Phương án điền vào “ô trống” giáo viên khi cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh
“Trường mầm non có thể tìm giáo viên hợp đồng” là ý kiến của ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) về thắc mắc nếu các trường triển khai cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh thì lấy giáo viên ở đâu.
Những ngày qua, dự thảo về việc cho trẻ mầm non từ 3 tuổi làm quen với tiếng Anh đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh.
Nhiều người cho rằng việc cho trẻ sớm tiếp xúc với tiếng Anh thì càng tốt để các con có cơ hội thành thạo ngôn ngữ thứ 2 nhưng cũng không ít người băn khoăn việc này liệu có phù hợp tâm lý lứa tuổi, đặc biệt là với những trẻ 3 tuổi còn đang gặp khó khăn với tiếng Việt. Vấn đề quan trọng nữa là các trường mầm non không có giáo viên cơ hữu tiếng Anh thì phải làm gì.
Nếu thiếu giáo viên tiếng Anh, trường mầm non có thể tìm giáo viên hợp đồng? (ảnh minh họa)
Theo cô Phạm Phương Anh (Thạc sĩ tâm lý ĐH Sư phạm Hà Nội), xét về tâm lý lứa tuổi, nếu phát triển bình thường thì đa số trẻ ở độ 2,5-3 tuổi đã có thể nói khá tốt thậm chí nói được câu dài 5-6 từ.
“Ở độ tuổi này, não bộ của các bé cũng phát triển rất mạnh và là giai đoạn tốt để học ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc dạy ngôn ngữ thứ 2 ở giai đoạn này rất nhạy cảm, yêu cầu phải chuẩn chương trình và quan trọng nhất là người dạy phải chuẩn phát âm.
Nếu triển khai cho trẻ mầm non tiếp xúc với tiếng Anh thì có được đội ngũ giáo viên người bản ngữ là tốt nhất. Bởi lẽ, nếu thầy cô chỉ ở trình độ “bập bõm” trong giao tiếp tiếng Anh mà dạy cho trẻ thì sẽ phá hỏng cả một quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Giống như ta chữa ngọng cho trẻ, sẽ rất mất thời gia và công sức.
Tôi biết hiện nay các trường mầm non đều không có giáo viên nên ta có thể thuê giáo viên hợp đồng là giáo viên bản ngữ, tất nhiên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Video đang HOT
Ở giai đoạn thử nghiệm có thể một quận tìm vài giáo viên sau đó chia tiết dạy ở các trường khác nhau là hợp lý. Hoặc áp dụng đại trà thì phải có lộ trình dài hơi đào tạo giáo viên từ trong các trường sư phạm”, cô Phương Anh cho hay.
Cũng theo cô Phương Anh, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non có tính đặc thù lớn nên ngoài việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các con để có điều chỉnh phù hợp.
“Có thể chia học sinh thành các nhóm nhỏ chứ không nhất thiết phải dạy theo lớp. Học sinh nào phát triển ngôn ngữ hay còn gọi là hoạt ngôn thì đưa vào một nhóm. Cùng độ tuổi nhưng tôi chắc chắn sẽ có những học sinh chậm nói, khả năng dùng ngôn ngữ để diễn tả kém hơn thì ta chia thành nhóm khác.
Tức là kể cả chỉ ở mức độ cho trẻ nhận biết tiếng Anh nhưng mình phải giáo dục hướng đến từng đối tượng cụ thể, nắm bắt đặc trưng tâm lý lứa tuổi để giáo dục sát sao, thực tế chứ không phải dạy kiểu cưỡi ngựa xem hoa”, cô Phương Anh nói.
Ở một diễn biến khác, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong xu thế hội nhập, đặt ra yêu cầu về 2 công cụ quan trọng cho công dân toàn cầu là ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Trong đề án về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục cũng đã đặt ra yêu cầu cho trẻ mầm non tiếp cận với ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
“Việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh không phải bây giờ mới có mà từ năm 2014 đã được đưa vào thí điểm nhưng mới chỉ dừng lại ở mức là ở đâu có điều kiện thì có thể tổ chức cho các cháu làm quen với ngoại ngữ, trong đó có một số quy định về chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để các địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức, đáp ứng yêu cầu xã hội và chuẩn bị cho sự phát triển tương lai của các công dân toàn cầu”, ông Minh cho hay.
Ông Minh cũng cho biết thêm, việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh hiện nay ở nhiều địa phương còn đang lúng túng chưa biết triển khai ra sao dù đã đáp ứng đủ về cơ sở vật chất, do đó Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo chương trình làm quen với tiếng Anh mẫu giáo để lấy ý kiến dư luận.
“Các địa phương chưa rõ việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh như yêu cầu cần đạt là gì, tổ chức như thế nào, yêu cầu giáo viên ra sao… thì việc ban hành dự thảo sẽ giải quyết những vấn đề trên của các địa phương.
Tinh thần của dự thảo quy định này là không áp đặt, không phải tất cả đều phải triển khai, mà chỉ áp dụng cho những cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Nếu giáo viên cơ hữu không thể dạy, các trường có thể tìm giáo viên hợp đồng. Nhưng quan trọng phải có giáo viên đáp ứng được yêu cầu, có cơ sở vật chất và công tác quản lý tổ chức phù hợp”, ông Nguyễn Bá Minh nói.
6 điều cần lưu ý khi dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non
Với nhu cầu sử dụng tiếng Anh như hiện nay nên các bậc phụ huynh thường cho con em tiếp cận ngoại ngữ khi còn rất sớm từ độ tuổi mầm non.
