Phụ huynh “ngã ngửa” vì tưởng ĐH quốc tế, hóa ra chỉ là chương trình liên kết
Nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ khi được biết không có “Trường ĐH Greenwich Việt Nam” mà chỉ có chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Greenwich (Anh) và Trường ĐH FPT
Chị Nguyễn Thu Giang, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết vì muốn cậu con trai đang học lớp 12 có thêm nhiều cơ hội, gia đình chị định hướng cho con chọn một trường đại học quốc tế. “Gia đình tìm hiểu ĐH Việt – Pháp, RMIT, BUV, ĐH Greenwich Việt Nam, ĐH Swinburne Việt Nam và khá mông lung trước rất nhiều thông tin thu nhận được. Có những trường thì cháu khó đủ điều kiện để theo, trường đầu vào tương đối hợp lý như ĐH Greenwich Việt Nam thì hóa ra không phải trường ĐH Greenwich ở Việt Nam mà chỉ là chương trình liên kết”- chị Thu Giang chia sẻ.
Thông tin về ĐH Greenwich Việt Nam đăng tải trên một trang web của FPT vào tháng 3-2021 dễ khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm đây là một trường ĐH quốc tế
Theo phụ huynh này, điều kiện tham gia xét tuyển vào Greenwich Việt Nam khá hợp lý, thuận lợi cho nhiều học sinh. Website của nhà trường cho hay sẽ tuyển thẳng đối với thí sinh thoả mãn một trong những điều kiện: Điểm tổng kết lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12 từ 7.0, hoặc điểm một trong ba môn: Toán, Tiếng Anh, Tin từ 7.5, hoặc có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia hay tổng điểm thi THPT 3 môn các khối đạt kết quả nhất định theo yêu cầu của trường…. Chị Thu Giang cho biết việc trường Greenwich không yêu cầu đầu vào tiếng Anh khắt khe khiến nhiều phụ huynh quan tâm đến trường này.
Website của Greenwich Việt Nam cũng gọi “ĐH Greenwich Việt Nam”
Cũng giống chị Thu Giang, nhiều phụ huynh cũng bất ngờ trước thông tin ĐH Greenwich Việt Nam chỉ là chương trình liên kết. Suốt nhiều năm qua, tên gọi “Trường ĐH Greenwich Việt Nam” đã trở nên rất quen thuộc với các phụ huynh, học sinh trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
“Một trường ĐH của nước ngoài đặt tại Việt Nam khác hẳn việc liên kết đào tạo với một trường ĐH Việt Nam. Việc lập lờ tên gọi “ĐH quốc tế”, hiểu sao cũng đúng trên thực tế rất dễ gây hiểu lầm cho phụ huynh, học sinh” – một giảng viên của ĐH quốc gia Hà Nội chia sẻ.
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết Việt Nam hiện có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, có một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH, hiểu nhầm.
Video đang HOT
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH, hiểu nhầm.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, ĐH RMIT Việt Nam tham gia vào hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam với tư cách là một cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài, mô hình không vì lợi nhuận. Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH khẳng định mô hình “RMIT Việt Nam” là duy nhất, chưa có trường ĐH nào của nước ngoài theo mô hình này..
Nói thêm về việc lập lờ tên gọi ĐH quốc tế như Trường ĐH Swinburne Việt Nam hay Trường ĐH Greenwich Việt Nam, bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định: “Không có “ĐH Swinburne Việt Nam” như các phương tiện thông tin đại chúng và website của chương trình liên kết đào tạo đang đăng tải.
Hiện ĐH Công nghệ Swinburne – nơi cấp học bổng cho quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia bấy lâu nay – chỉ có văn phòng đại diện tại Việt Nam và có một số chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục ĐH trong nước.
Liên quan đến đầu vào tiếng Anh đối với các chương trình liên kết đào tạo, một chuyên gia giáo dục lưu ý phụ huynh cần tìm hiểu kỹ, tránh những phiền hà về sau.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (ít nhất IELTS 5.5). Năng lực ngoại ngữ như vậy mới có thể học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch.
Theo quy định của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Chính phủ từ năm 2012 đến nay, người học phải học hoàn toàn bằng ngoại ngữ, không được đào tạo bằng tiếng Việt hay qua phiên dịch.
Nỗi lòng phụ huynh: Không ngại thất nghiệp, chỉ lo con làm việc quá nhiều
Nhờ chủ động tìm kiếm, trải nghiệm việc làm sớm nên nhiều bạn trẻ không còn canh cánh nỗi lo thất nghiệp sau khi ra trường.
Tuy nhiên, một số phụ huynh lại lo lắng con mải mê làm việc sẽ bỏ bê học hành, ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Mới là sinh viên đã mải mê kiếm tiền"
Đây là lời than thở của chú Nguyễn Lâm (57 tuổi, Hà Nội) khi cô con gái Thu Hoài - sinh viên năm 3, ĐH FPT vừa đi học về, ăn vội bát cơm đã lại vác balo laptop đến công ty làm thêm.
Nhìn đồng hồ điểm đúng 1 giờ trưa, chú Lâm bộc bạch: "Từ khi học năm 2, Thu Hoài đã khoe với bố mẹ là được nhận vào làm cộng tác viên thiết kế cho một công ty công nghệ. Công việc bán thời gian, lại đúng chuyên ngành học nên cô chú ủng hộ em đi làm".
