Phương pháp làm dịu kích ứng da sau khi dùng dao cạo
Làm thế nào để không bị kích ứng da sau khi dùng dao cạo râu? Hãy thực hiện những phương pháp này để tránh gặp tình trạng phát ban, bỏng và ngứa da.
Dao cạo, cách cạo và loại da của bạn đều có thể là nguyên nhân gây kích ứng da. Ví dụ, cạo râu bằng lưỡi dao cùn sẽ làm tăng nguy cơ bị phát ban, còn nếu bạn có làn da nhạy cảm tự nhiên, việc cạo râu có thể dễ gây kích ứng da.
Tẩy da chết trước khi cạo: Tẩy da chết là một bước quan trọng mà nhiều người có xu hướng bỏ qua hoặc coi là không quan trọng. Thế nhưng bạn nên nhớ rằng, tẩy da chết trước khi bắt đầu cạo râu đóng một vai trò quan trọng. Bởi khi thực hiện bước này sẽ giúp loại bỏ lớp da chết trên bề mặt, làm cho da của bạn đủ mềm để dao cạo lướt nhẹ nhàng trên da.
Tránh cạo da khô: Tránh dùng dao cạo lên vùng da bị khô. Do đó, để tránh kích ứng, bạn nên cung cấp đủ nước cho vùng da cần cạo râu. Sau khi vùng cạo đủ ẩm, hãy thoa gel cạo râu để giữ ẩm trong khi cạo. Bước nhỏ này đảm bảo da của bạn không bị khô khi cạo râu và giúp da không bị ngứa sau khi cạo.
Chọn dao cạo phù hợp: Sử dụng dao cạo phù hợp nếu bạn muốn thoát khỏi tình trạng kích ứng da sau khi cạo. Đầu tiên, hãy đảm bảo sử dụng một lưỡi dao cạo sắc bén để bảo vệ làn da của bạn khỏi trầy xước và ngứa ngáy. Nếu lưỡi dao cạo tạo cảm giác thô ráp trên da hoặc kéo mạnh lông, thì đã đến lúc bạn cần thay lưỡi dao.
Video đang HOT
Cạo theo chiều lông mọc: Luôn nhớ cạo theo hướng mọc của lông, đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì đây là điều bạn cần nhớ nếu không muốn kích ứng da. Đồng thời hãy nên cạo một cách nhẹ nhàng, đều đặn.
Dùng kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu: Sau khi cạo xong, đừng quên thoa một lượng lớn kem dưỡng ẩm hoặc dầu tốt nhất là sản phẩm không chứa cồn để giữ độ ẩm và thêm một lớp bảo vệ khỏi phát ban do dao cạo và kích ứng da./.
Nhận biết và cách khắc phục viêm lỗ chân lông ở chân tại nhà
Mặc dù viêm lỗ chân lông không nguy hiểm nhưng nếu không được nhận diện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các tình trạng da nghiêm trọng như bị viêm hay để lại sẹo về sau.
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này nếu biết chăm sóc đúng cách tại nhà.
1. Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông ở chân
Viêm lỗ chân lông ở chân là tình trạng da liễu phổ biến do vi khuẩn hay vi nấm tạo các nốt đỏ, sần sùi tại các nang lông ở vùng chân. Những nốt sần sùi gây khó chịu ở lỗ chân lông thường do sự tích tụ bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết,...
Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng tác động khiến hình thành viêm lỗ chân lông ở chân như:
Cạo lông chân: Cạo lông chân không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng mọc lông ngược, từ đó gây viêm lỗ chân lông ở chân. Sau một thời gian mọc lông ngược kéo dài sẽ khiến màu da trở nên sẫm màu ở nang lông.
Tắc lỗ chân lông: Lỗ chân lông bị tắc thường do sự tích tụ của dầu thừa, bã nhờn, vi khuẩn,... Việc cạo lông chân đang tạo cơ hội để lỗ chân lông mở và tiếp xúc với không khí, quá trình oxy hóa khiến da chuyển sang màu đen. Điều này khiến đôi chân của người bị viêm lỗ chân lông xuất hiện các đốm đen ở nang lông gây mất tính thẩm mỹ.
