Phương pháp nào giúp trị nám dứt điểm?
Hỏi: Tôi bị nám đã mấy năm nay, bôi nhiều loại kem trị nám nhưng chưa hết. Tôi không biết ngoài mỹ phẩm thì có phương pháp nào giúp trị nám dứt điểm hay không. Mong chuyên mục tư vấn giúp. (Kim Anh – Phan Thiết)
Đáp: Thân chào chị Kim Anh! Câu hỏi của chị đã được chúng tôi chuyển đến bác sĩ chuyên khoa da và nhận được phản hồi như sau:
Muốn trị nám dứt điểm cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp, cùng với việc giải tỏa stress, điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngoài việc sử dụng các loại kem trị nám uy tín trên thị trường, chúng tôi xin tư vấn với chị 2 phương pháp thẩm mỹ giúp trị nám hiệu quả, được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao cũng như được khách hàng phản hồi tích cực. Đó là phương pháp điều trị bằng laser Helios và phương pháp PRP.
- Điều trị bằng Laser Helios: Laser Helios là công nghệ laser mới nhất hiện nay, có tác dụng điều trị sắc tố da từ nám, tàn nhang, đồi mồi cho đến các vết bớt bẩm sinh. Đặc biệt, Helios có thể trị được loại nám sâu, nghĩa là chân nám nằm sâu dưới da tại lớp hạ bì, loại này thường khó điều trị bằng mỹ phẩm.
Điều trị nám bằng máy laser Helios
Cơ chế điều trị của laser Helios là sử dụng năng lượng laser có bước sóng 532nm để tác động lên vùng da bị nám. Các sắc tố nám sẽ hấp thụ laser, bị giãn nở rồi vỡ ra thành vô số các mảnh nhỏ li ti. Các mảnh nhỏ trên bề mặt da sẽ bị bong tróc khỏi da, còn các mảnh nhỏ bên dưới da (nám sâu) sẽ bị đào thải theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Một lưu ý ở đây là chỉ có sắc tố nám mới hấp thụ laser, còn vùng da bình thường thì hoàn toàn không hấp thụ vì vậy không bị ảnh hưởng.
Số lần điều trị laser tùy thuộc vào tình trạng nám ở mỗi người. Sau mỗi lần điều trị, sắc tố nám giảm dần và cuối cùng sẽ mất hẳn, trả lại cho bạn làn da trắng sáng.
- Điều trị bằng PRP: PRP là tên viết tắt tiếng Anh của Huyết tương giàu tiểu cầu. Đây là loại huyết tương có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 4 – 6 lần so với bình thường. Sau khi tiêm PRP vào dưới da, tiểu cầu sẽ giải phóng một số lượng lớn các yếu tố tăng trưởng giúp sửa chữa những tế bào da tổn thương, tăng sinh tế bào khỏe mạnh, tổng hợp collagen, elastin và acid hyaluronic… Nhờ đó, cấu trúc da được đổi mới từng ngày, lớp sắc tố nám bị loại bỏ, thay vào đó là làn da trắng hồng mượt mà.
PRP được tách chiết từ máu tự thân – nghĩa là máu của chính bạn, vì vậy sau khi tiêm vào da không gây ra bất kỳ dị ứng nào cả.
Liệu trình PRP: (1) Lấy máu (2) Quay li tâm (3) Thu được PRP và PPP (4) Tiêm vào vùng nám
Video đang HOT
Các bác sĩ thường kết hợp 2 phương pháp này trong liệu trình điều trị nám, theo đó laser Helios sẽ phá hủy sắc tố nám từ bên ngoài, PRP sẽ loại bỏ sắc tố nám từ bên trong, mang đến kết quả trị nám vượt trội, không những hết nám mà còn “tặng kèm” sự căng mịn, hồng hào cho làn da.
Tuy nhiên, nám hình thành chủ yếu là do da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, vì vậy để duy trì hiệu quả điều trị, bạn cần tích cực chống nắng cho làn da bằng cách bôi kem chống nắng và che chắn khuôn mặt kỹ lưỡng. Ngoài ra, tạo cho bản thân tinh thần thoải mái, hạn chế stress, bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa trong thực đơn hằng ngày cũng là cách phòng ngừa nám quay trở lại.
Chúc chị Kim Anh sớm điều trị nám thành công và ngày càng xinh đẹp, tự tin hơn!
Bạn cần bôi kem chống nắng trong và sau điều trị để ngăn ngừa nám quay trở lại
Thẩm mỹ Xuân Trường áp dụng liệu trình điều trị nám kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có laser Helios và PRP, điều trị nhẹ nhàng, không cần nghỉ dưỡng và đảm bảo hết nám.
- Xuân Trường sử dụng máy laser Helios được nhập khẩu từ Hàn Quốc, do bác sĩ chuyên khoa da trực tiếp điều trị.- Xuân Trường sử dụng bộ kít NEW-PRPpro để tách chiết, cho kết quả PRP có hàm lượng tiểu cầu gấp đôi so với tách chiết bằng bộ kít thông thường. Nhờ đó tăng gấp đôi hiệu quả điều trị nám. Bên cạnh đó, quy trình tách chiết tuân thủ nguyên tắc vô trùng nên không gây nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây nhiễm nào.