Chú Lâm cho rằng, con gái đi làm "cho vui" nhưng không ngờ Thu Hoài lại rất nghiêm túc, về nhà vừa học vừa dành thời gian hoàn thành công việc.
"Làm một thời gian, con bé khoe được sếp khen, học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Đồng nghiệp ở công ty còn giới thiệu để Hoài nhận thêm "mối" bên ngoài về làm có thu nhập." chú Lâm chia sẻ.
Tuy nhiên, thấy con gái làm việc vất vả, đi sớm về muộn, chú Lâm cũng lo ảnh hưởng đến sức khỏe và hơn hết là việc học ở trường.
Cô Minh Thu (45 tuổi, Đà Nẵng) là phụ huynh của Hoàng Anh - sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của một trường đại học cũng chia sẻ nỗi lo lắng, khi con trai chẳng chọn một công việc văn phòng nhàn nhã mà lại cùng vài người bạn góp vốn, bỏ công khởi nghiệp quán trà sữa. Từ anh chàng thư sinh trắng trẻo, Hoàng Anh đen nhẻm sau hơn nửa năm làm "ông chủ" vì phải bưng bê, dọn bàn ghế, dắt xe... cho khách.
"Giá mà Hoàng Anh làm thêm ở một công ty nào đó hay đi gia sư cô cũng đồng ý, đằng này...", cô Thu lắc đầu, bỏ lửng câu nói.
Cô Thu than thở: "Mỗi lần con khoe quán có lãi, học hỏi thêm được kinh nghiệm kinh doanh mà lòng mình đau như cắt. Mình có để nó thiếu thốn gì đâu mà dạo gần đây vừa gầy, vừa đen, đi học xong về lại ra quán làm tới tận khuya. Mình lo con không đủ sức khỏe hoàn thành năm cuối".
Trải nghiệm việc làm sớm giúp hoàn thiện các kỹ năng
Có kiến thức, kỹ năng, lại chủ động và nhanh nhạy nắm bắt cơ hội nên nhiều sinh viên như Hoài, Hoàng Anh xin được việc thậm chí khởi nghiệp từ sớm. Thực tế tình hình lao động ở Việt Nam hiện nay cho thấy xu hướng này là tất yếu. Trải nghiệm việc làm sớm cũng giúp những bạn trẻ đang ngồi trên ghế giảng đường có cái nhìn thực tế về thị trường, rèn luyện kỹ năng, giảm tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp vì thiếu vốn sống, "nhìn đời màu hồng".
Nhiều trường đại học cũng khuyến khích sinh viên trải nghiệm việc làm sớm, thậm chí tạo cơ hội cho sinh viên được làm việc tại các doanh nghiệp như nhân viên chính thức.
"ĐH FPT, nơi Hoài theo học là một trường như vậy. Hoài có được động lực đi làm sớm cũng từ việc tham gia các workshop, talkshow về nghề nghiệp, tham quan doanh nghiệp do trường tổ chức." chú Lâm cho biết thêm.
Chú Lâm cũng chia sẻ, sắp tới khi bước vào năm cuối, Hoài còn đi thực tập theo chương trình On job Training - Học kỳ doanh nghiệp của ĐH FPT.
Trải nghiệm việc làm sớm là tốt nhưng các bạn trẻ cần cân bằng giữa học tập và làm việc
Những nhân sự trẻ giàu trải nghiệm làm việc, có kỹ năng thực tế cũng là đối tượng tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp lớn đánh giá cao.
"Thực tập, làm việc sớm giúp các bạn trẻ áp dụng những kiến thức, kỹ năng mà nhà trường đã đào tạo, nắm bắt được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các bạn cũng tự rèn luyện được tính kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong làm việc...", anh Cao Văn Việt - Founder kiêm Giám đốc đơn vị EDN, FPT Software cho biết.
Tuy nhiên, anh Việt cũng cho rằng, không dễ để các bạn trẻ cân bằng giữa trải nghiệm việc làm và học tập, cũng không nên đi làm quá sớm.
"Đi làm sớm khi còn thiếu kiến thức và non kỹ năng dễ dẫn đến làm việc không có hiệu quả, ảnh hưởng tới việc học. Các bạn trẻ cũng không nên cố làm trái ngành nghề được đào tạo, trừ trường hợp đặc biệt và nên chú ý cân bằng giữa việc học và việc làm. Doanh nghiệp thường không đánh giá cao các bạn sinh viên vì ham làm, bỏ học hoặc đã nhận việc mà lại coi đó chỉ là "làm thêm", không có trách nhiệm với công việc", anh Việt nói.
Nhiều sinh viên ĐH FPT tại TP.HCM phản đối tăng học phí Mức học phí mới được áp dụng từ ngày 1/9 trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân khiến nhiều sinh viên ĐH FPT tại phân hiệu TP.HCM bức xúc. Những ngày gần đây, sinh viên ĐH FPT phân hiệu TP.HCM, bằng nhiều cách khác nhau, tiếp tục có ý kiến phản đối vấn đề tăng học...