Phương pháp đơn giản giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết
Ngoài chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị, vận động thể lực cũng giúp các bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết rất tốt mà không tốn tiền.
Những khuyến cáo khi bệnh nhân tiểu đường tập thể dục?
Các bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương, TP HCM khẳng định người mắc tiểu đường type 2 thường có đặc điểm: Béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, và đề kháng insulin. Phần lớn các rối loạn này đều giảm bớt nếu duy trì chế độ luyện tập thường xuyên.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc luyện tập thể lực đúng sẽ giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, rối loạn đường huyết, giảm mỡ trong máu, huyết áp. Vận động đúng cách còn giúp bệnh nhân tăng nhạy cảm với insulin; Kiểm soát cân nặng và giảm mô mỡ; Giúp cho xương chắc khỏe, khớp linh hoạt, cơ dẻo dai, giảm nguy cơ té ngã; Giúp người bệnh tự tin, giảm căng thẳng; Giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột tử.
Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam khuyên bệnh nhân nên tập luyện, phối hợp các hình thức tập luyện khác nhau, tập nặng tăng dần, tập đều đặn và thường xuyên. Khi mới bắt đầu, hãy tập các động tác nhẹ và chia nhỏ mỗi lần 10 phút. Khi cơ thể đã thích nghi, tăng dần cường độ lên 30 phút/ngày và duy trì mỗi ngày.
Việc lựa chọn thời điểm tập trong ngày của bệnh nhân tiểu đường tùy thời gian làm việc trong ngày nhưng bác sĩ khuyên không tập ngay sau bữa ăn chính, không tập quá xa bữa vì nguy cơ hạ đường huyết, tránh đỉnh tác dụng của insulin nếu đang dùng insulin tiêm. Nếu tập ngoài trời nên tránh thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh.
Trước khi tập chính, bệnh nhân nên có giai đoạn khởi động 20-30 phút (làm nóng), tập các động tác nhẹ hay tập giãn cơ tại chỗ. Sau buổi tập cần có giai đoạn thư giãn (làm nguội) 5-10 phút, chủ yếu là tập các động tác nhẹ hay tập giãn cơ tại chỗ.
Bệnh nhân tiểu đường không nên tập nếu đường huyết>250 mg/dl và xê-tôn niệu dương tính; đường huyết 170 mmHg hay tụt huyết áp; đang bị sốt, nhiễm trùng cấp…
Khi tập, bệnh nhân lưu ý không tập đi trên nền đá cứng; Chọn giầy mềm, không trơn trượt; không làm tổn thương bàn chân, luôn kiểm tra bàn chân sau mỗi buổi tập; Nên uống nhiều nước trước và sau khi tập tránh để cơ thể mất nước; Mang theo đường, kẹo hay thức ăn ngừa hạ đường huyết… Các bác sĩ cảnh báo, tình trạng hạ đường huyết đôi khi còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.
Đối với người bệnh tiểu đường có biến chứng, có bệnh lý kèm theo… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập cho phù hợp.
Video đang HOT
Nếu tập không đúng, không phù hợp với sức khỏe thì người bệnh đái tháo đường có thể gặp các nguy cơ như: Đau ngực do gắng sức; huyết áp quá cao hay quá thấp; tăng hoặc hạ đường huyết quá mức; làm nặng hơn tổn thương đáy mắt, xuất huyết võng mạc; làm tăng tiểu đạm; loét chân, tổn thương gân, xương và khớp.
Bệnh nhân tiểu đường có thể tập với nhóm bài chịu lực như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ… – (Ảnh minh hoạ)
Các bài tập phù hợp với người tiểu đường
Hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam sống chung với tiểu đường và hàng triệu người tiền tiểu đường nhưng không biết (khoảng 70%). Trang suckhoetoandan.vn – trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) dẫn thông tin cho thấy, bệnh nhân đái tháo đường có thể tập các bài tăng sức bền với tác dụng tăng cường hoạt động tim mạch và hô hấp, cải thiện chức năng tim phổi và huyết áp, giảm đường huyết, mỡ máu và giảm trầm cảm. Đây là loại vận động được nhiều người chọn nhất vì dễ tập, an toàn, không cần dụng cụ, có thể tập mọi lúc mọi nơi.
Bệnh nhân có thể tập với nhóm bài chịu lực như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ… Những bệnh nhân tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên, bệnh lý xương khớp có thể tập nhóm bài không chịu lực như bơi lội, đạp xe, tập tay…
Điều lưu ý là bệnh nhân nên tập mỗi ngày ít nhất 30 phút, trên 5 ngày mỗi tuần. Nếu không có thời gian, có thể chia nhỏ tập nhiều buổi cũng hiệu quả, nhưng tối thiểu 10 phút mỗi buổi.
