Phương Tây đòi LHQ ra nghị quyết về Syria
Anh và Pháp đang thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) ra một nghị quyết lên án hành động đàn áp cuộc nổi dậy ở Syria của chính phủ nước này, theo BBC.
Hôm 7.6, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố việc LHQ giữ im lặng trước tình trạng bạo lực ngày càng xấu đi ở Syria là “không thể hiểu được” trong khi Anh dự kiến sẽ trình một bản dự thảo nghị quyết vào cuối hôm nay, 8.6.
“Chúng tôi đang cộng tác với những người bạn ở Anh để thu được tối đa sự ủng hộ ở HĐBA”, ông Juppe nói sau một cuộc họp của hội đồng.
Người biểu tình chống chính phủ ở Syria hôm 3.6 – Ảnh: AFP
Người phát ngôn của Anh tại LHQ nói dự thảo nghị quyết về Syria dự kiến sẽ được trình ra trước 15 thành viên của HĐBA vào chiều 8.6.
Người phát ngôn cũng bổ sung rằng một cuộc bỏ phiếu nhiều khả năng sẽ được tổ chức trong tuần này hoặc vào đầu tuần sau.
Không giống như trường hợp Libya, dự thảo sẽ không đề cập đến hành động can thiệp quân sự hay lệnh trừng phạt chống lại Damascus.
Video đang HOT
Tuy vậy, một vài thành viên của HĐBA LHQ, như Brazil, Nam Phi và Ấn Độ lo ngại rằng nghị quyết có thể là bước đi đầu tiên để hướng đến một cuộc can thiệp theo kiểu Lybia, theo BBC.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố Nga, thành viên có quyền phủ quyết tại HĐBA, sẽ chống lại việc thông qua nghị quyết lên án Syria.
Ông Lavrov nói với hãng tin Itar-Tass: “HĐBA và cộng đồng quốc tế đã làm rối rắm tình hình Libya. Khi nghiên cứu tình hình Libya ở HĐBA, chúng tôi nghĩ chúng ta nên đặt mục tiêu giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp chính trị và không tạo điều kiện cho một cuộc xung đột vũ trang khác”.
Syria vốn là đồng minh thân cận của Nga tại Trung Đông. Nga cũng có một căn cứ hải quân ở thành phố Tartus của Syria.
Theo AFP, các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Syria vào tháng 3 đã làm hơn 1.100 người, bao gồm hàng chục trẻ em, thiệt mạng.
Tại Syria, cư dân ở thị trấn miền bắc Jisr al-Shughour được cho là đang tìm cách chạy trốn trước cuộc tấn công quân sự dự kiến sắp xảy ra, sau khi chính phủ Syria tuyên bố 120 cảnh sát của họ đã bị giết tại đây.
Hãng BBC dẫn lời các nhân chứng cho hay, cư dân trong thị trấn đã lập các trạm kiểm soát để theo dõi mọi hoạt động an ninh.
Chính phủ Syria vốn cảnh báo họ sẽ sử dụng quân đội để đánh trả “những băng đảng vũ trang” bị quy trách nhiệm cho vụ giết hại nói trên.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Syria tại Pháp Lamia Chakkour phủ nhận tin tức bà đã từ chức theo như thông tin của kênh truyền hình France 24.
Trong một thông báo được đài truyền hình nhà nước Syria phát đi vào đêm 7.6, bà Chakkour khẳng định thông tin bà từ chức là một phần của chiến dịch tuyên truyền sai lạc chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trước đó, chưa đầy một giờ đồng hồ, kênh truyền hình France 24 cũng phát sóng một cuộc phỏng vấn với bà Chakkour, trong đó nữ đại sứ này đã tuyên bố từ chức để phản đối việc Chính phủ Syria trấn áp người biểu tình.
Theo Thanh Niên
Bộ trưởng dầu mỏ Libya "đào tẩu"
Bộ trưởng dầu mỏ Libya Shukri Ghanem đã rời quốc gia này, giữa những tin tức cho rằng ông đã đào tẩu. BBC dẫn lời các quan chức chính quyền Tunisia nói ông Ghanem đã sang Tunisia bằng đường bộ trước khi ra đảo Djerba, ngoài khơi Địa Trung Hải.
Ông Shukri Ghanem - Ảnh: Getty Images
Một người phát ngôn của lực lượng nổi dậy Libya nói với BBC rằng ông Ghanem đã đào tẩu và hiện đang trên đường đến một nước châu Âu. Chính quyền Libya thì giải thích ông Ghanem có công tác chính thức ở Tunisia, nhưng Tripoli không còn giữ được liên lạc với ông. Nếu tin tức về việc ông Ghanem trở giáo được xác nhận, đó sẽ là nhân vật cấp cao nhất trong chính quyền Libya đào tẩu kể từ khi cựu ngoại trưởng Libya Moussa Koussa bỏ sang Anh vào tháng 3.
Kể từ khi cuộc xung đột vũ trang ở Libya bắt đầu vào tháng 2, một số nhân vật cấp cao trong chính phủ đã rời bỏ lực lượng chính quyền, bao gồm ngoại trưởng Moussa Koussa, bộ trưởng nội vụ Abdul Fattah Younis, bộ trưởng tư pháp Mustafa Abdel Jalil và một số đại sứ tại các nước.
Trong một diễn biến khác, "Chính phủ Canada đã tiến hành các bước trục xuất năm nhà ngoại giao làm việc ở Đại sứ quán Libya tại Ottawa. Những hoạt động của năm nhà ngoại giao này tại Libya được coi là không đúng đắn và không phù hợp với các chức năng ngoại giao bình thường", CNN dẫn lời một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Canada. Ottawa vẫn chưa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Libya và đại sứ quán của nước này ở Canada vẫn mở cửa bình thường. Canada là nước tham gia khá tích cực vào các đợt không kích Libya của NATO.
Cũng trong ngày 17-5, Moscow Times dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói đoàn đại biểu của chính phủ Muammar Gaddafi đang thăm Matxcơva đã khẳng định với phía Nga rằng nhà lãnh đạo Libya sẵn sàng tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về đất nước Bắc Phi này nếu như NATO ngừng không kích.
Ông Lavrov nhắc lại lập trường của Nga rằng việc NATO đánh bom Libya "vượt ra ngoài các mục tiêu của nghị quyết (của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc)", nhưng ông cũng nói Nga sẽ không nhận vai trò trung gian cho cuộc xung đột, mà nên để cho Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi.
Theo Tuổi trẻ
Trung Quốc 'bênh' Iran, Triều Tiên Trung Quốc đang bị phương Tây nghi ngờ "tiếp tay" cho các phi vụ trao đổi công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo giữa Triều Tiên và Iran. Hãng tin Reuters dẫn lời báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết, trao đổi công nghệ tên lửa là vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Báo cáo được đệ trình...