Phụ huynh TP.HCM than khó khăn khi con học trực tuyến thời COVID-19
Học trực tuyến đang là phương pháp học tốt nhất để phòng dịch COVID-19, tuy nhiên, nhiều thầy trò và phụ huynh ở TP.HCM cũng gặp không ít khó khăn trong dạy và học.
Học sinh tiểu học khó mà tự học
Sau Tết, chị Phan Thị Hoàng Oanh, giáo viên tại một trường tiểu học (Quận 10, TP.HCM) trở nên bận rộn với những trang giáo án dạy trực tuyến.
Theo chị Oanh, dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học khó hơn rất nhiều so với học sinh các cấp khác bởi ở lứa tuổi này, phần lớn các em thường ít có ý thức tự giác, phải cầm tay chỉ dạy thì mới ổn. Nếu phụ huynh không kèm cặp, ngồi cạnh, các em khó mà học được.
Ảnh minh họa.
Chị Hoàng Ngọc Thiện Tâm hiện có hai con bậc tiểu học, ngụ Quận 10, TP.HCM chia sẻ, dù còn nhiều bất cập và học sinh tiểu học còn bỡ ngỡ nhưng chị rất ủng hộ phương pháp học trực tuyến vì đảm bảo chương trình học, vừa phòng chống dịch.
Biết tình hình dịch bệnh không mấy khả quan, có thể học online, trực tuyến sẽ trở thành “bình thường mới”, nên sau Tết chị Tâm mua máy tính mới, thiết kế phòng học và lắp mạng internet riêng cho hai con học. Dù chuẩn bị chu đáo về thiết bị, chị vẫn không khỏi lo lắng về hiệu quả trong học online.
” Mình khá lo liệu các con qua các kỳ thi không, ở lớp bài không hiểu thì hỏi ngay thầy cô giảng lại, còn học trực tuyến khó hỏi được, còn nhiều bạn khác trên màn hình, thầy cô khó lòng giải đáp luôn. Các con cấp 2, 3 thì tự học chứ tiểu học thì rất khó tự một mình học. Tôi buôn bán tại nhà nên dễ kèm cặp con chứ nhiều nhà khác như bạn tôi đi làm đâu thể ngồi kề bên dạy được, ba mẹ đành phải thay phiên nhau nghỉ làm dạy con, rất khó nhưng dịch phải chịu thôi” , chị Tâm nói.
Thầy cô, phụ huynh đều rối
Ngay sau khi thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2, Trường THCS Minh Đức (Quận 1, TP.HCM) đã lên kế hoạch tập huấn công tác dạy và học trực tuyến cho giáo viên trong trường, song song dạy chính thức. Trường dạy theo hai khung giờ là 9-11h và 14-16h, với nội dung ôn tập lại kiến thức cũ, kết hợp với dạy các bài giảng mới.
Video đang HOT
Trường THCS Minh Đức, Quận 1, TP.HCM
Theo cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay thì học trực tuyến được xem là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, khi thực hiện chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định, từ khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của thầy cô, đường truyền internet cho đến khả năng tập trung và tiếp thu của học sinh.
“Khó khăn có rất nhiều. Chuẩn bị máy móc, thiết bị, giáo án cũng phải thay đổi cho phù hợp với hình thức trực tuyến. Nếu trước đây bài giảng có thể dài 2-3 trang thì giờ phải rút ngắn lại 1 trang. Thầy cô vất vả hơn, vừa phải cập nhật bài giảng theo công nghệ mới, vừa phải vắt óc thiết kế bài giảng ngắn nhưng đủ, không để lọt chương trình. Có nhiều thầy cô dạy trực tuyến lần đầu rối hết cả khi mạng rớt chỗ có chỗ không, học sinh thì mỗi đứa một nơi, không tập trung” , cô An nói.
Anh Lê Tùng Nhân (Quận 7, TP.HCM) cho biết, do tình hình dịch bệnh nên gia đình chỉ biết cố gắng động viên con hết sức, tạo điều kiện tâm lý và thể chất tốt nhất cho mỗi buổi học. Con học lớp 8 đã lớn, có thể tự học trực tuyến nhưng anh vẫn xin nghỉ phép thêm mấy ngày sau Tết để hỗ trợ và nắm bắt tình hình học của con.
” Năm ngoái ra Tết cũng học trực tuyến nghỉ dịch, tôi phải lăn lộn vừa trông con nhỏ đang học lớp ba, vừa dạy con lớn làm bài tập. Lần đầu học qua mạng, mọi thứ cứ rối tung lên, nhưng năm nay thì đã có kinh nghiệm và chuẩn bị sẵn nên tôi cũng đỡ lo lắng” , anh Trung nói.
Không phải học sinh nào cũng có thiết bị học trực tuyến
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3, TP.HCM) xây dựng kế hoạch giảng dạy trực tuyến, khối 12 dạy 9 môn theo chương trình phổ thông quốc gia; khối 10, 11 dạy 5 môn, như kịch bản năm 2020. Trường biên soạn nội dung học trực tuyến riêng để dạy cho học sinh. Vì học trực tuyến khác với trên lớp nên các nội dung được tinh giản, biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh tự học ở nhà.
