Phú Thọ: Các thầy cô giáo đội ô đón học sinh dưới trời mưa lớn
Từ ngày 11 và 15/10 tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ mưa rất lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 và 8, một số trục đường giao thông trong TP đều bị ngập lụt.
Cô giáo Trần Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng TP Việt Trì đón học sinh tại cổng trường
Trước cổng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng TP Việt Trì nhiều năm nay, tình trang ùn tắc giao thông vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân chính là đoạn đường này rất hẹp tuy nhiên mới được mở rộng nâng cấp những cũng chưa cải thiện được. Trong nkhi đó, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng có trên 2000 học sinh, là trường có số lượng học sinh đông nhất cả tỉnh.
Chính vì thế, những mưa vừa qua, hình ảnh các chiến sĩ công an phân luông giao thông tại cổng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng TP Việt Trì và các thầy cô giáo có nhiều việc làm hết sức ý nghĩa, tay cầm ô đón các em học sinh nhỏ ngay từ ngoài cổng trường để vào lớp học, không để các em bị ướt mưa.
Sau đây là một số hình ảnh vì học sinh thân yêu của các thầy cô giáo trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng TP Việt Trì và cảnh sát giao thông:
Video đang HOT
Cùng chia sẻ: 'Chiêu' để học trò không đắp chăn ngủ trong giờ học trực tuyến
Để học sinh tiểu học tham gia các lớp học trực tuyến là điều không dễ dàng. Các giáo viên tìm mọi cách giúp học sinh cảm thấy hứng thú, thoải mái hơn cho chặng đường sắp tới.
Học sinh tiểu học ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành đã bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến - NGUYỄN LOAN
Theo cô Phạm Nguyên Vân Hà, giáo viên Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM), cái khó và quan trọng nhất là giáo viên phải chuẩn bị cho phụ huynh, học sinh của mình tâm thế tiếp nhận hình thức học mới theo hướng tích cực. "Nếu phụ huynh có được tâm thế thích ứng, tích cực thì họ sẽ tìm mọi cách để hỗ trợ con, còn ngược lại giáo viên sẽ rất khó khăn ngay từ khi bắt đầu", cô Hà nói.
Do vậy, ngay sau khi có lịch kết nối với học sinh bậc tiểu học, cô Vân Hà đã tự mình viết thư ngỏ gửi đến tất cả phụ huynh, sau đó dành liên tục 3 buổi chỉ để kết nối nói chuyện với phụ huynh, học sinh, chia sẻ những định hướng dạy học của mình và mong mỏi phụ huynh hỗ trợ con em trong năm học đặc biệt này.
Đặc biệt, vì học sinh bậc tiểu học nên cô Vân Hà cho biết đã tỉ mỉ chuẩn bị rất nhiều "chiêu" để thu hút các em. Ví dụ, với phông nền trong buổi dạy học cô sẽ dùng hình ảnh "Chuyến tàu khám phá" với lưu ý các "hành khách" trong quá trình học nhớ tắt micro, nghiêm túc, lưu ý an toàn khi sử dụng điện...
Quan trọng nhất khi dạy trực tuyến là phải tạo được tâm lý thoải mái cho học sinh. Mỗi tiết dạy cô sẽ để cho học sinh trong tình trạng luôn được tương tác với giáo viên và các bạn, ngoài việc bật micro trao đổi thì cô Hà còn tạo ra các ký hiệu, biểu tượng cảm xúc... để giáo viên nắm được thông tin và khuyến khích học sinh sử dụng. Trong mỗi tiết dạy tương tác trực tiếp, nếu học sinh nào chưa hoàn thành bài học có thể tự học tiếp vào buổi chiều...
"Tụi nhỏ là trẻ con mà. Với riêng tôi thì không đặt mục tiêu là trẻ phải học giỏi mà điều tiên quyết là phải duy trì được hứng thú cho học sinh. Vì dạy học trực tuyến, nếu không duy trì được hứng thú, các em không vào lớp, không tương tác với giáo viên là xem như mình thất bại. Do vậy mỗi ngày tôi sẽ thay đổi phông nền giống như thay đổi không gian, và những giờ giải lao có thể để học sinh chọn khung hình, hoạt động để cô trò chơi với nhau...
Trong khi đó, vừa là người làm quản lý vừa trực tiếp đứng lớp, cô Tống Thị Mai Hương, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cho rằng "thần thái, tâm thế" của giáo viên cũng đóng vai trò rất quan trọng khi dạy trực tuyến. "Tôi vẫn nhắc nhở giáo viên rằng dạy trực tuyến thầy cô không chỉ dạy học sinh của mình và còn rất nhiều thành viên trong gia đình các em "dự giờ" nên phải luôn dạy học với tinh thần và thái độ nghiêm túc, bài vở chuẩn bị tỉ mỉ, phong thái sư phạm...".
Theo cô Hương nếu giáo viên tự tin, nhiệt tình thì cái khó nào cũng tháo gỡ được. Giáo viên của trường cũng được hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để dạy học.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay có 674.173 học sinh bậc tiểu học, tăng hơn 17.500 em so với năm học trước. Trong đó có 636.000 em đã tham gia học trực tuyến, gần 5.000 em học tạm ở quê và có tới 3.272 em chưa ra học (chiếm tỷ lệ gần 5%). Hiện còn khoảng 147.788 em chưa có sách giáo khoa, chiếm tỷ lệ 21,92%.
Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo dục STEM Dạy học thông qua giáo dục STEM giúp cô và trò trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tiểu học Trần Văn Ơn tiến gần hơn với mục tiêu trường học hạnh phúc. Chiều 29/4, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng phối hợp với Trường Tiểu học Trần Văn Ơn tổ chức chuyên đề "Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo...