Putin đang đu trên dây
Trong chiến cuộc Syria, lãnh đạo Nga đã “trên cơ” hơn hẳn với Tổng thống Mỹ Obama. Tuy nhiên giờ đây khi làm chủ cuộc chơi, danh tiếng và vị thế của Putin lại giống như đang đu trên dây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hãy tưởng tượng ra một bức màn đen tối, khói lửa chiến tranh đẫm máu và một cánh chim bồ câu trắng. Một số bước ngoặt chiến tranh khiến nó vút bay lên trời cao nhưng tiếng nổ tên lửa có thể làm nó lao sầm xuống mặt đất. Và có ngã xuống, nó vẫn đập cánh, mê hoặc bởi niềm hy vọng.
Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài liên miên ở Syria, các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ cùng chia sẻ mối quan tâm sâu sắc về khả năng sử dụng, khả năng mất kiểm soát với thứ vũ khí hóa học chết người của chính phủ Bashar Assad. Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Barack Obama đã thảo luận về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở St. Petersburg hồi đầu tháng. Ít nhất 5 năm trong năm qua, các chuyên gia Nga, Mỹ đã trao đổi về các bước đi tiến tới đảm bảo và loại trừ vũ khí hóa học của Assad.
Tuy nhiên, Nga không mấy chú tâm tới các đề xuất của Mỹ trong việc thiết lập sự kiểm soát quốc tế với vũ khí hóa học Syria cho tới khi xảy ra một cuộc tấn công khí sarin quy mô lớn ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 và nguy cơ Mỹ oanh tạc tên lửa vòa các khả năng của Assad để ngăn chặn những vụ tấn công vũ khí hóa học tiếp theo nhằm vào dân thường.
Những diễn biến nói trên, cùng với ngày càng có nhiều tranh cãi về việc lực lượng Assad có thể tiến hành vụ tấn công 21/8 đã thay đổi các tính toán của Nga.
Giờ đây, Moscow và Washington đã cam kết làm việc cùng nhau trong một cuộc chơi nhằm thiết lập sự kiểm soát quốc tế với vũ khí hóa học Syria và loại bỏ chung trong năm tới dưới sự bảo hộ của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) – tổ chức đa phương thực thi Công ước Vũ khí hóa học ở Hague.
Theo kế hoạch đàm phán của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry cùng tuyên bố đưa ra ngày 14/9, Syria phải kê khai đầy đủ, nhường quyền kiểm soát vũ kho vũ khí hóa học khá lớn của họ trong tháng tới. Vào giữa năm 2014, toàn bộ kho dự tữ gồm các tác nhân hóa học, cơ sở sản xuất, hệ thống phát tán sẽ được loại bỏ một cách an toàn theo giám sát của OPCW.
Kế hoạch này gặp nhiều thách thức và khó khăn, nhưng có thể thực hiện được. Trong đó, Moscow gánh vác một trọng trách cho sự thành công của nó. Danh tiếng quốc tế của Putin giống như đang bị “đu dây”. Khiến cho kế hoạch được triển khai phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Moscow có thể duy trì áp lực với đồng minh của họ – chế độ Assad, khiến họ hợp tác đầy đủ trong tiến trình loại bỏ kho vũ khí hóa học theo đúng lịch trình. Thêm vào đó, Mỹ và Nga sẽ vẫn phải tiếp tục làm việc cùng nhau để vượt qua thách thức chính trị, tài chính và công nghệ đang chờ đợi phía trước.
Trong tuần này, ban điều hành OPCW sẽ phải xem xét những thông tin ban đầu của Assad về các địa điểm chứa vũ khí hóa học Syria, đồng thời phê chuẩn kế hoạch thiết lập sự kiểm soát quốc tế với các kho lưu trữ của Syria. Hội đồng Bảo an LHQ cũng phải nhất trí về một nghị quyết buộc Syria tuân thủ kế hoạch của Nga – Mỹ kể cả cấp quyền tiếp cận không cản trở cho các thanh sát viên OPCW.
Để khiến Syria thực thi đầy đủ cam kết theo Công ước Vũ khí hóa học, Hội đồng Bảo an cần nhất trí rằng, các thành viên phải “hành động nghiêm túc” để Chương 7 Hiến chương LHQ được đảm bảo nếu Assad vi phạm. Nếu không, Mỹ và các chính phủ khác sẽ và tiếp tục bảo lưu quyền sử dụng vũ lực để buộc Syria thực hiện bổn phận.
Sau đó, những công việc thực sự khó khăn mới bắt đầu.
Video đang HOT
Cả Nga và Mỹ đều biết khá nhiều về kích cỡ và quy mô kho vũ khí hóa học Syria. Lực lượng của Assad được tin là sở hữu khoảng 1.000 tấn tác nhân gây bỏng rộp như khí mù tạt và các chất độc thần kinh gồm sarin và VX. Hệ thống phát tán các khí này của Syria gồm bom, tên lửa đạn đạo, đạn pháo. Mỹ tin rằng có khoảng 40 địa điểm liên quan tới vũ khí hóa học ở bên trong Syria.
OPCW sẽ phải bổ sung các thanh sát viên vũ khí cũng như chuyên gia phá hủy vũ khí hóa học để xác định mức độ chính xác các thông báo, tài liệu kê khai của Syria và bắt đầu nhiệm vụ bảo đảm, phá hủy kho lưu trữ một cách an toàn nhưng nhanh chóng. Gần đây, tổ chức này chỉ có 125 thanh sát viên, giảm so với 200 người trong ít năm trước và họ phải chịu trách nhiệm trên toàn thế giới. Mỹ, Nga và các quốc gia bảo trợ khác sẽ cần phải cung cấp thêm nguồn tài chính cho OPCW đảm bảo công việc cùng với các thiết bị và công nghệ chuyên dụng.
Nga và Mỹ đã nhất trí các bước đầu tiên quan trọng nhất là phải đảm bảo những địa điểm liên quan tới vũ khí hóa học và bắt đầu phá hủy các thiết bị dùng để pha trộn hóa chất, cùng vũ khí phát tán chúng để giảm bớt nguy cơ tấn công vũ khí hóa học với dân thường Syria càng sớm càng tốt. Bước tiếp theo là xác định việc phá hủy. Các kho lưu giữ của Syria quy mô lớn có thể dễ dàng hơn so với những đơn vị bán di động. Vũ khí có thể bị phá hủy trong một hệ thống khép kín đảm bảo. Việc phá hủy sẽ diễn ra từ 9-12 tháng, tuy khó khăn nhưng là thực thi.
Tất cả mọi biện pháp đều đòi hỏi Assad phải hợp tác đầy đủ. Toan tính chi phí – lợi ích của ông này về vũ khí hóa học đã thay đổi. Ông hiểu rằng, chỉ thông qua việc loại bỏ, ông mới có thể tránh đòn trừng phạt quân sự được Mỹ khởi xướng và có lẽ Hội đồng Bảo an cũng ủng hộ.
Tuy nhiên, khả năng Assad có thể cất giấu một số kho vũ khí hóa học như Cựu lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi từng làm trong năm 2004. Sự gian lận như vậy sẽ gây khó khăn cho tình báo Mỹ và Israele. Nó sẽ phụ thuộc vào Nga – nhà cung cấp vũ khí lớn, nhà ủng hộ chính trị của Assad – trong việc đảm bảo ông này sẽ hợp tác đầy đủ để tránh bị can thiệp quân sự. Sự gian lận của Syria sẽ ảnh hưởng xấu tới Moscow.
Những phát hiện gần đây của đội thanh sát viên vũ khí hóa học từ LHQ và OPCW cho thấy bằng chứng sử dụng khí độc thần kinh sarin quy mô lớn cũng như loại hình rocket sử dụng trong vụ tấn công. Bằng chứng này có thể là lý do cáo buộc Assad chịu trách nhiệm về vụ việc. Tuyên bố của Putin và các quan chức cao cấp Nga rằng quân nổi dậy Syria phải chịu trách nhiệm sẽ gây tổn hại cho uy tín của Nga.
Ngay cả khi Moscow không chấp thuận các phát hiện trong báo cáo của LHQ, thì ít nhất Nga cũng phải tán thành nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria là một tội ác chiến tranh và vạch rõ bên phải chịu trách nhiệm.
Theo Minh Tâm
Nga ngoạn mục giành lại ảnh hưởng tại Trung Đông từ tay Mỹ
Chỉ trong vòng một vài ngày với những động thái ngoại giao đầy bất ngờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm sống dậy ký ức về một thời kỳ tưởng như đã xa, khi Washington và Mátxcơva so kè quyết liệt để giành ảnh hưởng tại Trung Đông.