Nếu muốn tập với các bài tập có cường độ trung bình, bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh, khiêu vũ, tenis đôi, bóng chuyền… Muốn nặng hơn, bệnh nhân có thể leo dốc, thang bộ, đạp xe nhanh lên dốc, tenis đơn…
Những bài tập tăng sức cơ sẽ giúp bệnh nhân làm tăng số lượng và khối lượng tế bào cơ, tăng sức mạnh cho cơ, tăng can-xi cho xương; Giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, tăng dự trữ glycogen trong cơ. Những bài tập này cũng giúp bệnh nhân làm việc nhà dễ hơn, giữ thăng bằng tốt hơn và làm xương chắc khỏe.
Bệnh nhân có thể dùng tạ, nâng vật nặng có sẵn, kéo băng thun, tập máy… Tạ quá nhẹ không có tác dụng, tạ quá nặng làm tăng biến chứng đáy mắt và tim mạch. Nên tăng dần khối lượng tạ tập, nâng 8-10 lần, nghỉ, lập lại 3 lần. Mỗi tuần, bệnh nhân nên tập 3 lần.
Điều đơn giản nhất trong luyện tập vận động thể lực với bệnh nhân đái tháo đường là nên vận động mọi lúc, mọi nơi. Điều này sẽ giúp cơ thể tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.
Do đó, bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương, TP HCM khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên vận động khi có thể. Đơn giản như chơi với trẻ, làm việc nhà, rửa xe, đậu xe xa nơi mua sắm, đi thang bộ, thay vì đứng một chỗ để nghe điện thoại thì vừa nghe vừa đi loanh quanh, không dùng bộ điều khiển ti vi mà nên bấm trực tiếp.
Trong khi tập, để ý các triệu chứng: Hạ đường huyết, đau ngực, choáng váng, nhức đầu, đau hay chấn thương xương khớp. Ngưng tập ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu trên.
Theo VTC
Côn bố chữa bệnh bướu cổ
Côn bố là một loại tảo dẹt, người ta vớt côn bố ở biển, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô. Côn bố có tên khoa học là: Laminasia japonica Aresch.
Người ta thấy trong thành phần côn bố có tới 60% Hydrat carbon ( chủ yếu là: algin, lactosan, pentosan, vitamin, protit và một số chất béo, tro toàn phần trong đó có iot, kali, sắt và canxi). Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy côn bố có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, cường tim và hạ đường huyết, chống co giật và ngưng tập tiểu cầu, giảm mỡ máu, chống phóng xạ và ung thư.
Theo y học cổ truyền, côn bố có vị mặn, tính hàn, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng điều trị chứng lao hạch, bướu cổ, thủy thũng, làm mềm, tiêu u cục hay là chứng đàm kết thành khối, trị viêm đường tiết niệu, sưng đau tinh hoàn...
Dưới đây là một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo và áp dụng trong phòng và chữa bệnh từ côn bố:
Chữa chứng sưng đau hạch lympho: Côn bố 10g, huyền sâm 10g, mẫu lệ 15g, hạ khô thảo 15g, cương tằm 5g. Các vị thuốc trên sấy khô, tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.
Chữa tuyến giáp trạng sưng to, đờm tụ thành khối: Côn bố, huyền sâm, bán biên liên, cải rừng tía mỗi vị 16g, sắc uống.
Chữa tràng nhạc, lao hạch, đờm hạch và bướu cổ: Côn bố sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào miếng bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm, nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi thuốc lại thay miếng khác; cứ thay đổi 1, 2 lần để ngậm dần dần.
Chữa trị viêm phế quản mạn tính: Côn bố 10g, sinh khương 3 lát. Sắc uống, có thể thêm đường cho dễ uống.
Hoặc dùng bài: Côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g. Các vị thuốc đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng vừa đủ. Sau 10-15 ngày dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
Chữa trị đới hạ, tinh hoàn sưng đau: Côn bố 12g, quất hạch 12g, mẫu lệ 12g, tiểu hồi 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa thủy thũng, bướu cổ, khí kết tụ ở bàng quang: Côn bố 60g, hành tươi, gừng tươi, vỏ quýt, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn với cơm gạo tẻ.
Chữa ung thư (nhọt) sưng cứng, bướu cổ, nuốt vướng (khó): Côn bố 40g, nấu hết mặn, phơi sấy khô, tán nhỏ, dùng 4g bọc bông để tẩm giấm ngậm nuốt nước dần, nhạt thì thay liều khác.
Chữa dưới cổ phồng lên túi hơi chắn thành bướu: Côn bố, hải tảo lượng bằng nhau, tán nhỏ, viên với mật hoàn viên, dùng 6g, ngậm nuốt nước.
Chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối: Côn bố, huyền sâm, cải rừng tía, bán biên liên mỗi vị 16g sắc uống.
Lương y Hoài Vũ
Theo suckhoedoisong
Tập thể dục lúc sáng sớm rất tốt nhưng đừng dại mắc 6 lỗi nguy hiểm này vì sẽ làm sức khỏe yếu thêm Mọi người thường chỉ chú trọng vào thời gian và cường độ tập luyện mà hay phạm phải những lỗi tưởng chừng như vô hại. 6 lỗi này có thể là tác nhân gây ra các hậu quả đáng tiếc về sau. Song hành cùng việc giảm cân hay tạo cơ bụng "6 múi", tập thể dục có một mục đích quan trọng...