Phụ huynh nhiều trường vẫn chưa được nhận lại tiền lạm thu
Dù Bộ, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường không được thu gộp Bảo hiểm y tế (BHYT) và sẽ xử lý trường hợp lạm thu nhưng nhiều trường vẫn tổ chức thu và không trả lại tiền thu sai.
Thu gộp cho… gọn!
Đầu năm học, các khoản tiền thu của trường luôn ám ảnh các bậc phụ huynh, nhất là ở Hà Nội. Các khoản tiền trường thu muôn hình vạn trạng, núp bóng tự nguyện, tiền quỹ… khiến nhiều phụ huynh phải xoay sở đủ kiểu để có tiền đóng học cho con.
Năm nay, dù ngành GD&ĐT đã có chỉ đạo về các khoản tiền quỹ Ban phụ huynh, mua BHYT… nhưng nhiều trường vẫn cố tình thu cao, thu gộp gây áp lực lên phụ huynh. Đáng chú ý, một số khoản tiền đã thu, theo chỉ đạo của ngành giáo dục là phải trả lại nhưng nhiều trường chưa thực hiện.
Chia sẻ về các khoản đóng góp của con, chị T.Huyền có con học lớp 3 trường Tiểu học Đặng Trần Côn A (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trong vòng 2 tuần tôi phải đóng đến 2,2 triệu đồng tiền học cho con, nặng nhất là tiền BHYT 540.000 đồng/15 tháng và cả tiền quỹ lớp 500.000 đồng/học kỳ. Dù tôi được biết các trường không được phép thu BHYT 15 tháng một lần và Quỹ lớp cũng không được quá cao, nhưng trong buổi họp phụ huynh có phụ huynh thắc mắc thì cô chủ nhiệm chỉ giải thích là “tiền BHYT trường thu cho “gọn”, năm sau đỡ phải thu. Còn tiền quỹ lớp, do phụ huynh tự bàn bạc với nhau”.
Tương tự, chị Phan Thảo, có con học lớp 2 (ở quận Thanh Xuân) cho biết: “Tôi đọc báo thấy có quy định thu 6 tháng một lần, nhưng hôm đi họp cô giáo thông báo đóng BHYT 15 tháng cũng phải đóng, cô còn bảo không đóng nhanh không kịp danh sách chuyển lên trên. Còn các vị trong Ban phụ huynh thì ra sức hô hào, nào là đằng nào cũng phải đóng, đóng một lần cho cô đỡ vất vả… Sở GD&ĐT Hà Nội lại nói rằng, các trường thu gộp sẽ phải trả lại phụ huynh, đến giờ vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Đã vậy, còn phải “cõng” thêm tiền quỹ Ban phụ huynh 400.000 đồng/học kỳ I”.
Video đang HOT
Còn chị Nguyễn Thị Hoa, có con học ở trường Tiểu học Cát Linh chia sẻ: “Tôi đã phải đóng hơn 507.000 đồng tiền BHYT cho con gái ở trường, cô giáo chỉ nhắc các con về thông báo với phụ huynh như thế, cũng không có giải thích gì về số tháng phải đóng. Trong khi đó, đầu năm học Ban phụ huynh ra sức tăng quỹ lớp lấy tiền phục vụ bảo dưỡng điều hòa, máy chiếu, trang trí lớp học… Đầu năm học gia đình nào cũng phải mua đủ thứ nào là sách vở, quần áo, giày dép cho con nữa. Rất là mệt mỏi”.
