Phú Thọ: Gặp mặt, động viên thầy và trò tham dự cuộc thi Olympic Vật lí châu Âu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT vừa có buổi gặp mặt, động viên giáo viên bồi dưỡng và học sinh tham dự cuộc thi Olympic Vật lí châu Âu năm 2021.
PCT UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT động viên em Trần Dương Chính (thứ 5 từ phải qua) trước cuộc thi
Cuộc thi Olympic Vật lí Châu Âu năm 2021 diễn ra vào 2 ngày 19 – 20/6 theo hình thức thi online. Vì lí do trong đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Âu có 2 học sinh ở vùng dịch bệnh COVID-19 (thuộc tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh) nên để đảm bảo an toàn phòng dịch, học sinh sẽ tham dự kì thi theo hình thức online tại địa phương.
Tại tỉnh Phú Thọ, em Trần Dương Chính- học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương là thành viên chính thức của Đội tuyển Việt Nam dự thi cuộc thi này. Hiện, Trường THPT Chuyên Hùng Vương đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ, tốt nhất yêu cầu của Ban tổ chức kì thi.
Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng đã biểu dương, chúc mừng em Trần Dương Chính và mong muốn các thầy cô giáo tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức cho em Chính. Đồng thời chúc em bình tĩnh, tự tin bước vào kỳ thi để đạt được kết quả tốt nhất, góp phần làm rạng danh truyền thống hiếu học của vùng quê Đất Tổ.
Ông Hồ Đại Dũng cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Phú Thọ, Trường THPT Chuyên Hùng Vương theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất phòng thi đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy định.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cùng Hội Khuyến học tỉnh đã tặng quà động viên em Trần Dương Chính và các thầy cô trong tổ bồi dưỡng.
Thi cử online, có dám chấp nhận không?
8h sáng ngày 16/5, Hải Phong- một học sinh lớp 12 một trường chuyên ở Hà Nội đã ngồi trước máy tính tại nhà, cẩn thận kiểm tra mạng internet, camera, âm thanh... chờ đến lượt gọi vào phòng thi phỏng vấn xét tuyển tài năng do trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
Đây là một vòng thi trong kỳ thi xét tuyển tài năng do trường ĐHBK Hà Nội tổ chức hàng năm. Những năm trước vòng phỏng vấn được thực hiện trực tiếp.
Năm nay, dịch Covid- 19 phức tạp, nhà trường không phỏng vấn trực tiếp, chuyển sang phỏng vấn online.
Video đang HOT
Các thầy giáo ĐH Bách Khoa Hà Nội trong buổi phỏng vấn trực tuyến kỳ thi xét tuyển tài năng
Buổi phỏng vấn trực tuyến thu hút 2.000 thí sinh đã qua vòng sơ tuyển hồ sơ học lực và thành tích học tập. Mỗi thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trong vòng 15 phút.
Là thí sinh thứ 9 trong phòng thi, 10h15 Phong được mời vào phòng để tham gia phỏng vấn. Khá quen với việc học online từ hơn một năm nay nên thí sinh này khá thoải mái khi trả lời 5 câu hỏi chính và một vài câu hỏi phụ.
15' trôi qua nhanh chóng, Phong nhấp chuột 'out' khỏi phòng thi với tâm thế nhẹ nhàng, chờ kết quả.
Cậu học trò cho biết "kết quả còn phải đợi nhưng với hình thức thi online như này vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn cho thí sinh mà vẫn đảm bảo đúng lộ trình học của học sinh"
Sau học online là thi online
PGS.TS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, kỳ thi phỏng vấn diễn ra vào ngày 16/5 vừa qua là một hoạt động với quy mô lớn mà nhà trường chưa từng triển khai trước đó.
Trường ĐH Bách Khoa đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đảm bảo một số yêu cầu về đường truyền thông suốt, nội dung phỏng vấn phù hợp, quy trình tổ chức chặt chẽ nhưng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia.
Để thực hiện được hình thức thi mới này, nhà trường đã triển khai phỏng vấn online dựa trên nền tảng Microsoft Teams, là nền tảng trực tuyến mà Trường ĐHBK Hà Nội đã có rất nhiều kinh nghiệm sử dụng. Bên cạnh đó, hạ tầng kết nối internet và các thiết bị phụ trợ được nâng cấp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
Song song với đó, nhà trường cũng đã triển khai tập huấn nghiệp vụ cho hơn 300 giảng viên để triển khai công tác này. PGS.TS. Nguyễn Phong Điền cho biết, hoạt động này đã đem lại hiệu quả và nhiều kinh nghiệm quý báu.
Hiện nay việc kiểm tra khảo sát bằng hình thức online được coi là giải pháp tình thế khi học sinh không thể đến trường trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một số địa phương như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc... đã quyết định cho học sinh các cấp kiểm tra trực tuyến còn Hà Nội cũng đã cho phép học sinh lớp 12 thực hiện bài khảo sát bằng hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Ông Mai Tấn Linh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cho biết với học sinh THCS, THPT trên địa bàn sẽ thực hiện kiểm tra trực tuyến trên hệ thống phần mềm như Google Forms, Quizizz, vnEdu LMS, Microsoft Teams... Thầy cô ra đề trắc nghiệm kết hợp tự luận hoặc tự luận theo mức độ cần đạt của môn học.
Việc kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì vấn đề chống gian lận là trăn trở của nhiều người.