Theo Phó Hiệu trưởng Đoàn Huỳnh Xuân Tưởng, khi tổ chức học trực tuyến đại trà phải tính đến điều kiện của học sinh, khi sử dụng công nghệ đóng vai trò lớn nhưng không phải học sinh ở đâu cũng đủ điều kiện tham gia. Cần có giải pháp đồng bộ về phần mềm áp dụng, về cách thức tổ chức và nội dung học, phải có một cơ chế để kiểm tra đánh giá kết quả học trực tuyến.
“Các em học trực tuyến qua điện thoại, qua máy tính không trực tiếp tương tác được với thầy cô, mặc dù thầy trò vẫn thấy hình ảnh của nhau, vẫn nghe giảng bài, vẫn có thể đặt câu hỏi, vẫn trả lời tương tác nhưng không thể như lên lớp. Các em ở trung tâm thành phố đa số có điều kiện, nhưng cũng không thể đảm bảo 100% các em có điều kiện trang bị để mà học trực tuyến, còn các trường ngoại thành xa, học sinh nghèo thì gặp nhiều khó khăn, ít có điều kiện máy móc hơn” , thầy Tưởng nói.
Theo thầy Tưởng, khó khăn lớn nhất của học trực tuyến là thời gian học ít, thầy cô khó bao quát được học sinh, liệu ở nhà các em có học hay không nhưng vẫn phải đảm bảo chương trình học, kiến thức cho các em. Nếu kịch bản COVID-19 xấu nhất như năm 2020 lặp lại, học sinh 12 trải qua phần lớn học kỳ II tại nhà, ngành giáo dục cần có thêm nhiều điều chỉnh mạnh mẽ hơn. Không chỉ tinh giảm chương trình, giảm tải kỳ thi, Bộ GD&ĐT có thể cho kết thúc sớm một số môn học không nằm trong lựa chọn thi tốt nghiệp.
Thầy Tưởng cho rằng, trong tình thế trước mắt, học trực tuyến rất cần tinh thần tự giác học tập của các em học sinh và gia đình phải quan tâm, nhắc nhở. Giữa học trò và giáo viên phải có kênh liên lạc với nhau, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
Quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn dạy học trực tuyến
Bộ GD&ĐT xây dựng Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Học sinh Trường TH Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) học tại do cô Nguyễn Thanh Xuân - GVCN lớp 3G dạy trực tuyến. Ảnh: NTCC
Khi Thông tư được ban hành, dạy học trực tuyến sẽ được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn, chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Nhanh chóng vào guồng
Không còn bỡ ngỡ như thời gian giãn cách xã hội năm 2020, việc triển khai dạy học trực tuyến được các cơ sở giáo dục lên kế hoạch ngay khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp, không cần đợi đến khi có quyết định cho học sinh tạm dừng đến trường vì Covid-19.
Sau khi có quyết định của Sở GD&ĐT Thái Bình cho học sinh tạm dừng đến trường từ 1/2, Trường Tiểu học và THCS An Vũ (Quỳnh Phụ) triển khai ngay dạy học trực tuyến. Chia sẻ của Hiệu trưởng Mai Thị Bích Nguyện, thời khóa biểu được nhà trường sắp xếp để không chồng chéo các tiết học và bảo đảm học sinh học hiệu quả nhất.
"Chúng tôi xếp thời khoá biểu cả ngày cho học sinh học: Sáng, chiều, tối, mỗi buổi 2 tiết; vì dạy học trực tuyến không nên liên tục, tránh các con mệt mỏi, dẫn đến học thiếu hiệu quả. Thời gian mỗi tiết phụ thuộc vào cấp học. Theo đó, học sinh tiểu học từ 20 - 30 phút, THCS từ 30 - 45 phút. Học sinh được nghỉ khoảng 30 - 45 phút giữa các tiết" - cô Mai Thị Bích Nguyện cho hay.
Tất nhiên, triển khai dạy học trực tuyến vẫn có những khó khăn, bởi không phải học sinh nào cũng có máy tính, điện thoại thông minh, mạng Internet... Bởi vậy, những học sinh này sẽ được giáo viên đến từng nhà phát đề cương và hướng dẫn. Theo cô Nguyện, để làm được việc này, sau khi xếp lịch dạy, thầy cô nào trống tiết sẽ xuống nhà học sinh... "Trường phân công cán bộ, giáo viên phụ trách học sinh theo khối lớp, xóm, thôn, xã. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho thầy cô quản lý, hoàn thành nhiệm vụ; thầy cô đến nhà học sinh ban ngày hay buổi tối cũng thuận lợi. Ngoài ra, các phụ huynh kết hợp động viên, đôn đốc, kiểm tra; rồi ban phụ huynh cũng được bố trí theo lớp, khối, xóm nên rất thuận tiện" - cô Mai Thị Bích Nguyện chia sẻ.