Sẽ đột xuất kiểm tra tiền trường
Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh về việc một số cơ sở giáo dục thông bảo, tổ chức thu tiền BHYT học sinh, sinh viên 12 tháng, thậm chí 15 tháng, vào thời điểm đầu năm học. Bộ GD&ĐT đã vừa có công văn yêu cầu các địa phương, trường học chỉ thực hiện thu tiền BHYT học sinh, sinh viên 3 tháng cuối năm 2015. Sang năm sau, sẽ thực hiện thu 6 tháng một lần. Tuy nhiên, theo phản ánh của phụ huynh, thời gian vừa qua một số cơ sở giáo dục đã tổ chức thu tiền BHYT của học sinh, sinh viên luôn 15 tháng/lần.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã có yêu cầu các trường không được thu gộp các khoản tiền vào đầu năm học. Trường nào thu 15 tháng BHYT của học sinh sẽ phải trả lại phụ huynh. Ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Đầu năm học, Sở cũng đã có chỉ đạo các trường không được thu gộp các khoản tiền trường. Do đó, tiền BHYT của học sinh cũng không được phép thu gộp. Trường nào thu 15 tháng BHYT sẽ phải trả lại cho phụ huynh”.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã thành lập 21 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới 2015-2016 tại các quận, huyện, thị xã và trường trực thuộc trên địa bàn thành phố. Các đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào kiểm tra công tác thu chi tài chính, các khoản thu khác là nội dung được đặc biệt quan tâm trong đợt kiểm tra này. Chủ trương tổ chức kiểm tra của Sở là không chờ xảy ra vi phạm mới xử lý, mà là để các nhà trường quán triệt quy định và cam kết không vi phạm. Các đoàn kiểm tra sẽ tái kiểm tra đột xuất các đơn vị nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, việc triển khai các khoản thu khác ở tất cả các trường vẫn áp dụng theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND. Trong các khoản thu mà cha mẹ học sinh đóng góp phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý bằng văn bản, mà cụ thể với các trường tiểu học, THCS thì phải được sự đồng ý của cơ quan quận, huyện, các trường THPT phải được sự đồng ý của Sở.
Lãnh đạo Sở cho biết, sau đợt kiểm tra những trường nào có những nội dung thu, chi trái với quy định Sở sẽ có văn bản thống kê và gửi cho các UBND quận, huyện, yêu cầu xử lý theo thẩm quyền phân cấp quản lý.
Tại buổi giao ban báo chí mới đây do Ban Tuyên giáo Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã công bố 10 khoản cha mẹ học sinh trường công lập đóng góp vào đầu năm học, bao gồm: Tiền bán trú trong các trường có tổ chức học (tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị); Học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học, THCS; Học phẩm trường mầm non; Nước uống tinh khiết; Bảo hiểm y tế; Dạy thêm, học thêm trong các trường THCS, THPT; Viện trợ, quà biếu, tặng; Tài trợ theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT; Đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường; Quần áo đồng phục, phù hiệu.
Theo Quang Anh/Gia Đình & Xã Hội
Mẹ không đóng tiền bán trú, con bị đuổi học
Chỉ vì gia đình không có tiền đóng 18.000 đồng một bữa ăn bán trú, con chị Bùi Thị Minh Tâm (Đức La, Hà Tĩnh) bị trường cho nghỉ học.
Trông giữ trẻ ngoài giờ lên lớp là hoạt động ngoại khóa được trường Tiến Thịnh B, huyện Mê Linh, Hà Nội tổ chức. Dù là tự nguyện nhưng nếu phụ huynh không cho con theo sẽ bị chuyển lớp.
Cụ thể, chỉ vì phụ huynh không đồng ý cho con tham gia hoạt động ngoại khóa của trường, 17 học sinh đã bị chuyển vào một lớp.
Một câu chuyện khác cũng liên quan tiền học của trẻ xảy ra ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Chỉ vì không có tiền học bán trú, con chị Bùi Thị Minh Tâm không được trường tiếp nhận.
Chị Tâm cho biết, gia đình thuộc diện cận nghèo, có 4 con, nên không thể cho con bán trú. Tuy nhiên, thầy giáo bảo chủ trương từ trên xuống, nếu gia đình không cho con học bán trú thì trường không nhận nữa.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó hiệu trưởng trường tiểu học Đức La, Hà Tĩnh, cho biết, trường không đuổi học sinh vì nghèo. Nhà trường không cấm cháu học mà phụ huynh tự đưa con về.
Tuy nhiên, đối chất trực tiếp, chị Tâm cho biết, không tự cho cháu nghỉ học.
Theo Zing
Nhà trường lên tiếng về tiền quỹ hơn 150 triệu đồng Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3 cho biết, thông tin phản ánh "lạm thu" là không hợp lý. Liên quan việc bị phụ huynh phản ánh lạm thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7 (TP HCM) và đại diện Ban đại diện cha mẹ học...