Quan chức EU nói kết cục chiến sự Ukraine sắp được định đoạt
Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng kết cục xung đột Nga – Ukraine sẽ được quyết định trong xuân – hè này, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu sẵn sàng ứng phó nếu Moscow leo thang.
Giữa những nghi ngờ về khả năng Washington tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, ông Borrell nói với các phóng viên ở Mỹ hôm 14.3 rằng thông điệp của ông gửi tới các nhà hoạch định chính sách Mỹ là: “Việc gì cần làm thì phải làm nhanh chóng”.
“Những tháng tiếp theo sẽ mang tính quyết định. Nhiều nhà phân tích dự đoán Nga sẽ tiến hành một chiến dịch tấn công lớn vào mùa hè này và Ukraine không thể đợi cho đến khi có kết quả của cuộc bầu cử Mỹ tiếp theo (tháng 11)”, Reuters dẫn lời ông Borrell.
Quan chức EU nói kết cục chiến sự Ukraine sắp được định đoạt
“Điều đó đúng với chúng tôi. Chúng tôi phải tăng tốc. Chúng tôi phải gia tăng hỗ trợ, làm nhiều hơn và nhanh hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang tăng cường năng lực phòng thủ công nghiệp quốc phòng của mình. Và điều đó cũng đúng với Mỹ”, nhà ngoại giao hàng đầu EU nói về nỗ lực của châu Âu trong việc chống lưng cho Ukraine.
Trong khi đó, từ Pháp, Tổng thống Macron cảnh báo các đồng minh rằng họ không nên áp đặt giới hạn cho việc hỗ trợ Kyiv, cho rằng an ninh của châu Âu đang bị đe dọa vì xung đột giữa Nga và Ukraine đến nay đã bước sang năm thứ ba.
Ông Borrell gặp giới chức ngoại giao Mỹ tại Washington D.C hôm 13.3. ẢNH REUTERS
Giữa lúc Ukraine đang gặp bất lợi sau chiến dịch phản công không thu về nhiều kết quả đáng kể, ông Macron tháng trước đã khiến một số đồng minh của Paris hoang mang khi nói rằng Pháp không loại trừ khả năng quân đội phương Tây sẽ được triển khai tại Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với các đài truyền hình Pháp được công bố hôm 14.3, ông Macron đã giải thích rõ hơn phát ngôn của mình. Theo nhà lãnh đạo, việc đưa quân đến Ukraine hiện không nằm trong chương trình nghị sự nhưng châu Âu phải để ngỏ “tất cả các phương án” trong trường hợp chiến sự lan rộng.
Ông Macron trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Pháp, được phát sóng hôm 14.3. ẢNH AFP
“Nếu Nga thắng cuộc chiến này, uy tín của châu Âu sẽ chẳng còn gì cả… Nếu chúng ta quyết định yếu đuối, nếu hôm nay chúng ta quyết định không đáp trả thì chính là lựa chọn thất bại rồi. Và tôi không muốn điều đó”, ông Macron nói trong cuộc phỏng vấn với các đài truyền hình TF1 và France 2, theo AFP.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron gọi Nga là “đối thủ” của Pháp nhưng không dùng từ “kẻ thù”. Ông nói “nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi sẽ sẵn sàng” ngăn chặn Nga giành chiến thắng, nhưng Pháp sẽ “không bao giờ phát động tấn công” trong cuộc chiến hiện nay.
Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây Nga sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân
Trong một tuyên bố sau cuộc phỏng vấn, ông Macron cho rằng Nga sẽ không từ bỏ tham vọng lãnh thổ nếu giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine, gây ra mối đe dọa cho các nước láng giềng như Moldova, Romania và Ba Lan.
“Nga đã trở thành một cường quốc muốn bành trướng và rõ ràng là sẽ không dừng lại ở đó… Nếu chúng ta bỏ rơi Ukraine, nếu để Ukraine thua trong cuộc chiến này, Nga chắc chắn sẽ đe dọa Moldova, Romania, Ba Lan”, Tổng thống Pháp viết trên X (trước đây là Twitter).
Nước thành viên mới của NATO ủng hộ quan điểm của Pháp về Ukraine
Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói, Helsinki đồng ý với Paris rằng tất cả các lựa chọn phải được đặt trên bàn để hỗ trợ nỗ lực chống lại Nga của Ukraine.
Ngoại trưởng Phần Lan. Ảnh: RT
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Phần Lan không sẵn sàng điều quân tới Ukraine hay thảo luận về một khả năng như vậy, hãng tin RT dẫn lời bà Elina Valtonen nói.
Hồi tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi sau khi cho rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu không thể loại trừ khả năng cử binh sĩ NATO tới giúp Ukraine. Một số quốc gia thành viên NATO, đã mau chóng bác bỏ ý tưởng của ông Macron và khẳng định sẽ không đưa quân tới Ukraine.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Phần Lan ngày 15/3 lập luận rằng theo giả thuyết, mọi điều đều có thể xảy ra nếu tình hình thực tế xấu đi. "Điều quan trọng là chúng tôi không loại trừ mọi khả năng về lâu dài vì chúng tôi không bao giờ biết được tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào", bà Valtonen nói.
Theo nhà ngoại giao này, trong lúc đó, các nhà tài trợ của Kiev có thể làm được nhiều hơn thế, cụ thể là trang bị vũ khí cho lực lượng của mình. Bà Valtonen chỉ trích Mỹ vì trì hoãn viện trợ mới cho Ukraine. Kể từ khi gia nhập NATO, Phần Lan đã vượt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của khối, trong đó hơn 0,6% cho riêng Ukraine.
Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.300km với Nga và Moscow lập luận rằng việc Phần Lan gia nhập NATO đã đe dọa chứ không đảm bảo an ninh cho Phần Lan.
Sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. Người đứng đầu nước Nga tuyên bố trước khi Phần Lan gia nhập NATO rằng "không có rắc rối nào" song khi Phần Lan thành một phần của NATO, ông Putin cho hay "bây giờ sẽ có".
Mỹ cảnh cáo Iran, EU tính dùng tài sản tịch thu của Nga mua vũ khí cho Ukraine Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến (G7) sẵn sàng đáp trả bằng các hình phạt mới nghiêm khắc nếu Iran chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga. Theo Reuters, G7 mới đây đã ra tuyên bố cảnh báo các nước thành viên của nhóm sẵn sàng có biện pháp...