Nằm vùng tâm dịch, song song ứng phó với chống dịch bệnh, Trường Tiểu học Sao Đỏ, Chí Linh (Hải Dương) cũng sẵn sàng để dạy học trực tuyến. Theo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhắc, bộ phận chuyên môn của trường đang xây dựng kế hoạch và giao cán bộ tin học tham mưu lựa chọn phần mềm phù hợp, báo cáo phòng GD&ĐT để thực hiện. Các giáo viên đã họp phụ huynh qua phòng họp zoom, tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh phối hợp chuẩn bị máy tính, điện thoại, đường truyền Internet và thống nhất đăng kí khung giờ học hằng ngày phù hợp. Các tổ chuyên môn đang tích cực xây dựng thời khoá biểu, nguồn học liệu bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT và phù hợp với điều kiện của địa phương.
"Các công việc trên hoàn thành, nhà trường tiến hành tập huấn đội ngũ về kĩ thuật sử dụng phần mềm dạy học; hướng dẫn học sinh tham gia lớp học; xây dựng nội quy, quy định về nền nếp dạy - học trực tuyến. Chúng tôi cũng lường trước những khó khăn sẽ gặp phải. Do đó, với học sinh nhỏ, sự chú ý không cao, giáo viên sẽ đề nghị phụ huynh cùng đồng hành, hỗ trợ. Với học sinh ở với ông bà cao tuổi thì nhờ sự hỗ trợ từ anh chị lớn và thầy cô gửi phiếu học tập. Với giáo viên lớn tuổi, khó khăn trong sử dụng công nghệ và giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm tổ chức lớp học, nhà trường phân công giáo viên có năng lực để hỗ trợ" - cô Nguyễn Thị Nhắc cho hay.
Tại Thừa Thiên - Huế, thông tin từ Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân, ngành Giáo dục đã có đủ kho bài giảng trên truyền hình cho khối 5, 9,12; các khối còn lại sẽ tiếp tục xây dựng. "Năm 2020, Thừa Thiên - Huế triển khai dạy học trên truyền hình hiệu quả khá tốt. Các bài giảng đã có trên nền tảng Cổng thông tin điện tử sở GD&ĐT, giáo viên, học sinh có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Với giải pháp cho năm 2021, từ đầu năm học, Thừa Thiên - Huế đã đưa nội dung dạy học online vào sinh hoạt chuyên môn thường kỳ của các tổ trong nhà trường. Nếu phải thực hiện giãn cách, ngành Giáo dục tỉnh sẽ chủ động khởi động các hình thức dạy học hợp lý; Các nhà trường thực hiện dạy học và quản lý việc học, giao bài của giáo viên kết hợp hình thức dạy học trực tuyến, từ xa" - ông Nguyễn Tân cho biết thêm.
Giáo viên Trường THCS Minh Đức, Quận 1 (TPHCM) khởi động dạy học trực tuyến trong sáng ngày 2/2. Ảnh NTCC
Bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh khi học trực tuyến
Công văn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký gửi các Sở GD&ĐT về chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch Covid-19 yêu cầu: Giám đốc sở GD&ĐT chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời, hiệu quả việc dạy học trực tuyến theo Công văn số 1061/BGD&ĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GD&ĐT và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện của địa phương trong trường hợp phải cho học sinh nghỉ học ở trường.
Liên quan đến nội dung này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm 2020, ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện chủ trương "tạm dừng đến trường, không dừng học", Bộ GD&ĐT tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông. Hai Bộ phối hợp, huy động sự hỗ trợ và cam kết của các tập đoàn, doanh nghiệp về công nghệ thông tin, viễn thông nhằm hỗ trợ miễn phí giải pháp phần mềm, hạ tầng, đường truyền, kết nối 3G cho các nhà trường, giáo viên, học sinh tham gia học trực tuyến trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Các đơn vị chuyên môn của hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ giám sát và ưu tiên đường truyền Internet trong cả nước cho việc dạy - học trực tuyến.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, trong thời gian qua, các địa phương đã tổ chức tuyển chọn giáo viên tiêu biểu tham gia xây dựng bài giảng bám sát chương trình tinh giản và tổ chức dạy học trên truyền hình, qua Internet. Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương đóng góp bài giảng và tổ chức dạy học trên truyền hình (theo Công văn số 1007/BGDĐT-GDTrH ngày 23/3/2020). Hiện, kho bài giảng điện tử để tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình được các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng, chia sẻ để sử dụng chung.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Dự thảo đã đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT xin ý kiến góp ý rộng rãi. Khi Thông tư được ban hành, dạy học trực tuyến được tổ chức và quản lý chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả cao hơn; đồng thời quyền lợi học tập cho học sinh khi tham gia học tập trực tuyến sẽ được bảo đảm và ghi nhận. Các cơ sở giáo dục có cơ sở pháp lý để tổ chức dạy học trực truyến, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhu cầu học tập của học sinh. - PGS Nguyễn Xuân Thành
Đổi mới kiểm tra đánh giá: Thầy cô chủ động, linh hoạt Song song với đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS cũng được nhiều GV tại TPHCM triển khai trong thời gian qua. Học sinh Trường THCS Minh Đức, Quận 1 trải nghiệm xe buýt mui trần 2 tầng để học tập liên môn. Ảnh: NTCC Đặc biệt, khi Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực...