Phương pháp tập luyện cho người mắc bệnh gan và phòng tránh bệnh về gan
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh gan đều cảm thấy mệt mỏi, hệ lụy do các biểu hiện như mất ngủ, tổn thương gan… gây nên. Ngoài việc sử dụng thuốc thì việc luyện tập cũng rất có ích cho người mắc bệnh gan hoặc đang muốn phòng tránh các bệnh về gan.
: 1. Vai trò của tập luyện đối với người bị bệnh gan
Triệu chứng điển hình của bệnh gan là mệt mỏi. Ngoài ra người bị bệnh gan còn cảm thấy chán ăn, mất năng lượng, kiệt sức, tổn thương hệ miễn dịch, dễ bị ốm… Chính vì vậy, ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì việc tập luyện cũng góp phần đẩy lùi những triệu chứng.
Các môn thể thao như đạp xe, đi bộ, yoga…giúp bệnh nhân ngủ ngon ăn, kích thích ăn ngon, nhờ đó hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn. Đặc biệt, luyện tập còn giúp giải phóng hợp chất giàu năng lượng, cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, hạn chế các tác nhân gây viêm hoặc virus viêm gan tấn công.
Trong điều trị bệnh viêm gan virus, xơ gan, ngoai viêc phải tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn dùng thuốc của bác sỹ, tuyệt đối không bỏ dở liệu trình điều trị, có chê đô ăn uông khoa học… thi luyên tâp la phương phap nên phôi hơp đê nâng cao sưc đê khang, cai thiên cac triêu chưng, hô trơ điêu tri nguyên nhân, giam cac nguy cơ khiến tinh trang viêm gan, xơ gan tiến triển.
Luyện tập ở người mắc bệnh về gan còn giúp hạn chế cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, cải thiện tình trạng táo bón hay gặp ở người bệnh. Giảm quá trình oxy hóa, tăng tưới máu, tăng oxy dưỡng các mô, chống lại quá trình oxy hóa tại gan, hạn chế sản sinh các gốc tự do có hại cho gan.
Ngoài ra, tập luyện còn giúp k ich thich san sinh glutathione – đây la một chât tham gia vào quá trình thải độc của gan, giup khử các gốc tự do sinh ra tại gan trong quá trình khử độc. Việc tập luyện kích thích sản sinh chất này sẽ tăng cường chức năng giải độc cho gan, bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, rất cần thiết cho người bệnh gan.
Tập luyện còn giúp giảm các nguy cơ gây ra bệnh về gan như béo phì, tiểu đường, huyết áp…
2. Những bài thể dục nào cải thiện bệnh tốt nhất?
Đa số các hình thức tập luyện đều rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh gan cần ưu tiện các bài tập nhẹ nhàng để khiến tim khong phải hoạt động nặng để bơm máu đến gan. Các bài tập phù hợp với người bệnh như thể dục nhịp điệu, các động tác yoga đơn giản. Các bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lỗi cũng giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng và giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt.
Video đang HOT
Về thời gian tập luyện: người bệnh nên tập tối thiểu 10 phút mỗi ngày, tốt nhất 20-30 phút với các bài tập thể dục nhịp điệu, yoga. 5-10 phút để đạp xe, bơi lội, mỗi ngày 30 phút, 1 tuần tập 4-5 lần. Tuy nhiên, nếu chỉ có thể tập vài phút mỗi lần thì người bệnh cũng không cần quá vội vàng, nên tập phù hợp theo thể trạng và lên dần cường độ tập. Đối với người viêm gan cấp tính hoặc xơ gan đang trong giai đoạn tiến triển thì nên vận động hết sức nhẹ nhàng và nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có chế độ luyện tập tốt nhất.
3. Lưu ý khi tập luyện
Người bị bệnh gan thường cảm thấy mệt mỏi, cảm giác này có thể gây khó khăn cho người bệnh khi tập luyện. Tuy nhiên, hãy đặt mục tiêu điều trị bệnh lên đầu tiên bạn sẽ có động lực để vận động.
Mặc dù vận động là tốt, tuy nhiên cần biết thể trạng của mình để lựa chọn bài tập phù hợp. tốt nhất không nên tham gia các bài tập quá nặng, chúng có thể khiến bạn mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau, kết hợp với tác dụng phụ của thuốc điều trị, bạn sẽ dễ từ bỏ việc tập luyện.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể duy trì thói quen vận động với các hình thức đơn giản hơn như đi bộ, đi cầu thang bộ, chạy bộ…
Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ nước trong khi tập thể dục, đặc biệt nếu bạn bị viêm gan loại B hoặc C hoặc đang dùng thuốc theo toa. Cung cấp nước cho cơ thể cũng là giữ cho gan không bị mất nước để giảm sự căng thẳng trong gan.
7 thói quen ăn uống đáng học hỏi của người Nhật, giúp họ có tuổi thọ cao nhất thế giới
Từ xưa đến nay tuổi thọ luôn là một chủ đề được quan tâm rất nhiều. Trong cuộc sống ngày nay, mặc dù chúng ta không thể đạt được "sự bất tử ", nhưng sống thọ không còn là một giấc mơ.
