‘Phù phép’ bột ngọt Trung Quốc thành thương hiệu Aone
Ngày 2/10, thông tin từ Công an quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị này vừa bắt quả tang 1 hộ dân (thuộc phường Chính Gián, quận Thanh Khê) đang có hành vi sản xuất bột ngọt giả thương hiệu Aone.
Theo thông tin ban đầu, sau quá trình theo dõi, ngày 1/10, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng ập vào một căn nhà trên đường Lê Độ (phường Chính Gián), bắt quả tang bà Nguyễn Thị A (SN 1977) đang sang chiết, đóng gói bột ngọt giả.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng tạm giữ 150 gói bột ngọt Aone thành phẩm loại 453,6g và 1 số nguyên liệu, bao bì, máy ép, dụng cụ dùng để đóng gói bột ngọt giả.
Công an đang cân đếm số lượng bột ngọt giả.
Làm việc với lực lượng chức năng, bà A khai nhận đã mua bao lớn bột ngọt loại 25 kg in những dòng chữ Trung Quốc. Sau đó mua các loại bao bì giả có in mẫu mã giống như bột ngọt Aone rồi sang chiết vào để bán ra thị trường nhằm mục đích kiếm lời.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 16/9, Công an An Giang phát hiện, bắt giữ Giang Văn Nghĩa (SN 1977 cùng vợ Lê Thanh Tuyền (SN 1986, trú tại huyện Phú Tân) có hành vi sản xuất giả trà và bột ngọt giả nhiều nhãn mác.
Video đang HOT
Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ 107 kg bột ngọt, 9 bọc bột ngọt giả nhãn mác Ajinomoto loại 1kg, 1 bọc bột ngọt giả nhãn mác Saji loại 500gr, 71kg trà nguyên liệu đựng trong các bao tải, 120 gói trà giả nhãn mác Hoa Sen loại 380gram, 2 máy ép bọc và trên 1.000 bao bì nhãn mác Hoa Sen, Ajinomoto và Saji… cùng nhiều tang vật liên quan đến việc sản xuất trà và bọt ngọt giả của vợ chồng Nghĩa.
Tại cơ quan điều tra, Nghĩa và Tuyền khai nhận, số trà và bột ngọt trên được Tuyền lên thành phố Hồ Chí Minh mua đem về sang chiết, đóng gói giả các nhãn mác trà Hoa Sen, bột ngọt Ajinomoto và Saji. Sau đó, vợ chồng Nghĩa đem đi tiêu ở nhiều nơi trong tỉnh kiếm lời.
Bán, tiêu thụ hàng trốn thuế tạo nên bức tranh xấu về thị trường Việt Nam
Hàng xách tay vẫn tràn ngập thị trường, thật giả lẫn lộn và người tiêu dùng nhận không ít bài học đắt giá. Các chuyên gia cho biết, quy định mới xử lý triệt để hiện tượng trên, tránh để lại bức tranh xấu về thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do.
Hàng xách tay bị lực lượng chức năng thu giữ
Bán công khai hàng xách tay
Chỉ cần gõ cụm từ "hàng xách tay" trên công cụ tìm kiếm Google, đã cho hơn 49 triệu kết quả về hàng xách tay chỉ trong thời gian 0,57 giây. Các kết quả tìm được đều để lại địa chỉ và các thông tin liên hệ cụ thể. Các gian hàng trên mạng xã hội có hàng trăm ngàn lượt theo dõi với lượt tương tác cao. Điều đó cho thấy, nhu cầu về hàng xách tay của người tiêu dùng là rất lớn.
Nếu mua online đã dễ thì việc mua hàng xách tay trực tiếp còn dễ dàng hơn rất nhiều, bởi tại Hà Nội, các mặt hàng này được bày bán công khai. Dạo qua một vài địa chỉ bày bán mỹ phẩm trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa), nhân viên bán hàng khẳng định, các mặt hàng do nước ngoài sản xuất đều là hàng xách tay "chuẩn".
Chị H - nhân viên bán hàng tại một cửa hàng mỹ phẩm đầu phố Chùa Bộc khẳng định: "Hàng của chúng em bán 100% là hàng xách tay "chuẩn", được đưa từ nước ngoài về nên không phải lo lắng về chất lượng".
Tạo bức tranh xấu về thị trường Việt Nam
Các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc nước ngoài được rao bán dưới dạng hàng xách tay.
Cơ quan chức năng nhận định, hiện nay, phần lớn hàng xách tay có mặt ở Việt Nam là qua các đường dây, đầu nậu chuyên nghiệp, chuyên "đánh" hàng trốn thuế với số lượng lớn. Người tiêu dùng mua những mặt hàng này cũng được coi là tiếp tay cho hành vi bán hàng trốn thuế. Tuy nhiên, mặc dù biết là hàng trốn thuế nhưng với nhu cầu của người tiêu dùng và với sự chấp thuận của số đông người tiêu dùng thì việc bán hàng xách tay được coi là nghề "hái" ra tiền.
Theo TS Nguyễn Hồng Quân (Giảng viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội), Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do nên việc kinh doanh hàng trốn thuế, tiếp tay cho hành vi kinh doanh hàng trốn thuế là chúng ta đang tự tạo nên bức tranh xấu về thị trường của chúng ta, việc tiếp tục đầu tư cũng sẽ khó khăn hơn với các nước đã cùng ký kết Hiệp định.
Các địa chỉ bán hàng xách tay công khai trên mạng xã hội với hàng trăm ngàn lượt theo dõi.
Trước thực trạng trên, Nghị định 98 (Nghị định thay thế sửa đổi Nghị định 185/2013) của Chính phủ quy định về hành vi kinh doanh, bán hàng xách tay có hiệu lực từ hôm nay (15/10) sẽ bị coi là bán hàng nhập lậu. Mức xử phạt cho hành vi này được nâng từ 200.000 đồng lên đến 200 triệu đồng.
Nghị định mới của Chính phủ đã cụ thể các mức xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại nhưng trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú khẳng định: "Để xử lý triệt để tình trạng này thì phải làm trong sạch đội ngũ chống buôn lậu trước khi chống buôn lậu và vai trò của chính quyền địa phương với hàng lậu, hàng xách tay, hàng giả".
Ông Phú thẳng thắn: "Hàng xách tay nếu có yếu tố thương mại thì sẽ là hàng lậu. Thực tế hiện nay, hàng lậu được bày bán công khai, nhan nhản. Việc xử lý tình trạng tiêu thụ hàng xách tay hiện nay chỉ là phần ngọn, chứ không phải là quản lý từ gốc ngay từ "cổng" hải quan biên giới. Thêm các kênh bán hàng online thì chẳng khác nào hành vi bán hàng lậu như "hổ mọc thêm cánh", rất nguy hại. Nhiều năm qua, chúng ta đang bỏ lơi "mặt trận" này và giờ phải siết lại. Với mức xử phạt lên đến 200 triệu đồng là đã đủ sức răn đe, nhưng cái mà tôi quan tâm chính là vấn đề thực thi công vụ. Nếu muốn xử lý triệt để tình trạng này thì đội ngũ thi hành công vụ phải trong sạch, phải ngăn chặn hàng lậu ngay từ biên giới, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, đặc biệt là vai trò của chính quyền cơ sở - nơi hàng lậu, hàng giả phát sinh, tồn tại".
Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường), thời gian qua, lực lượng chức năng nhận thấy hiện tượng kinh doanh hàng nhập lậu có xu hướng tăng lên, nhất là trong thời đại kinh tế số. Hiện nay, hệ thống chính sách pháp luật chưa theo kịp mô hình mới, nên lực lượng chức năng khó khăn trong khâu xử lý. Cụ thể, khi phát hiện và xử lý thì các đối tượng lại kinh doanh dưới hình thức cá nhân, nên hàng hoá tập kết tại nơi ở, dẫn đến các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý tang vật rất khó.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ ra tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (sản phẩm giảm cân, sinh lý nam, ăn ngon, ngủ ngon...); quảng cáo quá mức, quảng cáo mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, sử dụng hình, uy tín cơ sở y tế, nhân viên y tế...
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) luôn công khai các thông tin liên quan đến đình chỉ, thu hồi thuốc, mỹ phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường; công văn thu hồi số công bố sản phẩm mỹ phẩm, thu hồi thuốc, mỹ phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường...
Theo Nghị định 98/2020 của Chính phủ, hàng xách tay được xác định là hàng lậu với các điểm như: Thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện; không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa; không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; không có tem dán vào hàng hóa hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Khách ham của rẻ "sập bẫy" trước cú lừa cực mạnh của dân buôn hàng xách tay Lấy cớ thanh lý, xả hàng xách tay để thu hồi vốn, nhiều gian thương đã lợi dụng trộn hàng giả, hàng kém chất lượng vào để bán khiến "thượng đế" sập bẫy, dở khóc dở cười. Nghe tin nhiều tiệm thanh lý, xả hàng xách tay để thu hồi vốn, chị Minh An (Giải Phóng, Hà Nội) lên mạng đặt gần 2...