể thỏa thuận đó là gì, nhưng cho biết chúng sẽ bao gồm phát triển trung "vì lợi ích song phương".
Các tuyên bố chính thức khác cũng nói rằng Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào việc "dàn xếp thực tế tạm thời" - giống ngôn từ được sử dụng trong Công ước Luật Biển (UNCLOS). Theo UNCLOS, những "dàn xếp tạm thời" như vậy đặt ra một bên vấn đề chủ quyền để thỏa thuận hợp tác phát triển chung ngư nghiệp hay tài nguyên dầu khí, được hiểu là sự hợp tác đó không củng cố cũng không làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của một nước.
Một số nhà phân tích Trung Quốc cho biết, đây có thể là cách tiếp cận mới của Bắc Kinh. "Đây là lần đầu tiên ý tưởng dàn xếp tạm thời được đề xuất như một chính sách" - ông Zhu Feng, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu hợp tác về Biển Đông, Đại học Nam Kinh cho hay.
Ông Zhu nói, những dàn xếp như vậy theo quy định của UNCLOS có thể mở rộng phạm vi các hoạt động, trong đó Trung Quốc và các bên tranh chấp khác có thể cùng nhau hợp tác, không chỉ khai thác dầu khí, mà còn phát triển nghề cá, du lịch và các nguồn lực khác.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã công khai bày tỏ ý định cùng nhau hợp tác phát triển với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, nhưng khăng khăng đòi bên kia trước hết phải công nhận chủ quyền của Trung Quốc - điều này thực sự là một trở ngại lớn không nước nào chấp nhận.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đưa ra những dàn xếp như vậy để chứng minh sự linh hoạt và làm giảm nhẹ vấn đề gai góc về chủ quyền. Các nhà phân tích khác lại nói, Trung Quốc có thể đang chịu sức ép của các bên tranh chấp khác trong khu vực, khi họ có thể noi gương Philippines đâm đơn kiện.
Phán quyết của Tòa trọng tài không chỉ là thắng lợi của công lý và luật pháp quốc tế, mà còn giúp các bên tranh chấp với Trung Quốc có thêm động lực. "Vấn đề là theo phán quyết, Trung Quốc chỉ được hưởng một phần rất nhỏ lãnh hải, do đó tạo cơ sở cho các bên tranh chấp khác tìm cách phát triển chung" - nhà nghiên cứu Chen Xiangmao tại Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông cho hay.
Giới phân tích ở Mỹ nhận ra sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược đàm phán của Trung Quốc, nhưng lưu ý Bắc Kinh cần xây dựng lòng tin với các bên tranh chấp khác. "Việc Trung Quốc đánh tiếng sẵn sàng mở cửa cho những dàn xếp tạm thời là động thái đầy hứa hẹn" - tiến sĩ Lynn Kuok tại Viện Brookings nhận xét. Ông là một trong số nhiều học giả đã lập luận rằng, Trung Quốc cần chấp thuận những dàn xếp như vậy.
Ông Kuok cho hay, rất khó để xác định các khu vực phát triển chung, nhưng một trong những nơi rõ ràng nhất là vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi Tòa phán quyết cả Philippines và Trung Quốc đều có quyền đánh cá truyền thống. "Tuy nhiên, lòng tin với Trung Quốc còn ở mức độ rất thấp, và Bắc Kinh sẽ phải chứng tỏ sự chân thành trong ý định của mình một cách nhanh chóng" - ông Kuok nói.
Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc cho rằng, lời kêu gọi đàm phán của Bắc Kinh chỉ là chiến thuật trì hoãn, vì họ tiếp tục xây dựng sân bay và cơ sở hạ tầng khác ở Biển Đông, mở rộng kiểm soát một cách hiệu quả trên vùng biển rộng lớn.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bác bỏ đề nghị đàm phán của Trung Quốc. Ông cho biết, trong các cuộc thảo luận trước đây với Việt Nam, Trung Quốc tìm cách phát triển chung ở vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - nơi Bắc Kinh không có tuyên bố chủ quyền: "Trung Quốc muốn biến các khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Họ muốn coi việc phát triển chung là bước đi đầu tiên, sau đó kiểm soát tất cả. Có thể có một số khác biệt trong cách họ nói, nhưng không có thay đổi trong bản chất của họ".
Các vấn đề còn lại là những điều kiện mà Trung Quốc sẽ áp đặt lên bất kỳ cuộc đàm phán nào. "Tôi tự hỏi liệu có phải là cái bẫy với Philippines trong lời đề nghị hấp dẫn này hay không" - bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington D.C, cho hay.
Phán quyết của Tòa trọng tài tuyên bố rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh còn rất ít đòn bẩy. Nếu Philippines chấp nhận sự dàn xếp tạm thời, bà Glaser nói, điều đó có thể xác nhận rằng Trung Quốc có một số quyền nào đó về tài nguyên, đi ngược lại phán quyết của Tòa. "Về bản chất, đó là lời yêu cầu Manila bỏ qua phán quyết" - bà Glaser nói.
Trung Quốc đã khẳng định rằng phán quyết của Tòa không thể là cơ sở cho bất kỳ cuộc đàm phán nào về tranh chấp. Ngoại trưởng Philippines - Perfecto Yasay - tuần trước đã tuyên bố, Manila từ chối lời đề nghị đàm phán có điều kiện của Bắc Kinh, nói rằng điều đó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines.
Ngay lập tức, tờ China Daily - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đăng tải phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, kêu gọi Philippines đi theo một con đường mới. "Vẫn còn thời gian nếu biện pháp khắc phục được thực hiện kịp thời" - tuyên bố của Bộ này nêu rõ.
Theo NTD
Mỹ muốn tránh đối đầu ở Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố muốn tránh "đối đầu" ở Biển Đông, sau khi Tòa Trọng tài bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết vùng biển. Tàu sân bay Mỹ từng tham gia hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: USNavy "Bản thân phán quyết mang tính ràng buộc, nhưng chúng tôi không cố gây đối đầu", AFP dẫn lời...