Phú Thọ: Trường Tiểu học Hy Cương tích cực đổi mới phương pháp tổ chức dạy học
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, sạch đẹp với 13 phòng học/13 lớp; có đầy đủ các phòng chức năng (Âm nhạc, Tin học, Tiếng Anh, Thư viện, Hoạt động đội….), bước đầu đáp ứng được nhu cầu học của học sinh.
Ngay từ đầu năm học, trường Tiểu học Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học…
Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Nguyễn Vũ Cường – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cho biết: Năm học 2020 – 2021, nhà trường có: 458 HS và 26 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn; tin học từ A trở lên, Ngoại ngữ A trở lên. Các thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, năng lực chuyên môn vững vàng, tích cực học hỏi, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình.
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, sạch đẹp với 13 phòng học/13 lớp; có đầy đủ các phòng chức năng (Âm nhạc, Tin học, Tiếng Anh, Thư viện, Hoạt động đội….), bước đầu đáp ứng được nhu cầu học của học sinh.
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Hy Cương: Xanh – Sạch – Đẹp.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngay từ đầu năm học, trường Tiểu học Hy Cương đã tích cực đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học; tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học.
Nhà trường đã triển khai và tổ chức thực hiện đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Chú trọng dạy và học TV1 – CNGD; Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch; nâng cao chất lượng các tiết dạy cho giáo viên; dạy và học các môn học Tiếng Anh, Tin học. Chỉ đạo GV việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học, sử dụng triệt để và có hiệu quả thiết bị, ĐDDH hiện có của nhà trường. Thực hiện hiệu quả việc sử dụng CNTT trong soạn giảng, thực hiện tốt các buổi sinh hoạt liên trường.
Hướng dẫn giáo viên áp dụng các biện pháp rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; trú trọng việc tận dụng thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Hiện nay, giáo viên đã thực hiện giảng dạy tiếp cận chương trình GDPT 2018 theo hướng phát triển năng lực cho HS; đã tổ chức dạy học theo hướng phân hóa đối tượng.
Video đang HOT
Thầy và trò Trường Tiểu học Hy Cương tiếp nhận sách và ấn phẩm tại Lễ khánh thành Thư viện sách ngày 20/10/2020.
Bên cạnh đó, trường Tiểu học Hy Cương cũng tích cực đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện: Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành…
Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng “Trường học kết nối”.
Lãnh đạo trường Tiểu học Hy Cương trao thưởng cho GV có thành tích trong đợt thi đua chào mừng ngày 20-11
Với nỗ lực đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học, cho thấy chất lượng giáo dục học kỳ I, năm học 2020 – 2021 của trường Tiểu học Hy Cương được nâng cao; nhiều HS đạt giải cao tại các hội thi sân chơi trí tuệ các cấp. Theo đó, thi Trang nguyên Toàn tài: Cấp trường có 77 HS đạt giải; cấp thành phố có 10 HS đạt giải. Thi Trang nguyên Tiếng Việt cấp trường: 70 HS đạt giải. Thi IOE cấp trường: 13 HS đạt giải. Thi Toán trên Internet cấp trường: Toán Tiếng Việt: 51 HS đạt giải; Toán Tiếng Anh: 9 HS đạt giải…Thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, có 2 GV đạt giải.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Hy Cương thầy giáo Nguyễn Vũ Cường nhấn mạnh: Thời gian tới, nhà trường quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, về chuyên môn nghiệp vụ, đời sống. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao phẩm chất chính trị cho cán bộ giáo viên, thực hiện tốt phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Ban giám hiệu trường Tiểu học Hy Cương trao thưởng cho các em HS đạt giải tại Hội thi Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CBGV, bản thân mỗi CBGV đều có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Thực hiện tốt kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, đôn đốc cán bộ, giáo viên tham gia tốt các lớp chuyên đề, hội thảo, các lớp tập huấn. Tổ chức tốt các chuyên đề về dạy học nâng cao năng lực của học sinh, dạy học các môn chuyên và quan tâm đến việc học bồi dưỡng về dạy và học tiếng Anh, dạy học sinh khuyết tật, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy Mĩ thuật theo Phương pháp Đan Mạch…
Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch, Quyết định thành lập các ban chỉ đạo và thực hiện tốt Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ chính về ” học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phong trào thi đua ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;…
Gấp rút chọn SGK
Nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng kế hoạch lựa chọn sách và tập huấn cho giáo viên sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới
Từ năm học 2021-2022, các trường sẽ không chọn sách giáo khoa (SGK) chương trình phổ thông mới để dạy trong trường mình, thay vào đó thẩm quyền chọn sách thuộc về UBND tỉnh.
Hoàn thành lựa chọn SGK trước ngày 5-4
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã phê duyệt danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 mới để các địa phương lựa chọn, sử dụng cho năm học tới. Danh mục này gồm 32 SGK lớp 2 của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn tiếng Anh; 40 SGK lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.
Học sinh TP HCM mua sách giáo khoa mới cho năm học 2020-2021 .Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Đối với lớp 2, mỗi môn tiếng Việt, toán, đạo đức, tự nhiên và xã hội, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm có 3 SGK được phê duyệt; môn tự chọn tiếng Anh có 8 SGK. Đối với lớp 6, mỗi môn ngữ văn, toán, tiếng Anh, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp có 3 SGK; môn tin học có 2 sách và tiếng Anh có 8 SGK được phê duyệt.
Theo quy định tại Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, sau khi Bộ GD-ĐT công bố phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, UBND các tỉnh, thành sẽ tiến hành việc lựa chọn sách. Bộ GD-ĐT cho biết để bảo đảm tiến độ và chất lượng nghiên cứu, lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 của các địa phương, bộ này đã chỉ đạo các nhà xuất bản (NXB) cung cấp bản pdf các SGK đã được bộ trưởng phê duyệt trên website của NXB trước ngày 21-2 và cấp tài khoản cho cán bộ quản lý, giáo viên (GV) dạy lớp 2, lớp 6 tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu tập huấn sử dụng sách qua mạng. Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các NXB phối hợp với Sở GD-ĐT các tỉnh, TP tổ chức giới thiệu SGK bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên tại các đơn vị cấp tỉnh, TP; thời gian hoàn thành trước ngày 10-3.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết thêm việc lựa chọn SGK của các địa phương phải hoàn thành trước ngày khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các sở GD-ĐT tổ chức lựa chọn SGK tham mưu cho UBND tỉnh, thành hoàn thành lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 trước ngày 5-4, báo cáo danh mục SGK lựa chọn về Bộ GD-ĐT trước ngày 10-4.
Chọn sách có ý nghĩa quan trọng
Việc bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31-7 và bảo đảm 100% GV dạy học lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ SGK tại địa bàn tỉnh, TP. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc in ấn, phát hành SGK bảo đảm đủ số lượng và chất lượng phải được NXB hoàn thành trước ngày 31-7 đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng SGK tại các địa phương, nhằm cung cấp kịp thời đến tất cả học sinh, GV để triển khai thực hiện trong năm học mới.
Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ ngày 1-3 vừa kết thúc việc giới thiệu SGK lớp 2, lớp 6 với lãnh đạo các phòng GD-ĐT, thành viên hội đồng thẩm định, lựa chọn SGK các môn học của tỉnh, cán bộ quản lý và GV dự kiến dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022. Trong 3 ngày, đại diện các NXB, chủ biên, tác giả SGK đã giới thiệu tổng quát về các bộ SGK, những quan điểm, ý tưởng xây dựng bộ sách cũng như những điểm mới về nội dung, cấu trúc, phương pháp tiếp cận của các bộ SGK lớp 2, lớp 6. Theo ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ, cùng với việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, khâu chọn SGK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các tiêu chí lựa chọn SGK phải phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương, điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục. Ngay sau khi hội thảo kết thúc, các cán bộ, GV của tỉnh Phú Thọ tập trung nghiên cứu, đánh giá từng cuốn sách, từng bộ sách.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cho biết sở này đã yêu cầu phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 theo danh mục Bộ GD-ĐT ban hành. Sở cũng lưu ý các phòng GD-ĐT rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, dự báo quy mô học sinh trong các năm học tiếp theo để chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông với các khối lớp còn lại trong những năm tiếp theo.
Ứng dụng công nghệ vào nghiên cứu SGK mới
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu các đơn vị của bộ cần bám sát, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các NXB, tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý của GV, người dân trước khi in bản chính thức. Ông Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh việc phải có hướng dẫn cụ thể cho địa phương và NXB trong việc tập huấn sử dụng SGK, trong đó quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giới thiệu, tập huấn sử dụng sách. Kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp trong tập huấn sử dụng sách cho GV, tránh tình trạng thời gian gấp gáp, GV phải di chuyển xa, tập huấn không bảo đảm chất lượng. Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay Bộ GD-ĐT sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động này.
Đề cử Top 20 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu: "Tuổi Đội là khoảng thời gian đẹp nhất của mình!" Mới 15 tuổi nhưng Hoàng Thị Yến (lớp 9/2, trường THCS Tôn Thất Tùng, Quận Tân Phú, TP.HCM) đã sở hữu "gia tài" thành tích "khủng" của một nghệ sĩ piano nhí và Liên Đội Trưởng tài năng. Liên Đội Trưởng hoạt bát, đa tài Trở thành nhân vật nhỏ tuổi nhất được đề cử trong Top 20 Gương mặt trẻ Việt Nam...