Quả bơ, thực phẩm cực tốt cho bé ăn dặm
Nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua thực phẩm số 1 giúp con thông minh hơn các em bé cùng lứa.
Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm.
Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác.
Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.
Giá trị dinh dưỡng cực “khủng” khi ăn dặm quả bơ
Quả bơ được coi như trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả. Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…dồi dào. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại trái cây nào khác.
Tác dụng không ngờ khi ăn dặm quả bơ với trẻ sơ sinh
Ăn bơ giúp trẻ mau tăng cân, tăng cân khoẻ
Quả bơ có nhiều chất béo nhưng tuyệt vời thay, đây hoàn toàn là những chất béo cực có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo có trong bơ là chất béo bão hoà đơn, không chứa cholesterol. Chính vì vậy, bơ thường được khuyến cáo như một loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh, những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên đang cần rất nhiều dinh dưỡng và những em bé tăng cân chậm.
Video đang HOT
Trẻ ăn bơ có não bộ phát triển vượt trội
Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 – một loại axit hàng đầu góp phần tăng trí thông minh của trẻ và hệ thần kinh trung ương. Ngay vào giai đoạn sơ sinh, khi não bộ còn đang phát triển mạnh mẽ, nếu mẹ cho con ăn nhiều bơ, bé sẽ có khả năng phát huy tối đa não bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bơ có chứa nguồn kali dồi dào. Thậm chí nhiều hơn tới 60% so với lượng kali có trong chuối. đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc tính kháng khuẩn, kiểm soát viêm da, hăm
Viêm da, hăm tã là kết quả của tổn thương mô do virus hoặc dị ứng tiếp xúc.Vì da của trẻ sơ sinh rất mềm mại và mỏng manh nên càng dễ bị viêm.Nghiên cứu cho thấy bơ có thể làm giảm viêm ở mức độ lớn.
Ngoài ra các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bơ sở hữu đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời
Giúp hơi thở bé thơm tho
Trẻ sơ sinh ăn sữa thường có mùi chua trong miệng. Việc ăn bơ sẽ giúp loại trừ vấn đề đó. Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột, giúp bé có được hơi thở thơm tho.
Hỗ trợ tiêu hoá
Mẹ sẽ không còn nỗi lo lắng con táo bón nếu bé được ăn bơ hàng ngày. Chất xơ dồi dào trong bơ giúp hỗ trợ tiêu hoá vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bản thân quả bơ cũng là một thực phẩm vô cùng dễ tiêu và lành cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Cách chọn và bảo quản bơ
Chọn bơ cho trẻ ăn dặm, mẹ cần cẩn thận và kỹ tính một chút để tìm được quả tươi và chín ngon nhất
- Vỏ: Thường thì loại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Bơ sáp già thường có da căng bóng, cầm nặng tay, không ọp, lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong. Đó thường là bơ gần chín, ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.
- Hình dáng: Quả bơ dài thì thường hạt nhỏ hơn quả tròn nhưng lại nhiều xơ hơn bơ tròn.
- Cuống bơ: Nếu như cuống bơ to, mập mạp thì đó là bơ non. Cuống bơ đã có phần già, hơi khô lại rồi thì đó là bơ đã già, nên chọn. Hoặc dùng tay ấn ngay chỗ cuống, nếu thấy mềm thì đó là trái bơ sắp chín, có thể ăn sau vài tiếng. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần về sau.
- Khi ăn, nắn khắp quả bơ nếu thấy mềm tay thì mới bổ, vì nếu bổ khi bơ còn xanh thì bơ rất khó để chín lại.
- Không lấy những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, hoặc cũng không còn hương vị thơm ngon nữa.
Đừng để bơ quá lâu trong tủ lạnh, sẽ mất hương vị. Nên mua để ăn trong 1 – 2 ngày. Bơ còn xanh thì để ngoài cho chín rồi mới giữ trong tủ lạnh.
Cách chế biên bơ cho trẻ ăn dặm
Bơ mềm, có kết cấu như kem nhuyễn nên rất dễ dàng cho trẻ sơ sinh có thể ăn ngay từ khi mới 5,6 tháng tuổi. Mẹ chỉ cần dùng thìa nạo là có thể cho con ăn luôn.
Theo Khám phá
Axit folic - 'Thần dược' giúp thai nhi tránh dị tật
Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của thai nhi, giúp bé tránh nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Axit folic (hay còn gọi là folat) có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và cần cho sự hình thành tế bào máu, nó có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Nhu cầu axit folic ở người trưởng thành cần khoảng 180-200mcg/ngày, nhưng trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng các nhu cầu gia tăng trong quá trình mang thai. Cụ thể, cần cho sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào (tổng hợp nhân tế bào và protein), hình thành nhau thai, số lượng tế bào hồng cầu gia tăng và sự tăng trưởng của bào thai...
Hậu quả của sự thiếu hụt axit folic với phụ nữ mang thai gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non và sinh con nhẹ cân. Nếu thiếu axit folic trong giai đoạn sớm của thai kỳ gây ra sự phân chia tế bào không bình thường, gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi như hở hàm ếch, vòm miệng, hội chứng Down, đặc biệt nguy hiểm là khiếm khuyết ống thần kinh. Đây là một nhóm các bất thường có liên quan đến cột sống, xương sọ và não, với sự phổ biến nhất là tật nứt đốt sống và thiếu não.
Axit folic đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai. (ảnh minh họa)
Với nứt đốt sống, cột sống của thai nhi không đóng được (thường xảy ra ở 21-28 ngày sau khi thụ thai) làm cho tủy sống không được bảo vệ. Thiếu não là một khiếm khuyết, trong đó bộ não không phát triển hoặc phát triển không đầy đủ. Trẻ bị thiếu não thường tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
Như vậy, axit folic có vai trò quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, nó được xem là "siêu" vitamin vì rất có lợi cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTDs).
Trên thực tế, thiếu axit folic hiếm khi xảy ra đơn độc mà thường tồn tại với sự thiếu hụt nhiều các vitamin và khoáng chất khác. Sự thiếu hụt tổng thể này đặc biệt xảy ra ở người nghiện rượu mạn tính, nghèo đói, chế độ ăn kiêng, và các rối loạn kém hấp thu...
Hiện nay sử dụng viên bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai 400g/ngày được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Cần lưu ý, nên bổ sung sớm trước khi dự định có thai 3 tháng và liên tục đến tuần thứ 12 sau khi thụ thai. Đây là việc làm đơn giản và không tốn kém. Cùng với việc uống viên nang bổ sung axit folic, phụ nữ mang thai nên chú trọng đến những thực phẩm giàu dưỡng chất này như: rau lá màu xanh đậm, ngũ cốc, gan, đậu, bơ, lạc, măng tây...
Ngoài ra một chế độ ăn hợp lý đa dạng sẽ giúp cơ thể người mẹ có đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.
Theo Khám Phá
Rau diếp cá trị mụn cực hiệu quả Diếp cá là một loai rau rất tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Vì vậy, ngoài công dụng chữa một số bệnh, diếp cá còn có thể ứng dụng trong làm đẹp, giảm mụn rất hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet Diếp...