Phụ nữ U40 cần làm gì để đối diện với tiền mãn kinh?
Phụ nữ vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh thường xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi…
Đó được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh.
Tiền mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Đó không phải là một loại bệnh hay một sự rối loạn, vì thế không yêu cầu các biện pháp điều trị nào. Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 – 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm.
Thế nào được gọi là tiền mãn kinh?
Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng trong đó cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít thường xuyên của sự rụng trứng và kinh nguyệt đối với vô sinh vĩnh viễn, hoặc mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau.
Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau. Ở độ tuổi 40, hoặc thậm chí vào đầu độ tuổi 30, có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tiền mãn kinh
Nguyên nhân chính gây ra thời kỳ tiền mãn kinh
Đó là do nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể người phụ nữ không ổn định. Trong thời kỳ này, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dần ngưng tiết hai loại hormon estrogen và progesterone. Từ đó, sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụngtrứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Estrogen là chất được các tế bào hạt ở “vỏ trứng” tiết ra, do tác động của FSH và LH (hai hormon tuyến yên), được duy trì vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và đạt đỉnh vào gần ngày rụng trứng. Estrogen được điều hòa là nhờ sự phối hợp của hai hormon FSH và LH, cùng sự nhạy cảm hoá của buồng trứng. Khi nữ giới bước sang độ tuổi mãn kinh, buồng trứng bắt đầu thoái hoá, số lượng các nang trứng giảm, buồng trứng lại bắt đầu “trơ ra” với các chất FSH và LH. Hậu quả nguồn chính để tổng hợp estrogen bị mất đi và sự sụt giảm gần như là tất nhiên và không thể tránh.
Nghiên cứu cho thấy: Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sự suy giảm về nồng độ estrogen chính là dao động quá mức, gây ra những hậu quả mang tính chất đặc thù chỉ có ở tuổi mãn kinh.
Một số yếu tố được xem là nguy cơ dẫn đến tiền mãn kinh sớm hay muộn bao gồm:
Hút thuốc lá:với những phụ nữ hút thuốc lá, thời kỳ tiền mãn kinh có thể đến sớm hơn 1 – 2 năm so với người không hút thuốc lá
Lịch sử gia đình. Phụ nữ có xu hướng xuất hiện thời kỳ mãn kinh khoảng cùng tuổi với mẹ và chị em của họ, mặc dù mối liên hệ giữa lịch sử gia đình và tuổi mãn kinh vẫn không thuyết phục.
Video đang HOT
Không sinh em bé. Một số nghiên cứu cho thấy không có em bé có thể đóng góp vào thời kỳ mãn kinh sớm.
Biểu hiện như thế nào?
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, có nhiều biểu hiện thay đổi ở người phụ nữ. Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:
Kinh nguyệt bất thường:khoảng giữa thời gian giữa 2 chu kỳ có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, nhưng phần lớn là dài hơn. Số lượng kinh nguyệt trong một chu kỳ có thể kéo dài hơn.
Nóng ran và rối loạn giấc ngủ: biểu hiện này gặp ở 65 – 70% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, đặc biệt phổ biến nhất trong thời tiền mãn kinh muộn. Thời gian, cường độ và tần số khác nhau. Khó ngủ thường do nóng ran hoặc đổ mồ hôi ban đêm, nhưng đôi khi giấc ngủ trở nên thất thường ngay cả khi không có biểu hiện nóng ran.
Tiền mãn kinh khiến một số phụ nữ có sự thay đổi tâm trạng, có thể làm tăng nguy cơ gây trầm cảm.Ảnh minh họa
Tâm trạng thay đổi: Một số phụ nữ có sự thay đổi tâm trạng, cảm giác trong người luôn khó chịu hoặc có thể làm tăng nguy cơ gây trầm cảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do rối loạn giấc ngủ, nhưng cũng có thể được gây ra bởi các yếu tố không liên quan đến những thay đổi nội tiết tố của tiền mãn kinh.
Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.
Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.
Âm đạo giảm chất nhờn, giảm độ đàn hồi, đau khi giao hợp.
Giảm khả năng sinh sản:Rụng trứng trở nên bất thường, khả năng thụ thai giảm.
Thay đổi ham muốn tình dục, thường là có xu thế giảm .