Trẻ học giao tiếp thông qua trò chơi ghép đôi - Ảnh: Quỳnh Anh
Các phương pháp dạy tiếng Anh như Kinesthetic, GrapeSEED,... đã được áp dụng nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thì cần lưu ý 6 điều cơ bản sau:
1. Tạo sự hứng thú, kích thích sự tò mò của trẻ
Từ 4 đến 12 tuổi là thời điểm thích hợp cho trẻ học tiếng Anh bởi đây là lúc tư duy cũng như các nhóm cơ đang trong quá trình phát triển. Khi chúng ta tổ chức các hoạt động nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của trẻ sẽ giúp trẻ có khả năng tốt trong việc nắm bắt các khái niệm mới. Từ đó giúp phát triển tiềm năng của trẻ trong việc học tập đặc biệt là học ngoại ngữ. Thông qua các hoạt động trên lớp, trẻ có cơ hội tìm hiểu về các đồ chơi hay vật dụng của mình và tự trả lời cho câu hỏi " Đó là gì?". Điều này giúp trẻ thêm lòng tự tin và nâng cao hiểu biết về mọi thứ xung quanh.
2. Sử dụng bài hát tiếng Anh để trẻ cảm âm nhiều hơn
Ở giai đoạn khi trẻ vừa tập nói thì những tiếng trẻ phát ra đều là sự bắt chước theo âm của bố, mẹ. Vậy nên đa phần các bạn nhỏ biết nói trước khi biết đọc. Đặc biệt, trong quá trình học tiếng Anh, việc bắt chước và lặp lại những âm trong các bài hát, các trò chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. Những bài hát có giai điệu vui nhộn, gần gũi sẽ thu hút trẻ vì thế chúng ta cần khai thác yếu tố thiếu nhi của các bài hát một cách phù hợp trong các tiết dạy cho trẻ mầm non.
3. Tạo không khí thi đua trong lớp học
Trong việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, sử dụng các trò chơi là một biện pháp vô cùng hiệu quả và hữu ích để tạo không khí thi đua học tập. Đồng thời lôi cuốn học sinh vào bài học, từ đó góp phần cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức, sự phản xạ nhanh nhạy và rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ cho trẻ. Khi có sự thi đua, các bạn nhỏ sẽ tích cực hơn trong các hoạt động của lớp. Các trò chơi như Slap blackboard, Lucky number, Bingo,.. sẽ giúp trẻ luyện đọc, củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và có thể nhận diện mặt chữ.
4. Tư duy " Nghĩ tiếng Anh - Nói tiếng Anh"
Flashcards tiếng Anh cho trẻ em là loại thẻ mang thông tin kiến thức (từ, số hoặc cả từ và số) giúp bé ghi nhớ từ ngữ tốt hơn - Ảnh: Quỳnh Anh
Từ trước đến nay chúng ta đã quen với lối học truyền thống là tư duy bằng tiếng mẹ đẻ rồi dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh. Phương pháp này đòi hỏi trẻ phải có sự hiểu biết nhất định về tiếng mẹ đẻ thì mới có thể hiểu được câu. Tuy nhiên với trẻ mầm non thì việc cho bé học trong môi trường tiếng Anh sớm sẽ giúp bé tiếp nhận vốn từ một cách tự nhiên. Việc tư duy bằng Tiếng Anh sẽ kích thích việc sử dụng vốn từ của trẻ, biến các vốn từ thụ động thành các vốn từ chủ động. Trẻ sẽ tăng cường khả năng tư duy, thoả sức sáng tạo và diễn tả suy nghĩ riêng của mình trực tiếp bằng tiếng Anh. Đây chính là hiệu quả của nguyên lí Tiếp nhận Ngôn ngữ Tự nhiên.
5. Sử dụng giáo cụ dạy học trực quan, sinh động
Với trẻ mầm non, các bé chủ yếu nhận diện mọi thứ xung quanh qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Vì thế, khi dạy trẻ học tiếng Anh chúng ta cần hạn chế sử dụng ngôn ngữ buộc bé phải nhớ mặt chữ. Thay vào đó hãy sử dụng hình ảnh nhiều hơn để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ thông qua flashcard, thiết bị trình chiếu,...Sử dụng giáo cụ dạy học càng trực quan, sinh động, nhiều màu sắc trẻ sẽ càng thích thú và tiếp nhận tiếng Anh một cách chủ động.
6. Thiết kế giờ dạy liên quan đến vận động trong lớp học
Điều tối kị trong lớp học là trẻ tiếp nhận tri thức một cách thụ động, không có sự tương tác giữa thầy và trò. Thiết kế giờ dạy liên quan đến vận động sẽ tránh được tình trạng trẻ chán học do ngồi yên quá nhiều. Chúng ta nên lồng ghép nội dung bài học qua các trò chơi, hoạt động múa hát, vẽ tranh, tô màu. Vừa học vừa chơi sẽ không tạo ra áp lực học tập cho trẻ mà còn giúp trẻ học tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.
Trên đây là 6 lưu ý cơ bản dành cho phụ huynh, giáo viên trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Để đạt được hiệu quả như mong đợi thì chúng ta cần phải cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh càng sớm càng tốt bằng những phương pháp phù hợp.
Các tỉnh vùng sâu vùng xa linh hoạt khắc phục thiếu giáo viên mầm non Ngành GD&ĐT các tỉnh Hà Giang, Trà Vinh, Đắk Lắk không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt trong bố trí, phân công đội ngũ nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non. Tập trung quy hoạch mạng lưới trường lớp Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đã có...