Viêm nang lông: Viêm nang lông xảy ra khi nang lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt những tổn thương càng dễ xảy ra do cạo râu, tẩy lông, mặc quần áo chật hoặc cọ xát da.
Da quá khô: Da khô có xu hướng nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi sử dụng dao cạo. Khi da bị tác động và bị tổn thương có thể dẫn đến viêm nang lông và xuất hiện lỗ chân lông bị thâm. Ngoài ra, da sẽ dễ xuất hiện các nốt mụn sần sùi hơn khi da bạn bị khô.
Viêm lỗ chân lông ở chân.
2. Nhận biết viêm lỗ chân lông ở chân
Để kịp thời điều trị, bạn cần nhận biết qua một số triệu chứng bệnh viêm lỗ chân lông ở chân sau:
Xuất hiện các nốt chấm sần sùi trên da.
Lỗ chân lông thâm, sậm màu.
Xuất hiện của nốt chấm nâu hoặc đen trên da sau khi cạo lông.
Nếu bạn đang cảm thấy ngứa, da đóng vảy, kích ứng hoặc viêm,...thì cũng có thể bạn đang bị viêm lỗ chân lông ở chân. Bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm bởi bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho làn da.
3. Cách chăm sóc và khắc phục viêm lỗ chân lông ở chân tại nhà
3.1 Cạo lông chân đúng cách
Sử dụng dao cạo sạch, sắc bén và không rỉ sét để cạo lông. Bên cạnh đó, nên thoa kem hoặc gel cạo lông để hạn chế dao cạo gây ra những tổn thương cho da, cũng như ngăn ngừa da bị kích ứng sau khi cạo.
Nên tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da có mùi hương bởi dễ gây kích ứng cho da sau khi cạo lông.
3.2 Thoa kem dưỡng ẩm
Việc sử dụng dưỡng ẩm cho da thường xuyên sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da vùng chân, tránh khô da hay kích ứng. Sau khi tắm hoặc làm sạch da, nên thoa kem dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng để tăng thẩm thấu dưỡng chất. Đặc biệt khi vừa mới cạo lông, việc dưỡng ẩm sẽ giúp da mịn màng hơn.
3.3 Sử dụng máy triệt lông
Nếu da bị kích ứng do cạo hoặc tẩy lông, bạn nên sử dụng máy triệt lông để đảm bảo an toàn cho da. Thiết bị máy triệt lông cầm tay nhỏ, chỉ cần thực hiện hai đến ba tuần một lần có thể giúp bạn loại bỏ sạch lông mà không gây viêm lỗ chân lông.
Sử dụng máy triệt lông để đảm bảo an toàn cho da.
3.4 Tẩy da chết
Tẩy da chết là một cách để loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân, đồng thời giúp ngăn ngừa lông mọc ngược gây khó chịu. Bạn có thể lựa chọn phương pháp tẩy da chết vật lý, hóa học hoặc bằng nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần, thực hiện nhiều hơn 2 lần cũng không tốt cho da.
3.5 Thoa thuốc bôi tại chỗ không kê đơn
Có thể sử dụng các phương pháp điều trị để giảm triệu chứng của viêm lỗ chân lông ở chân. Các sản phẩm chứa glycolic hoặc axit salicylic cũng có thể giúp da hạn chế bị khô và ngăn ngừa viêm lỗ chân lông.
5 loại dầu dưỡng ẩm từ thiên nhiên không sợ kích ứng da Tận dụng những nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên để dưỡng ẩm da là cách làm đẹp vô cùng an toàn. Dầu dừa Ảnh minh họa. Thoa dầu dừa là biện pháp khắc phục cho mọi vấn đề về da và môi khô nứt nẻ. Dầu dừa chứa nhiều vitamin A và E, giúp giữ ẩm đôi môi cực kỳ tốt. Bạn...