Loãng xương
Thay đổi cholesterol máu theo chiều hướng gia tăng nồng độ cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL – cholesterol) và giảm nồng độ cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL – cholesterol) và do đó làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Điều trị tiền mãn kinh như thế nào?
Một số phụ nữ tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho các triệu chứng mãn kinh của họ. Nhưng những người khác hoặc chấp nhận các thay đổi hoặc chỉ đơn giản là không có những triệu chứng nghiêm trọng đủ để đảm bảo sự chú ý.
Liệu pháp có thể để điều trị các triệu chứng mãn kinh bao gồm:
Thuốc tránh thai. Thường được điều trị hiệu quả nhất để làm giảm triệu chứng mãn kinh – ngay cả khi không cần để tránh thai. Liều thấp thuốc có thể điều chỉnh thời gian và giảm nóng ran và khô âm đạo.
Điều trị bằng Progestin:sử dụng khi có rối loạn kinh nguyệt nhưng lại không thể sử dụng thuốc tránh thai
Cắt bỏ nội mạc tử cung: có thể áp dụng trong một số trường hợp chảy máu nặng ở thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ.
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh trong đời, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp giảm một số triệu chứng của mãn kinh cũng như thúc đẩy sức khỏe tốt.Một số biện pháp bao gồm:
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ: chế độ ăn giảm chất bèo, giàu chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc. Bổ sung các thực phẩm giàu calci và vitamin D. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc cà phê.
Thường xuyên tập thể dục. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa tăng cân, cải thiện giấc ngủ, giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng tâm lý. Cố gắng tập thể dục trong 30 phút hoặc nhiều hơn hầu hết các ngày trong tuần. Giảm stress bằng ngồi thiền hoặc yoga cũng là những biện pháp hữu ích trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Mới 39 tuổi đã mất ham muốn 'chuyện ấy', bác sĩ chỉ nguyên nhân khiến nhiều chị em lo lắng
Nữ bệnh nhân mới 39 tuổi đã mất hoàn toàn ham muốn với chồng. Mỗi lần chồng gần gũi, chị thường cắn răng "chiều" chồng...
Bệnh nhân vào trạng thái căng thẳng lo âu, mất ngủ dài ngày, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình và công việc.
Vì sao phụ nữ 39 tuổi đã mất ham muốn tình dục?
BS Phạm Minh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Y học giới tính, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết vừa tiếp nhận điều trị một nữ bệnh nhân 39 tuổi đến thăm khám tại trung tâm vì mất hoàn toàn ham muốn tình dục, không có hứng thú gần gũi chồng, mặc dù công việc ổn định, không gặp áp lực chuyện con cái.
Người bệnh chia sẻ trước đây, tần suất quan hệ vợ chồng bệnh nhân 2 lần/tuần, từ ngày giảm ham muốn vợ chồng ít quan hệ, cố gắng được 1 tháng 1 lần.
Điều đáng nói, tất cả cuộc yêu thời gian gần đây chỉ vì mang tâm lý chiều chồng để hoàn thành nghĩa vụ chứ không có ham muốn. Điều này khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu khi quan hệ, dần dần tạo nỗi "sợ yêu". Mối quan hệ vợ chồng từ đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Bệnh nhân lo âu, suy nghĩ nhiều, mất ngủ.
Ths.BS Phạm Minh Ngọc đang khám cho một bệnh nhân.
Khoảng 1 năm trở lại đây, chị xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khoảng cách giữa các kỳ kinh thất thường, 1,5 - 2 tháng mới đến kỳ kinh, màu kinh đỏ thẫm, số ngày kinh ngắn lại.
Kết quả thăm khám cho thấy môi lớn của chị Phương teo nhỏ, âm đạo mỏng, mất độ dày, mất nếp nhăn, giảm tiết dịch do các tuyến tiết dịch bị teo, pH âm đạo mất axit. Kết quả xét nghiệm nội tiết cho thấy nồng độ FSH của bệnh nhân tăng cao, báo hiệu sắp mãn kinh.
BS Minh Ngọc kết luận bệnh nhân bị suy giảm ham muốn tình dục giai đoạn tiền mãn kinh.