Theo Thanh niên
Tổng quan về nám da Kỳ 1
Hầu hết phụ nữ đều sợ bị nám da còn những ai đã mắc phải thì luôn đau đầu tìm cách chữa trị. Để phòng và trị nám hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây nám và loại nám mà bạn gặp phải.
Đã có rất nhiều chị em trị nám vội vàng và thiếu hiểu biết, tin vào những lời quảng cáo "tận mây xanh" về các cách trị nám siêu tốc để rồi chuốc họa vào thân, không những nám không hết mà còn trầm trọng thêm. Trị nám cần sự kiên trì cũng như hiểu biết cặn kẽ về nguyên nhân hình thành nám, loại nám mà bạn gặp phải và các phương pháp điều trị khoa học, giúp công cuộc "đánh bay" nám trở nên dễ dàng và an toàn hơn bao giờ hết.
Kỳ này, Thẩm mỹ Xuân Trường sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi: Nguyên nhân hình thành nám và cách nhận biết các loại nám thường gặp?
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng sắc tố melamin tích tụ và tập trung quá nhiều ở một vùng da nhất định. Tuy nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến chị em bị nám có tâm lý tự ti, lo âu.
Nguyên nhân hình thành nám?
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời:
Khi chúng ta đi nắng nhiều mà không có biện pháp bảo vệ, khiến làn da tiếp xúc quá nhiều tia UVA và UVB có trong ánh nắng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều melamin để tạo thành một lớp chắn bảo vệ da. Lâu ngày lớp chắn này sẽ tích tụ dày thêm và ở luôn trên da tạo thành nám da.
- Rối loạn hormon hay còn gọi là rối loạn nội tiết:
Các hormon của hệ nội tiết giữ vai trò điều hòa hoạt động trong cơ thể. Trong đó, các hormon sinh dục nữ mà điển hình là estrogen giúp điều hòa hệ sinh dục, làn da, mái tóc của phụ nữ. Sự rối loạn hormon trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai đến sau sinh, thời kỳ mãn kinh hoặc do uống thuốc tránh thai cấp tốc thường xuyên sẽ khiến cho melamin sản sinh quá mức, tạo thành các vết nám sạm trên da.
Các loại kem tự chế chứa nhiều chất tẩy trắng cũng là nguyên nhân gây nám da
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng:
Các loại kem, mặt nạ lột da được quảng cáo là làm trắng da siêu tốc đều chứa các thành phần tẩy trắng mạnh như thủy ngân, hydroquinone, corticoid, acide salicylique, iode... Các thành phần này làm tiêu hủy lớp biểu bì phía ngoài, làm lộ phần da non ở trong. Khi này lớp da non rất yếu, dễ bắt nắng gây nên các vết nám sậm đen, khó chữa trị.
- Sử dụng thuốc:
Có một số loại thuốc khi bạn sử dụng lâu dài có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng, dễ dẫn đến nám - tàn nhang như: Tetracyline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an thần Chlopromazin...
- Tinh thần căng thẳng, ăn uống thiếu dinh dưỡng
Sự căng thẳng kéo dài và việc ăn uống thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu rau củ quả khiến làn da yếu hơn, dẫn đến nhiều vấn đề về da trong đó có nám.
- Yếu tố di truyền:
Một số người bị nám do di truyền, đây là yếu tố mà chúng ta không thể tránh khỏi.
Các loại nám da thường gặp
Cách nhận biết những loại nám thường gặp?
- Nám biểu bì: Những mảng màu không đều hội tụ thành nhiều mảng lớn trên da, màu sắc từ nhạt tới sậm. Chân nám nằm ở lớp biểu bì (lớp da trên cùng) nên dễ điều trị.
- Nám hạ bì: Những mảng màu sẫm, xám hoặc xanh xám xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, phân bố chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm. Chân nám nằm tại lớp hạ bì (sâu dưới da) nên khó điều trị hơn.
- Nám hỗn hợp: Là biểu hiện của cả hai loại nám vừa kể trên. Loại này cực kỳ khó điều trị.
Đọc đến đây, bạn hãy tự nhận xét tình trạng nám của bạn là do những nguyên nhân nào và nám của bạn thuộc loại nào, để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Những phương pháp trị nám nào được chuyên gia đánh giá cao? Câu trả lời sẽ được truyền tải trong Kỳ 2, mời các bạn đón đọc!
Theo Thanh niên
Tầm quan trọng của Collagen và Elastin đối với làn da Collagen và elastin đóng vai trò như một bộ khung chống đỡ bên dưới da, giúp làn da duy trì sự căng mịn và đàn hồi. Khi bộ khung này suy yếu cũng là lúc làn da của chúng ta xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Collagen và elastin là hai loại protein quan trọng của cơ thể, tuy nhiên chúng ta...