"Để hạn chế tối đa việc học sinh gian lận trong quá trình kiểm tra trực tuyến, Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu ghi hình toàn bộ quá trình làm bài của học sinh cùng với quy trình kiểm tra khép kín, đảm bảo giám sát chặt chẽ học sinh", ông Linh cho hay.
Thầy giáo Đại học Bách Khoa phỏng vấn trực tuyến học sinh tham dự xét tuyển tài năngngày 16/5
Thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên môn Toán, trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh - Hà Nội) cho biết việc đến trường để kiểm tra trực tiếp là bất khả kháng với hầu hết các địa phương. Vì thế, chúng ta không còn lựa chọn khác ngoài hình thức thi học kỳ trực tuyến.
Thầy Tùng cho rằng đảm bảo nghiêm túc và đánh giá đúng chất lượng học sinh khi tiến hành những bài khảo sát trực tuyến là điều rất khó khăn. Để hạn chế gian lận tối đa trong quá trình kiểm tra trực tuyến thì cần tập trung vào giải pháp mang tính công nghệ.
"Tôi nghĩ rằng giải pháp công nghệ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc chống gian lận khi kiểm tra trực tuyến.
Theo đó yêu cầu nhà trường phải đưa ra lựa chọn như dùng nền tảng nào hay phần mềm nào tiến hành kiểm tra trực tuyến ngăn ngừa được các can thiệp từ bên ngoài vào bài làm của học sinh trong quá trình kiểm tra.
Về hình thức có thể lựa chọn những hình thức kiểm tra một cách đa dạng như làm bài trắc nghiệm giáo viên chấm luôn trên phần mềm hay kiểm tra vấn đáp online, làm bài luận, làm dự án, thuyết trình...", thầy Tùng nói.
Được biết trường Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cũng tiến hành khảo sát học sinh cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến.
Cách thức ra đề thi online của Trường Lương Thế Vinh thực hiện theo cách, mỗi câu hỏi cho thí sinh hoàn thành trong 30 giây, rồi mới đưa ra câu hỏi tiếp theo, để hạn chế phần nào việc học sinh có thể xem tài liệu hoặc gửi dữ liệu cho người khác "cầu cứu".
Có thể thi đại học online?
Câu hỏi được đặt ra là, liệu chúng ta có thể triển khai áp dụng hình thức thi online này trên quy mô cấp tỉnh, thành phố ở kỳ thi THPT và quy mô cả nước ở kỳ thi tốt nghiệp THPT?.
Trả lời câu hỏi này, PGS.TS. Nguyễn Phong Điền cho rằng, việc tổ chức thi phân tán qua mạng internet (thi online) là một hình thức thi hiện đại, có nhiều ưu điểm, thuận tiện, tiết kiệm cho người tham dự.
Hình thức này đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với những lợi ích đáng để nghiên cứu triển khai trên diện rộng như kỳ thi THPT của Việt Nam.
Tuy nhiên để đạt được kết quả giống như thi offline, việc triển khai hình thức này sẽ gặp nhiều thách thức về hạ tầng kỹ thuật và thiết bị, nội dung thi, quy trình tổ chức thi, đội ngũ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, hiện nay không thể tiến hành thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức trực tuyến vì luật không cho phép.
Việc tiến hành thi trực tuyến chỉ áp dụng với những kỳ thi không có tính cạnh tranh vì thi bằng hình thức này khó kiểm soát gian lận.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, để hỗ trợ sinh viên nước ngoài, các đại học trên thế giới đang bàn bạc để nâng chuẩn hỗ trợ ở cấp độ toàn cầu, liên quan đến mở rộng số hóa, các quy định pháp lý và đổi mới sư phạm.
Tại một số nước, giải pháp tình thế là tổ chức thi nhưng có điều chỉnh. Trung Quốc đã cho học sinh làm một số kỳ thi online. Các kỳ thi trung học phổ thông của vung Caribe dự kiến được tổ chức theo các hình thức thi online và offline đã điều chỉnh.
Nhiều quốc gia đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học trong số đó có Chile, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha....
Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều hệ thống phục vụ thi cử online để các trường tham khảo. Ví dụ OLM (Olm.vn), trang web do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển. OLM là trang web có công cụ quản lý trường, lớp quản lý việc dạy, học, thi trực tuyến cho học sinh.
Hiện nhiều thầy cô và nhà trường đã sử dụng chức năng thi trực tuyến cho đợt thi kỳ hai năm học 2020-2021. Có các thầy cô đã chủ động tổ chức cho học sinh thi kết thúc môn học trên Olm.vn thành công.
Hiện luật pháp chưa cho phép thi tốt nghiệp THPT online, nhưng đứng trước sự cần thiết, hiệu quả mà việc này đem lại, vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục là có dám làm, quyết tâm làm hay không? Điều này phụ thuộc vào người đứng đầu ngành. Chúng ta hoàn toàn có thể cho thực hiện nghiên cứu thí điểm việc thi cử online trong thời điểm nhất định, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Từ đó đánh giá hiệu quả, kinh nghiệm từ hiệu quả nhân rộng sau đó mới quy định chính thức.
Có nhiều ca nhiễm Covid-19 mới: Lần đầu tiên sinh viên thi vấn đáp trực tuyến Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường ĐH đồng loạt có quyết định dời lịch thi hoặc tổ chức thi online để thay thế, bao gồm vấn đáp trực tuyến. Những ngày qua, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đến trường tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 - THANH DUNG Hôm nay (20.5), một số trường ĐH...