Sau khi thăm khám đảm bảo không có nguy cơ ung thư, bệnh nhân đa được tư vấn điều trị bằng liệu pháp nội tiết, bổ sung estrogen qua đường bôi, giúp tăng bề dày biểu mô âm đạo, ngoài ra bổ sung kem dưỡng ẩm âm đạo, giúp niêm mạc âm đạo bớt khô rát, giảm teo sinh dục. Bệnh nhân được tư vấn tập thể dục ít nhất 4 buổi/tuần, giải tỏa áp lực căng thẳng...
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung các thực phẩm như đậu nành, ngũ cốc, hạt hướng dương, giá đỗ...
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân có ham muốn tình dục trở lại, tự hơn trong "chuyện phòng the", niêm mạc âm đạo dày, môi lớn đỡ teo. Bệnh nhân cho biết khi quan hệ vợ chồng đã tiết dịch bôi trơn đầy đủ.
Sau 2 tháng, bệnh nhân có ham muốn tình dục chủ động, tần suất quan hệ 2 vợ chồng trở lại trạng thái như trước, không còn tình trạng đau rát khi quan hệ. Tái khám sau 3 tháng, tình trạng đã cải thiện gần như triệt để, bệnh nhân không còn tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Bác sĩ xét nghiệm chức năng gan, thận đều cho kết quả bình thường, không gặp tác dụng phụ của thuốc.
Khuyến cáo của chuyên gia về điều trị rối loạn chức năng tình dục
"Rối loạn chức năng tình dục bao gồm giảm ham muốn tình dục, giảm hưng phấn, giảm cực khoái, giao hợp đau. Nữ giới có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng tình dục khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi đó, các tuyến nhờn ở âm đạo, âm hộ teo nên chế tiết ít hoặc không chế tiết dịch nhờn gây giao hợp đau. Giao hợp đau là yếu tố ngăn cản hoạt động tình dục thành công" - BS Ngọc cho biết.
Theo chuyên gia này, nữ giới có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng tình dục khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Theo Peeyananjarassri K, nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh Thái Lan thì tỉ lệ rối loạn tình dục chung của phụ nữ mãn kinh lên tới 82,2%.
"Theo nghiên cứu PRESIDE, khảo sát trên 31.581 phụ nữ thì giảm ham muốn là rối loạn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các rối loạn tình dục nữ, đặc biệt có tới 5-10% nữ giới bị stress do rối loạn giảm ham muốn", BS Ngọc dẫn chứng.
Cũng theo BS Ngọc, ước tính trong nhóm 45 - 64 tuổi, cứ 8 người thì 1 người giảm ham muốn, và cứ 15 người thì 1 người gặp rối loạn hưng phấn và khoái cảm (Shifren JL và cs, 2008). Phụ nữ sau mãn kinh không chỉ gặp một mà thường nhiều rối loạn cùng lúc: 50 - 65% giảm ham muốn kèm rối loạn hưng phấn, 70% kèm rối loạn cực khoái và đau tình dục.
BS Ngọc nhấn mạnh sử dụng liệu pháp nội tiết đảm bảo an toàn và hiệu quả ở phụ nữ mãn kinh nếu chỉ định đúng. Sau điều trị, nhiều bệnh nhân có cải thiện rõ rệt tình trạng bốc hỏa, giảm căng thẳng, trầm cảm, lo âu, cải thiện sinh lý, da căng bóng, cải thiện trí nhớ, độ tập trung.
Trong một vài trường hợp, liệu pháp nội tiết còn phòng ngừa loãng xương, giảm nguy cơ tim mạch, giảm rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng tiết niệu...
Tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ nước ta là từ 49 - 51 tuổi. Nếu tính dân số hiện nay, thì tỉ lệ phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là không hề nhỏ. Do đó, theo BS Minh Ngọc cần nâng cao chất lượng cuộc sống sau mãn kinh là rất quan trọng trong việc quan tâm đến sức khỏe người phụ nữ.
Nếu phụ nữ gặp tình trạng giảm ham muốn kéo dài từ 3 đến 6 tháng và không tự cải thiện được cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Nguyên nhân khiến chị em chán "yêu" Phần lớn phụ nữ đều phải đối mặt với tình trạng suy giảm ham muốn ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Suy giảm ham muốn ở phụ nữ có thể xuất phát từ cả hai yếu tố về thể chất và tinh thần. Tình dục là một hoạt động thường xuyên nhưng khi phụ nữ không cảm thấy an toàn...