Bất kể chuyện gì sẽ xảy ra với đề xuất của Nga trong việc giải trừ kho vũ khí hóa học của Syria, Mátxcơva, ít nhất trong thời điểm này, đã trở lại vị trí nhân vật trung tâm tại Trung Đông. Và quan trọng không kém, Nga đã chứng tỏ mình là một "tay chơi" không dễ dàng quay lưng với các đồng minh.
Tổng thống Nga Putin (trái) gặp Tổng thống Mỹ Obama tại hội nghị G20
Đây là một điều rất có ý nghĩa trong một khu vực mà việc Mỹ đột ngột bỏ rơi Tổng thống bị phế truất của Ai Cập Hosni Mubarak cách đây 2 năm như một khoảnh khắc bước ngoặt, khiến nhiều nhà cầm quyền phải đặt câu hỏi về sự hẫu thuẫn đôi khi sớm nở tối tàn của Mỹ.
Trái lại, Putin đã dám đương đầu với sự giận dữ khi sát cánh cùng đồng minh Syria, công khai khẳng định rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học hôm 21/8, và thậm chí còn úp mở rằng ông theo cách nào đó sẽ hỗ trợ Bashar Assad trong trường hợp xảy ra tấn công quân sự.
Cách thức các sự kiện diễn ra - cả trong ấn tượng cũng như thực tế trên bàn ngoại giao - cũng sẽ vang vọng tới Iran, nơi các nhà lãnh đạo quốc gia này đang theo dõi kim đồng hồ nhích tới một cuộc đấu khác có thể xảy ra, lần này là với chương trình hạt nhân của Iran.
"Thông điệp được phát đi tại Syria sẽ được tiếp nhận một cách cẩn trọng tại Iran", Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận định. Ông Netanyahu hiện đang thúc giục cộng đồng quốc tế buộc Iran từ bỏ các chương trình hạt nhân trước khi chế tạo được vũ khí hạt nhân - một mục tiêu mà Iran luôn bác bỏ.
Những khó khăn có thể làm hỏng tiến trình giải giáp vũ khí hóa học của Syria. Khi mà niềm tin đang mong manh, việc kiểm tra là một vấn đề tiêu tốn nhiều thời gian, và một số người sẽ hoài nghi rằng liệu Syria có thực sự thẳng thẳn.
Vấn đề an ninh cho các thanh sát viên cũng có thể là một trở ngại khác, bởi kho vũ khí hóa học của Syria được cho là nằm phân tán khắp đất nước, vốn đang là một vùng chiến sự dữ dội và khó lường.
Nhưng một điều ấn tượng đã xảy ra: sự hãm phanh, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, của những chuẩn bị cho một hành động quân sự của Mỹ, vốn bị cả người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế phản đối, và có thể đã vượt qua khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Thậm chí ngay cả chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như cũng không thấy yên tâm trước viễn cảnh đầy khó lường, khi các quan chức cố tranh luận rằng một cuộc tấn công là thiết yếu, nhưng cũng giải thích rằng cuộc tấn công đó không được phép làm thay đổi cục diện nội chiến tại Syria.
Tổng thống Syria Assad bắt tay Putin trong cuộc gặp gỡ tháng 12/2006.
Chính tuyên bố này đã để lộ ra việc Washington không muốn chọn giữa một bên là nhà lãnh đạo bị mất uy tín, với bên kia là một phong trào nổi dậy đang ngày càng bị chi phối bởi các phần tử thánh chiến căm ghét phương Tây.
"Putin dường như đã cứu Obama khỏi một sự bẽ bàng ở trong nước", Leo Aron, chuyên gia hàng đầu về chính sách Nga tại Viện doanh nghiệp Mỹ, một cơ quan nghiên cứu tại Washington, nhận định. "Đây là một chiến thắng địa chiến lược quốc tế vô cùng to lớn cho Putin. Nga giờ đã thực sự có vị thế của một cường quốc tại Trung Đông".
"Bước đi thực sự thông minh"
Putin đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tuần trước ở một thời điểm có tính thử thách trong quan hệ Nga - Mỹ cũng như căng thẳng gia tăng liên quan đến các vấn đề đối ngoại. Vậy nhưng trước thềm cuộc họp, ông chủ điện Kremlin đã đưa ra một đánh giá đầy vui vẻ về mối quan hệ với Obama.
"Chúng tôi làm việc, chúng tôi tranh luận về một số vấn đề. Chúng tôi cũng là con người. Đôi khi một trong hai chúng toi có thể bực mình. Nhưng tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng những lợi ích song phương toàn cầu là một nền tảng tốt trong việc tìm một giải pháp chung cho những vấn đề của chúng tôi", ông Putin khẳng định trong buổi phỏng vấn với AP.
Đề xuất của Nga về Syria sẽ đánh dấu sự trở lại của một quốc gia từng bị Mỹ lấn lướt tại khu vực Trung Đông sau cuộc chiến 1973, khi Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat trục xuất các cố vấn Liên Xô, bắt tay hòa bình với Israel, và tuyên bố hình thành liên minh chiến lược với Washington.
Những lợi ích của Nga trong khu vực hiện nay vừa có tính chính trị vừa mang tầm chiến lược. Mátxcơva từ lâu đã cố gắng định vị mình như một lực lượng trong việc tìm giải pháp cho bất đồng giữa Israel và Palestine, sau khi không ngừng kêu gọi, nhưng chưa thành công, việc tổ chức hội nghị hòa bình Trung Đông.
Nga cũng quan tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết tranh cãi về chương trình hạt nhân Iran, vốn không đơn giản. Trong khi Nga rõ ràng tin việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ gây bất ổn cho khu vực, họ cũng muốn có nhiều hoạt động làm ăn trong lĩnh vực hạt nhân với Iran, và nhìn chung là trong cả khu vực.
Georgy Mirsky, một chuyên gia hàng đầu về Trung Đông tại Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, một cơ quan nghiên cứu được chính phủ Nga tài trợ tại Mátxcơva nhận định, sáng kiến về vũ khí hóa học vừa qua "có thể được xem như bước đi thực sự thông minh và hữu ích duy nhất của ngoại giao Nga" trong cuộc chiến Syria.
Một số người có thể nói rằng Putin chỉ đơn giản là nắm lấy cơ hội được tạo ra bởi một loạt tình huống lí tưởng hiếm có: Nga là đồng minh lớn duy nhất của Assad ngoài Iran, khiến Putin có ảnh hưởng; và Nga có căn cứ không quân tại cảng Tartus của Syria, giúp nơi đây có thể trở thành nơi cất giữ các vũ khí hóa học.
Trong khi đó Syria cũng có lí do để xuôi theo đề xuất của Nga: Assad không có lí do gì để sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai gần. Bằng việc từ bỏ chúng - hoặc tham gia vào một tiến trình dài để tiến tới việc đó - nhà lãnh đạo của Syria sẽ có thêm thời gian ổn định tình hình trong nước.
Đứng xem "vở diễn" trong cánh gà là Iran, nơi các nhà lãnh đạo nước này sẽ đánh giá sự thực chất trong lời đe dọa sử dụng mọi biện pháp - bao gồm cả vũ lực - của Mỹ để ngăn chặn hoạt động sở hữu vũ khí hạt nhân.
Còn tại Israel, sự giận dữ đã lên cao trong tuần qua, trước khả năng Iran có thể rút ra kết luận nào đó từ sự do dự của Mỹ.
"Từ sự do dự và yếu đuối của Obama, những bài học nghiêm túc phải được rút ra", Danny Gillerman, cựu đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc tuyên bố. "Đó là một thông điệp cho Iran và Triều Tiên rằng các đồng minh của Mỹ không thể tin Mỹ, và rằng các kẻ thù của họ có thể làm những gì họ muốn...Tôi cho rằng điều này với Iran là rất rõ ràng".
Gillerman cũng tuyên bố Obama "đã thành công trong việc đưa chúng ta trở lại trật tự thế giới hai cực".
Nhiều người sẽ không đồng ý với nhận định này. Bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Nam Phi, cùng những nỗ lực của EU trong việc nhất thể hóa, và cả những hỗn loạn của toàn cầu hóa đều cho thấy một thế giới thực sự đa cực đang hình thành trong thế kỷ 21.
Nhưng ít nhất trong tuần này, một thế hệ những người chưa từng biết đến cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba, hay bức tường Berlin sụp đổ, đã được chứng kiến màn so kè giữa Nhà Trắng và điện Kremlin như ngày nào.
Thanh Tùng
Theo AP
Hội đồng Bảo an họp bàn dự thảo nghị quyết về Syria Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bắt đầu thảo luận về một nghị quyết loại trừ vũ khí hóa học của Syria sau khi Nga và Mỹ đã nhất trí được về nội dung bản dự thảo. Dự kiến trong ngày hôm nay Hội đồng Bảo an sẽ bỏ phiếu về nghị quyết đối với Syria Việc bỏ phiếu thông qua...