Theo báo cáo "Thống kê y tế thế giới 2018" do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố: Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 84 tuổi, trở thành nước có tuổi thọ cao nhất thế giới. Làm thế nào mà Nhật Bản trở thành quốc gia sống thọ nhất trên thế giới?
Người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới
Theo các chuyên gia, tuổi thọ chủ yếu liên quan đến bốn yếu tố, đó là di truyền, thói quen sống, môi trường sống và điều kiện y tế. Trong số đó, di truyền chiếm 20% và thói quen lối sống chiếm 75%. Theo điều tra, trong thói quen sống, thói quen ăn uống là quan trọng nhất. Một số tài liệu cho biết, độ tuổi trung bình của người dân Nhật Bản sau Thế chiến II chỉ là 55 tuổi, nhưng sau khi thay đổi thói quen ăn uống, tuổi thọ trung bình của họ đã tăng lên và đứng đầu trên thế giới.
7 thói quen ăn uống của người Nhật Bản đáng để chúng ta học hỏi
1. Ăn ít thịt, ăn nhiều các loại cá
Cá là món ăn thường thấy trên bàn ăn của người Nhật
Trong lịch sử của Nhật Bản, một thời gian rất dài người dân bị cấm ăn các loại thịt, các sản phẩm thịt chỉ có thể được coi là một loại thuốc. Trong thời gian này các loại cá trở thành thực phẩm thay thế cho thịt, được mọi gia đình sử dụng. Vì vậy ngay sau khi loại bỏ lệnh cấm, người Nhật vẫn không quen ăn thịt. Theo khảo sát, một người Nhật có thể tiêu thụ hơn 50kg cá mỗi năm.
2. Chỉ ăn no đến 8 phần
Người Nhật Bản rất ít khi ăn quá no, theo quan niệm của họ, nếu ăn quá no sẽ gây tổn hại đến cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, và ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, mỗi bữa ăn họ chỉ ăn no đến 8 phần (tức là cơ thể đã có cảm giác no, nếu muốn vẫn có thể ăn tiếp được), việc này giúp họ tránh được tình trạng béo phì, giảm tỉ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, bệnh về gan...
3. Thực phẩm mỗi ngày rất phong phú
Bữa ăn của người Nhật chứa đa dạng các loại thực phẩm để giúp cân bằng dinh dưỡng
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã xây dựng "Hướng dẫn về chế độ ăn uống lành mạnh" vào năm 1985, kêu gọi mọi người mỗi ngày cố gắng ăn khoảng 30 loại thực phẩm, kể cả các loại gia vị. Họ cho rằng, chế độ ăn uống như vậy mới cân bằng các chất dinh dưỡng. Vì vậy ngay cả khi họ ăn ít, nhưng lại ăn đa dạng các loại thực phẩm, giàu chất dinh dưỡng.
4. Chú ý nhai chậm
Người Nhật từ nhỏ đã biết rằng, nhai chậm có thể giúp kéo dài cuộc sống. Thời gian nhai càng lâu, các dây thần kinh của hệ thống tiêu hóa gửi đến não càng nhiều, cảm giác no sẽ đến nhanh, tự nhiên sẽ ăn ít đi, gánh nặng của đường tiêu hóa cũng sẽ giảm.
5. Chế độ ăn uống chủ yếu thực phẩm thanh đạm, ít thực phẩm chiên
Rất ít thấy các món chiên rán trên mâm cơm của người Nhật
Người Nhật thích ăn thanh đạm, sử dụng dầu tương đối ít, họ cũng chú ý nhiều hơn đến hương vị gốc của thực phẩm, và cho rằng đó cũng chính là sự tôn trọng đối với các loại thực phẩm. Người Nhật thường ăn sống các loại thực phẩm như rau diếp, cà rốt, dưa chuột,... các loại thực phẩm khác chủ yếu nấu bằng phương pháp hấp, luộc, sau đó trộn với một ít dầu ôliu, để đảm bảo lượng dinh dưỡng trong thực phẩm không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm giảm chất béo đi vào cơ thể, rất tốt cho sức khỏe.
6. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc
Chế độ ăn nhiều rau quả, ngũ cốc giúp người Nhật không bị béo phì và mắc các bệnh mãn tính
Nhìn chung, trong cả 3 bữa ăn của người Nhật đều có đương đối nhiều hàm lượng carbohydrate. Những carbohydrate này chủ yếu đến từ các loại ngũ cốc, rau và trái cây. Chất xơ không dễ dàng được cơ thể tiêu hóa, do đó nó được hấp thụ chậm và sẽ không nhanh chóng chuyển thành chất béo.
7. Sử dụng các loại thực phẩm theo mùa
Người Nhật thường lựa chọn thực phẩm theo mùa, họ cho rằng chỉ bằng cách này mới có thể tận dụng được hết hương vị tự nhiên và nguyên bản nhất của thực phẩm.
Tác hại của thức ăn nhanh đối với sức khỏe Thức ăn nhanh có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm chức năng não... Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Các chất béo xấu trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Giảm chức năng não : Thức...